【bảng xếp hạng hai pháp】Minh bạch, tiết kiệm trong mua sắm, sử dụng tài sản công
Theo đó, 73 bộ, ngành, địa phương đã công bố danh mục tài sản mua sắm tập trung và thực hiện mua sắm theo quy định, nhất là mua sắm, sử dụng ô tô công đã có những chuyển biến rõ rệt, bảo đảm công khai, minh bạch, tiết kiệm.
Mua sắm ô tô công đúng quy định
Theo báo cáo kết quả THTK,CLP năm 2016 của Chính phủ được gửi tới các đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV, việc THTK, CLP trong mua sắm, sử dụng tài sản nhà nước (TSNN) đạt những kết quả tích cực.
Trong năm 2016, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2019/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng TSNN. Bộ Tài chính cũng ban hành một số thông tư, như Thông tư số 34/2016/TT-BTC, Thông tư số 35/2016/TT-BTC, tạo lập khuôn khổ pháp lý cho công tác mua sắm TSNN theo phương thức tập trung phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu, pháp luật về ngân sách nhà nước (NSNN) và thông lệ quốc tế. Đồng thời, hệ thống định mức sử dụng tài sản chuyên dùng tại các đơn vị thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành, địa phương được ban hành kịp thời, đồng bộ hơn, góp phần quản lý chặt chẽ, tránh lãng phí.
Theo đó, việc mua sắm, sử dụng phương tiện đi lại và phương tiện làm việc, nhất là ô tô công đã có những chuyển biến rõ rệt, bảo đảm công khai, minh bạch, tiết kiệm; 73 bộ, ngành, địa phương đã công bố danh mục tài sản mua sắm tập trung và thực hiện mua sắm theo quy định. Các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh thực hiện việc rà soát, sắp xếp số xe ô tô hiện có theo tiêu chuẩn, định mức, chế độ.
Cụ thể, tổng số xe ô tô phục vụ công tác chung dôi dư xác định đối với từng cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc các bộ, ngành, địa phương tại thời điểm Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg là 5.908 xe; số xe đã có phương án xử lý là 4.506 chiếc, điều chuyển từ nơi thừa sang nơi thiếu 2.868 chiếc; các bộ, ngành, địa phương đã quyết định thanh lý 1.638 chiếc... Đồng thời, theo số liệu báo cáo của 24/28 bộ, cơ quan Trung ương và 30/51 địa phương và số liệu cập nhật trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về TSNN của 14 địa phương, trong số 1.638 xe ô tô phục vụ công tác chung dôi dư đã có quyết định thanh lý có 500 xe và đã hoàn thành việc thanh lý theo hình thức bán, thu tiền nộp NSNN, 86 xe thanh lý theo hình thức chuyển đổi công năng sử dụng, chuyển sang làm mô hình học cụ, sửa chữa ô tô, dạy nghề…
Bên cạnh đó, một số bộ, địa phương đã thực hiện thí điểm áp dụng cơ chế khoán kinh phí sử dụng xe ô tô công, góp phần tiết kiệm chi NSNN. Điển hình như Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 1997/QĐ-BTC quy định chế độ khoán kinh phí sử dụng xe ô tô, theo đó, khoán kinh phí sử dụng xe ô tô đưa đón chức danh hàng ngày từ nơi ở đến nơi làm việc, áp dụng từ ngày 1/10/2016. Thành phố Hà Nội cũng ban hành Quyết định số 1215/QĐ-UBND thí điểm khoán kinh phí sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung của 8 cơ quan trực thuộc từ ngày 31/3/2017. Dự kiến sẽ thực hiện khoán kinh phí sử dụng xe ô tô công tại các đơn vị thuộc thành phố quản lý từ 1/10/2017, số tiền tiết kiệm ước tính khoảng 50 tỷ đồng/năm.
Đẩy mạnh mua sắm tài sản nhà nước theo phương thức tập trung
Báo cáo cũng cho biết thêm, nhiều bộ, ngành, địa phương đã ban hành và tổ chức thực hiện quy định về phân cấp thẩm quyền, trách nhiệm trong đầu tư xây dựng, mua sắm, sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa, báo cáo, điều chuyển, thu hồi, thanh lý, tiêu hủy, bán, chuyển nhượng, đi thuê, cho thuê TSNN. Năm 2016, có 17 bộ, cơ quan Trung ương, 63/63 tỉnh, thành phố đã ban hành quy định về phân cấp quản lý TSNN. Cùng với đó, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 31/CT-TTg chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và hệ thống tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Ngoài ra, Chính phủ đã sửa đổi Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg theo hướng sửa đổi đơn giá khoán kinh phí sử dụng xe ô tô phù hợp từng nhóm chức danh có tiêu chuẩn sử dụng và định mức xe ô tô phục vụ công tác chung; xác định lộ trình thực hiện chế độ khoán kinh phí sử dụng xe ô tô áp dụng đối với chức danh thứ trưởng và tương đương trở xuống, xe ô tô phục vụ công tác chung.
Để nâng cao hiệu quả THTK, CLP trong mua sắm, sử dụng phương tiện, tài sản nhà nước năm 2017, Chính phủ xác định một số nhiệm vụ trọng tâm như: Đẩy mạnh mua sắm tài sản nhà nước theo phương thức tập trung; mua sắm qua hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Cùng với đó, hoàn thiện, trình Quốc hội thông qua Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, thay thế cho Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước. Chính phủ cũng đề ra một số giải pháp cụ thể để thực hiện nhiệm vụ trọng tâm, như tiếp tục hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công phù hợp với điều kiện mới, đảm bảo hiệu quả, chống lãng phí.
Nam Khánh
(责任编辑:World Cup)
- ·Đang điều tra vụ nhận hối lộ ở Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29
- ·Rửa xe máy đúng cách để bảo vệ xe
- ·Đi nhầm làn thu phí tự động, tài xế tá hỏa vì bị phạt tiền triệu, tước bằng
- ·Vợ đi xe chồng, con mượn xe bố có bị phạt lỗi không chính chủ?
- ·Sông Sài Gòn bị sạt lở
- ·Hãng ô tô Đức Daimler tự sản xuất động cơ điện
- ·Cuộc đổ bộ của các nhà sản xuất ô tô toàn cầu tại triển lãm CES
- ·Dàn xe thể thao sang trọng đến từ Nhật Bản
- ·Tăng trưởng kinh tế năm 2024 đạt 7,09%
- ·Tài xế thoát chết thần kỳ dù ô tô bị xe bồn kẹp nát
- ·Thời tiết hôm nay 02/1: Nam Bộ mưa tăng cùng thời điểm triều cường, Bắc Bộ rét đậm
- ·Quy định về biển số xe nước ngoài tại Việt Nam có thể bạn chưa biết
- ·Kiệt tác Rolls
- ·Bốn nhà sản xuất và nhập khẩu ôtô triệu hồi hơn 2.500 xe bị lỗi
- ·Lần đầu tiên toàn quốc thực tập phương án chữa cháy 'Tổ liên gia an toàn PCCC'
- ·7 mẫu xe SUV giá rẻ từ 300 triệu ăn khách ở Ấn Độ
- ·Giá xe ô tô mới tăng kỷ lục do dịch bệnh
- ·'Dài cổ' chờ nhận xe mới, chuyện không chỉ ở Việt Nam
- ·Doanh thu của hãng Apple đã tăng 7%, lên mức 45,4 tỉ USD
- ·Đâm vào rào chắn cầu vượt, xe chở hàng lộn đầu tóe lửa