【thứ hạng của al faisaly】Rủ nhau ăn thịt cóc... độc
Ăn thịt cóc có thể tử vong
Làm thịt cóc ngay trên đường |
Phần lớn người dân đều biết cóc là loài có nhiều chất rất độc,ủnhauănthịtcócđộthứ hạng của al faisaly ít ai dám liều mạng để đổi lấy một bữa thịt cóc lạ miệng, giàu đạm. Thế nhưng gần đây, tại rất nhiều địa phương lại rộ lên chuyện người dân vô tư bắt cóc về làm thịt và một số người còn chọn nghề kinh doanh cóc để mưu sinh.
Giữa dòng xe cộ đông nghẹt người trên nhiều tuyến đường hay trong các con hẻm vắng tại TP.HCM đều thấy những chiếc xe đạp, xe máy chở cóc đi bán. Người bán cóc sẵn sàng dừng xe, làm thịt cóc ngay tại chỗ cho khách hàng ở bất cứ đâu. Thi thoảng ở lề đường hay vỉa hè, người ta vẫn bắt gặp cảnh làm thịt cóc nhanh nhoay nhoáy của những tay “thợ cóc”.
Chị L.H.L chuyên bán cóc dạo trên đường Kha Vạn Cân (quận Thủ Đức) tiết lộ: “Cóc được thu mua từ một số tỉnh ở miền Tây và các tỉnh lân cận TP.HCM. Ở đấy cây cối, vườn tược còn nhiều nên số lượng cóc khá lớn, bọn tôi phải nhờ một số nhà dân dưới đó thu gom giùm".
"Cứ gom được khoảng 50 kg trở lên là họ gọi điện cho chúng tôi xuống lấy hàng về. Ở thành phố họ chuộng thịt cóc lắm, có nhiều người còn đặt hàng cả chục kg thịt cóc tươi để đem đi biếu”, chị L nói.
So với các loại thịt khác như ếch, rắn, chẫu chàng… thịt cóc khó làm hơn vì trong cóc có chứa một lượng độc khá lớn, nếu không cẩn thận có thể dẫn đến tử vong cho người ăn, vì thế không phải ai cũng làm được thịt cóc.
Một thợ làm cóc ở đường Nguyễn Kiệm, quận Gò Vấp, TP.HCM, chia sẻ: “Để làm thịt cóc an toàn, người làm phải trải qua nhiều lần dính độc cóc trước khi thành “thợ mổ”. Biết rằng khó và gặp nhiều rủi ro nhưng vì cuộc sống nên chúng tôi vẫn phải làm. Nhiều tay thợ chỉ mới làm qua vài lần mà đã dám đi bán thịt cóc cho khách hàng. Nhiều trường hợp dở khóc dở cười đã xảy ra khi dùng thịt cóc làm phương thuốc tẩm bổ”.
Anh Hoàng Văn Duẩn (ngụ Long Thành, Đồng Nai), chia sẻ: “Từ bé đến lớn, tôi chưa ăn thịt cóc bao giờ. Gần đây, có người bạn bắt được hơn chục con cóc về làm thịt, đem băm nhuyễn rồi nấu cháo, mời tôi ăn. Ngoài đời nhìn thấy con cóc da sần sùi, lại hay ở chỗ tối tăm, cảm tưởng bẩn không dám ăn, nhưng do bạn bè khích, tôi nhắm mắt đánh liều ăn hết tô cháo cóc nóng hổi. Phải công nhận cháo cóc ngon thật, nước nó ngọt có mùi thơm ngậy".
"Từ lần nhậu đó về, tôi trở thành người chủ động đề xuất ý tưởng đi bắt cóc về làm mồi nhậu. Học lỏm được mấy chiêu làm thịt cóc, tôi bắt cóc về nhà, tự làm từ A-Z. Do chưa có kinh nghiệm nên nhiều lần bị mủ cóc dính vào tay, sưng cả tháng trời mới hết”, anh Duẩn cho biết.
Thực tế, hiếm xảy ra trường hợp ngộ độc do đụng chạm, sờ mó phải cóc. Tuy nhiên, khi chất nhầy của chúng dính vào một số vùng nhạy cảm như mắt, miệng có thể gây bỏng rát, sưng phồng. Còn nếu để chất nhầy này hấp thụ qua đường tiêu hóa sẽ gây ra triệu chứng ngộ độc mang tính hệ thống. Triệu chứng ngộ độc thường xảy ra sau khi ăn thịt cóc trong vòng 1 giờ.
Đầu tiên là cảm giác chóng mặt, quay cuồng, đau như như bị ai châm chích ở đầu ngón tay, ngón chân, tiếp theo là ói mửa dữ dội kéo dài, tiêu chảy, đau bụng, giảm huyết áp. Sau đó, cơ thể xuất hiện các triệu chứng như bệnh suy tim và có thể dẫn đến tử vong trong vài giờ.
Có lẽ dư luận vẫn chưa hết bàng hoàng về vụ vợ tử vong, chồng nhập viện sau khi ăn thịt cóc do tự tay chế biến ở Hà Tĩnh tháng 7/2012 vừa rồi: bà N. ( 60 tuổi) đi tập thể dục buổi sáng về tình cờ phát hiện một con cóc lớn trên đường. Vốn là người hay ăn thịt cóc, bà N. bắt con cóc về nhà, tự tay chế biến rồi hai vợ chồng cùng ăn. Thế nhưng ăn được một lúc, cả hai người bị ngộ độc với triệu chứng nôn mửa liên tục.
Cũng xuất phát từ quan điểm cho rằng thịt cóc bổ dưỡng hơn thịt bò, thịt gà... có lợi cho người suy dinh dưỡng, còi cọc nên nhiều người đổ xô mua bán cóc và thịt cóc dưới nhiều hình thức khác nhau.
Theo bà Nguyễn Kim Hưng - Chuyên gia dinh dưỡng tại TP.HCM: “Mức độ bổ dưỡng của thịt cóc không đáng cho chúng ta phải mạo hiểm. Lượng đạm trong thịt cóc cao khoảng 22% nhưng cũng chỉ tương đương với thịt ếch và thịt gà, lượng kẽm thì không bằng các loại hải sản. Vì vậy, nếu cần bổ dưỡng thì nên chọn các loại thực phẩm trên, vừa ngon, an toàn lại rẻ hơn thịt cóc gấp nhiều lần”.
Thịt cóc chữa bách bệnh?!
Không chỉ rộ lên thông tin ăn thịt cóc bồi bổ sức khỏe mà gần đây trong dư luận còn truyền tai nhau về phương pháp lấy gan, mật cóc để chữa ung thư. Điều này bắt nguồn từ việc anh Dương Kim Lộc (ngụ huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) phát hiện ung thư gan giai đoạn cuối cách đây hơn ba năm.
Thợ bán cóc dạo vào từng ngõ ngách phục vụ người dân |
Gia đình đã đưa anh Lộc đi điều trị ở nhiều bệnh viện nhưng căn bệnh ung thư gan của anh vẫn không có chút hi vọng. Trở về nhà, mọi người trong gia đình bắt đầu lo hậu sự nhưng tình cờ biết có người ở Quảng Bình ăn cóc chữa được ung thư nên cả nhà anh Lộc họp bàn và quyết định thử.
Hai tiếng sau, anh Lộc từ một người nằm liệt giường, miệng ú ớ rồi bắt đầu nói thành tiếng. Vậy là chất cực độc của cóc đã có tác dụng (?). Không biết căn bệnh ung thư của anh Lộc đã hết chưa, nhưng người ta thấy người đàn ông này đi lại bình thường và ngày càng khỏe mạnh.
Trước sự việc này, rất nhiều người đã tò mò tìm hiểu về “bài thuốc cóc”. Riêng ở TP.HCM, mỗi ngày người dân tiêu thụ hàng chục tấn cóc, đang trở thành hiện tượng rất đáng báo động.
Theo lời đồn, không chỉ chữa ung thư, cóc còn được nhiều người bào chế thành phương thuốc chữa chó dại cắn. Được biết, giã chân cóc để uống, hoặc lấy thịt cóc phối hợp với hạt gấc, rễ cây huyết dụ, tam thần… đem giã nhỏ trộn với giấm có thể trị được chó cắn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia trong lĩnh vực y học, cóc không thể nào chữa được bệnh chó dại cắn và người bệnh dễ dàng bị tử vong vì ngộ độc cóc.
PGS.TS Nguyễn Thị Thu Yến - Trưởng khoa dịch tễ (Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương), cho biết: “Đến nay, chưa có loại thuốc đặc hiệu nào chữa bệnh dại lên cơn. Bệnh rất nguy hiểm đối với sức khỏe của con người. Nếu bị chó dại, mèo cắn truyền bệnh sang người mà không được xử lý vết thương và tiêm phòng vaccine thì tỉ lệ tử vong là 100%. Còn việc ăn cóc sống, hay uống nước cóc để chữa bệnh là nhảm nhí. Thực tế là cả y học thế giới lẫn Việt
Cho đến thời điểm này, Đông y vẫn chưa có bài thuốc nào về phương pháp dùng cóc sống để chữa bệnh, trong đó có chó dại cắn. Chỉ có một số bài thuốc về việc dùng mủ, gan cóc để chữa một số loại bệnh, nhưng tất cả phải trải qua quá trình bào chế và kiểm định chặt chẽ của giới chuyên gia.
Trong nọc cóc có rất nhiều thành phần rất độc với hệ thần kinh, tâm thần đặc biệt là độc nhất đối với tim. Nhựa cóc rất độc, rửa hay nấu chín đều không mất đi độc tố bufotoxine - chất độc cực mạnh gây rối loạn hệ thống tim mạch, thần kinh và có thể gây chết người. Độc tố của một con cóc có thể giết chết 4-5 người khỏe mạnh. Một số loài cóc còn tiết ra độc tố tetrodotoxine, giống như chất độc của loài cá nóc.
Theo Người đưa tin
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Bé gái 9 tháng tuổi hôn mê sâu, mất nhận thức sau mũi tiêm của y sĩ làng
- ·Nga tập kích ồ ạt UAV vào Kiev
- ·Tổng thống Putin: Nga sẽ tái thiết những gì bị phá huỷ ở Donbass, Novorossiya
- ·Mỹ viện trợ thêm cho Ukraine 425 triệu USD
- ·Nước mía cũng thành ‘thuốc độc’ nếu mắc sai lầm này khi uống
- ·Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm kết thúc chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp
- ·Tổng thống Zelensky nêu điểm chính trong 'kế hoạch chiến thắng'
- ·60 năm siêu cường vũ khí hạt nhân của Trung Quốc
- ·Báo động gia tăng bệnh lý về tâm thần – Các dấu hiệu nhận biết
- ·Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Pháp
- ·Hà Nội: Đã có những trường hợp mắc sốt xuất huyết Dangue
- ·Triều Tiên xác nhận đóng hoàn toàn đường bộ và đường sắt với Hàn Quốc
- ·Nỗ lực tìm kiếm công dân bị sóng biển cuốn trôi tại Nhật Bản
- ·Nỗ lực tìm kiếm công dân bị sóng biển cuốn trôi tại Nhật Bản
- ·Điểm ưu việt của xe máy điện Klara 21 triệu: Vượt đường ngập nước, màn hình LCD
- ·Nga 'đau đớn' tự tay bắn hạ UAV tàng hình S
- ·Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Tập đoàn AirBus và Tập đoàn Safran
- ·Pháp chuyển chiến đấu cơ Mirage 2000 cho Ukraine vào năm 2025
- ·Sai lầm khi sử dụng khiến tủ lạnh 'ngốn' điện, cách tiết kiệm điện hiệu quả
- ·Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gặp trí thức kiều bào thuộc cộng đồng Pháp ngữ