会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【hạng 1 áo】HSBC: Lạm phát toàn phần sẽ sớm tăng mạnh!

【hạng 1 áo】HSBC: Lạm phát toàn phần sẽ sớm tăng mạnh

时间:2024-12-23 22:29:22 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhận Định Bóng Đá 阅读:851次

Rủi ro lớn nhất từ giá thực phẩm và năng lượng

Trong vòng một năm qua,ạmpháttoànphầnsẽsớmtăngmạhạng 1 áo “mặt trận” lạm phát có vẻ yên ắng ở khu vực ASEAN so với các nơi khác trên thế giới.

Theo báo cáo, tới nay tình hình đã đổi khác, áp lực giá đã tăng lên đáng kể ở một số thị trường, đáng lưu ý là Thái Lan, Philippines và Singapore. Tác động ở mỗi nước một khác, cụ thể, áp lực lạm phát với Singapore, Thái Lan và Phillipines có phần nặng nề hơn trong khi ở Việt Nam, Malaysia và Indonesia thì lạm phát vẫn tương đối trong tầm kiểm soát.

Tuy nhiên, lạm phát toàn phần nhiều khả năng sẽ sớm tăng mạnh ở nhóm thứ hai, nhất là trong bối cảnh giá năng lượng tăng lên. Ở các nước khác, trong vài tháng tới, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cũng sẽ tăng lên.

Theo HSBC, rủi ro lớn nhất đối với bình ổn giá cả trong khu vực tới thời điểm này vẫn là giá năng lượng và thực phẩm trên thế giới tăng lên. Trợ cấp và kiểm soát giá tất nhiên giúp giảm nhẹ tác động đáng kể ở Indonesia và Malaysia.

Tuy nhiên, những động thái này lại ngày càng tốn kém, ngay cả với hai nước nêu trên nơi giá hàng hóa tăng cao góp phần tăng doanh thu tài khóa.

Vì vậy, sau một thời gian, chương trình trợ cấp và kiểm soát giá sẽ cần thu gọn lại và khoanh vùng cụ thể hơn – một bước quan trọng nhằm giải phóng thêm nguồn ngân sách cho mục đích khác ví dụ như đầu tư vào cơ sở hạ tầng và an sinh xã hội, cho dù cái giá phải trả có thể là lạm phát cao lên.

Trong khi đó, các ngân hàng trung ương sẽ cần hành động quyết liệt hơn nhằm “giải nén” áp lực giá. Chắc chắn, bản chất tác động không đồng đều giữa các nước trong khu vực. Ví dụ như ở Indonesia và Malaysia, giá hàng hóa tăng cao giống như một cơn sốc nhu cầu, thúc đẩy tổng nhu cầu và kéo theo thắt chặt tiền tệ cần thiết. Tuy nhiên, ngay cả những nơi giá năng lượng và thực phẩm tăng lên có vẻ giống như “sốc nguồn cung” cũng cần tăng lãi suất để giữ lạm phát trong mức kỳ vọng.

Và còn có một rủi ro là giá năng lượng và thực phẩm tăng cao “lây lan” sang chỉ số CPI cơ bản – một thách thức càng nghiêm trọng do phục hồi từ đại dịch, nhu cầu trong nước dồn nén nhiều khả năng khiến việc điều chỉnh giá trầm trọng hơn trong toàn nền kinh tế và thắt chặt thị trường việc làm.

Theo ước tính của HSBC, lạm phát cơ bản của Philippines, Indonesia và Malaysia đặc biệt dễ ảnh hưởng do lạm phát năng lượng và thực phẩm tăng, Thái Lan và Việt Nam thì đỡ hơn.

Vì vậy, chính sách thắt chặt sẽ diễn ra ở nhiều nơi. Thực tế, mặc dù những khó khăn do ngoại cảnh gây ra cho xuất khẩu sản xuất đã tăng thêm – từ nhu cầu từ Trung Quốc giảm sút đến chu kỳ điện tử chậm lại – rủi ro đối với bình ổn giá cả gần đây mới tăng lên, đặc biệt do giá thực phẩm tăng, vì vậy, HSBC đã điều chỉnh dự báo CPI năm 2022 cao lên đối với Thái Lan, Philippines, Singapore và Indonesia.

HSBC: Lạm phát toàn phần sẽ sớm tăng mạnh
Giá lương thực, thực phẩm tăng gây áp lực với chỉ số CPI

Việt Nam chắc chắn lấy lại mức tăng trưởng trước đại dịch

Với Việt Nam, HSBC nhận định lạm phát giá năng lượng đã kéo dài được một thời gian. Giá vận tải tăng cao kỷ lục, vượt qua lạm phát thực phẩm để trở thành động lực chính thúc đẩy lạm phát toàn phần của Việt Nam. Bất chấp giá năng lượng tăng lên, lạm phát thực phẩm ở mức vừa phải, vốn chiếm tỷ trọng lớn hơn trong rổ CPI, đã giúp kiểm soát mức tăng chung của lạm phát toàn phần tính tới thời điểm này. HSBC đã giảm nhẹ mức dự báo lạm phát năm 2022 với Việt Nam do giá thực phẩm trong nước ổn định nhiều khả năng sẽ giúp kiềm chế lạm phát toàn phần.

Điều may mắn là mặt hàng gạo – thực phẩm chính của các nước thuộc khối ASEAN – chỉ mới tăng nhẹ từ đầu năm 2022 và vẫn duy trì thấp hơn mức đỉnh của năm 2021.

Đây thực sự là tin tốt cho khu vực này, đặc biệt với Indonesia, Philippines và Malaysia là những nước nhập khẩu ròng gạo lớn. Mặc dù vậy, điều này cũng không đủ bù đắp cho những tác động trên diện rộng do giá tăng ở các mặt hàng thực phẩm khác, và với việc thực phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong rổ CPI ở nhiều nền kinh tế, đặc biệt như Philippines và Việt Nam, lạm phát toàn phần chắc chắn sẽ tăng lên nữa.

Trong bối cảnh lạm phát tăng cao, câu hỏi mấu chốt ở đây là các ngân hàng trung ương sẽ phản ứng như thế nào? Lạm phát là vấn đề cần quan tâm nhưng vẫn phụ thuộc phần nhiều vào triển vọng tăng trưởng.

Nói chung, ASEAN vẫn đang trên đà phục hồi kinh tế đầy hứa hẹn nhờ các nước dần gỡ bớt những biện pháp hạn chế phòng dịch. Nhu cầu nội địa cũng có dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ, chỉ số phản ánh khả năng đi lại của người dân đã vượt mức trước đại dịch đặc biệt ở Indonesia và Philippines.

Sau khi xem xét cả hai vấn đề lạm phát và tăng trưởng, căn cứ vào đó, HSBC đã điều chỉnh dự báo lãi suất điều hành của các nước trong khu vực. Trước bối cảnh FED siết chặt chính sách thêm nhiều, áp lực đòi hỏi các ngân hàng trung ương ở châu Á phải hành động nhanh chóng đang tăng lên. Sắp tới trong tháng 6: Indonesia và Philippines có thể điều chỉnh tăng lãi suất còn Thái Lan vẫn đang “án binh bất động”…

Ở Việt Nam, theo HSBC, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã theo kịp tiến độ bình thường hóa chính sách tiền tệ. Nhờ xuất khẩu ấn tượng và tiêu dùng cá nhân phục hồi, Việt Nam chắc chắn lấy lại mức tăng trưởng như trước đại dịch. Trong khi lạm phát hiện tại vẫn ở dưới mục tiêu 4% của NHNN, HSBC dự báo tình trạng giá năng lượng cao còn kéo dài sẽ tiếp tục đẩy giá cả nói chung lên, nhiều khả năng sẽ có lúc vượt qua trần 4% của NHNN trong nửa sau của năm 2022 nhưng chỉ là tạm thời. Tình hình đó có thể sẽ khiến NHNN phải điều chỉnh lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong quý III/2022 trước khi tăng lãi suất ba lần mỗi lần 25 điểm cơ bản trong năm 2023.

(责任编辑:World Cup)

相关内容
  • Nhiều tỉnh, thành phố cho học sinh nghỉ học một tuần để phòng virus corona
  • Lộc Ninh: Gần 19 tỷ đồng chưa quyết toán bảo hiểm y tế
  • Lắp đặt trạm quan trắc môi trường tự động, cố định
  • Tự tin nâng tầm sản phẩm OCOP
  • Áp lực đối với lạm phát năm 2020 nếu giá thịt lợn luôn ở mức cao
  • Tặng quà cho công nhân gặp khó khăn do dịch Covid
  • 3,5 ngày trôi qua Việt Nam không có ca mắc mới COVID
  • Bấp bênh đời ngư phủ
推荐内容
  • Tra cứu điểm thi THPT quốc gia tỉnh Bình Định năm 2018 nhanh và chính xác nhất
  • Tập trung giám sát và xử lý bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, đậu mùa khỉ
  • Thuốc lá điện tử gây bệnh nguy hiểm
  • Điểm mới trong xây dựng nhà ở cho người nghèo năm 2020
  • Khẩn trương hoàn thiện các văn bản về xây dựng Chính phủ điện tử
  • Khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho người dân nơi biên giới