【kết quả al ain】Thủ tướng Nhật Bản thăm Việt Nam: Cơ hội để thúc đẩy đầu tư
Ảnh minh hoạ |
Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam. Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của ngài Kishida Fumio trên cương vị Thủ tướng Nhật Bản kể từ khi nhậm chức (tháng 10/2021),ủtướngNhậtBảnthămViệtNamCơhộiđểthúcđẩyđầutưkết quả al ain đồng thời để đáp lễ chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính (tháng 11/2021).
Chuyến thăm của Thủ tướng Kishida Fumio vì thế được kỳ vọng đưa quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đi vào chiều sâu, thúc đẩy triển khai kết quả chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Phạm Minh Chính, đồng thời tăng cường hợp tác thực chất trên các lĩnh vực, trong đó có hợp tác về kinh tế, thương mại và đầu tư.
Tháng 11/2021, nhân chuyến thăm chính thức Nhật Bản, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chứng kiến lễ trao đổi 44 văn kiện hợp tác giữa các cơ quan, doanh nghiệphai nước, trong đó các thỏa thuận hợp tác kinh tế với tổng trị giá nhiều tỷ USD.
Đáng chú ý, có thỏa thuận hợp tác đầu tư nhà máy điện Lạng Sơn; trị giá 1,75 tỷ USD; thỏa thuận phát triển dự ánchăn nuôi, chế biến, phân phối bò thịt tại Vĩnh Phúc, trị giá 500 triệu USD; thỏa thuận hợp tác phát triển Khu kinh tế Đình Vũ (Hải Phòng) trị giá 250 triệu USD…
Hơn nữa, trong chuyến thăm này, Thủ tướng cũng đã tiếp nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Nhật Bản. Các tập đoàn như Shionogi, Hitachi, Sumitomo... đều bày tỏ mối quan tâm tới thị trường Việt Nam và đang lên kế hoạch đầu tư và mở rộng đầu tư tại Việt Nam.
Một khi các kế hoạch này được hiện thực hóa, đầu tư của Nhật Bản tại Việt Nam sẽ tăng trưởng tích cực.
Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, tính đến hết tháng 4/2022, Nhật Bản đang đăng ký đầu tư tại Việt Nam trên 64,5 tỷ USD, đứng thứ ba trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư lớn vào Việt Nam. Trong khi đó, nếu chỉ tính 4 tháng đầu năm nay, con số là trên 747 triệu USD, xếp vị trí thứ 5.
Trên thực tế, trong vòng 2 năm trở lại đây, đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam đang có xu hướng chững lại. Song nhận định của các chuyên gia đều cho rằng, đây chỉ là vấn đề mang tính thời điểm, đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam sẽ tiếp tục tăng tốc. Bởi thực tế, các doanh nghiệp Nhật Bản đều đánh giá Việt Nam là thị trường trọng điểm về đầu tư.
Chỉ ngay trước chuyến chuyến thăm của Thủ tướng Kishida Fumio ít ngày, cả hai ông lớn bán lẻ Nhật Bản là UNIQLO và MUJI đều đã khai trương các cửa hàng mới tại Hà Nội và TP.HCM.
Với UNIQLO là cửa hàng thứ 10 sau 2 năm hoạt động tại Việt Nam. Chính vì vậy, trao đổi với báo giới, ông Osamu Ikezoe, Tổng giám đốc UNIQLO Việt Nam cho biết, cửa hàng này đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch phát triển lâu dài của UNIQLO tại Việt Nam.
“Cửa hàng UNIQLO Saigon Centre đánh dấu chương tiếp theo trong hành trình phát triển của UNIQLO tại Việt Nam, song hành cùng sự chuyển mình, không ngừng tiến về phía trước của TP.HCM và Việt Nam”, ông Osamu Ikezoe nói.
Trong khi đó, với MUJI, là cửa hàng thứ ba tại Việt Nam. “Với việc khai trương cửa hàng tại AEON MALL Long Biên lần này, chúng tôi tiếp tục hướng đến mục tiêu nhất quán từ ban đầu của mình là đóng một vai trò hữu ích và hữu dụng trong cuộc sống thường nhật của người dân Việt Nam”, ông Tetsuya Nagaiwa, Tổng giám đốc MUJI Việt Nam, chia sẻ.
Việc UNIQLO và MUJI tăng tốc đầu tư vào Việt Nam đã một lần nữa khẳng định xu hướng đầu tư mới của các nhà đầu tư Nhật Bản trong thời gian gần đây, đó là tập trung vào các lĩnh vực bán lẻ, tài chính, ngân hàng..., thay vì chỉ tập trung vào sản xuất như thời gian trước đây.
Trên thực tế, dù không tăng mạnh, song vốn từ Nhật Bản vẫn đang vào Việt Nam. Nhà đầu tư Nhật cũng đang kiên trì thực hiện hoạt động đầu tư, sản xuất - kinh doanh tại Việt Nam. Điển hình là các hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bán lẻ, dịch vụ kể trên.
Ngay cả các dự án quy mô lớn cũng vẫn đang được các nhà đầu tư Nhật Bản đăng ký đầu tư. Năm ngoái, các nhà đầu tư Nhật Bản đã đăng ký đầu tư Dự án Nhiệt điện Ô Môn II, với tổng vốn đăng ký 1,31 tỷ USD. Chưa kể, còn dự án Nhà máy Sản xuất giấy Kraft Vina, vốn đầu tư 611,4 triệu USD...
Trong khi đó, Tập đoàn Sumitomo vẫn đang kiên trì với giai đoạn II của Khu công nghiệp Thăng Long (Hưng Yên). Sumitomo cũng đang rốt ráo với Dự án Nhiệt điện BOT Vân Phong 1...
“Mối quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư Việt - Nhật sẽ tốt đẹp trở lại sau khi Covid-19 được kiểm soát”, ông Takeo Nakajima, Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản tại Hà Nội (JETRO Hà Nội) đã nói như vậy và khẳng định, Việt Nam là địa điểm đầu tư trọng điểm của doanh nghiệp Nhật Bản.
Sau chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Phạm Minh Chính hồi tháng 11 năm ngoái và giờ là chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Kishida Fumio, kỳ vọng rằng, đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam sẽ tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ như thời gian trước đây.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Tiến độ giải phóng mặt bằng cao tốc Biên Hoà
- ·Chủ xe choáng khi phát hiện ong làm tổ trong ô tô của mình
- ·Hàng nghìn xe Honda City, HR
- ·Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Mercedes
- ·Tài xế xe buýt tạt đầu, chèn người đi đường bị đình chỉ công việc
- ·Phanh gấp bị xe sau tông trúng, chủ xe đòi bồi thường 1 triệu
- ·Tài xế thản nhiên lùi xe giữa ngã tư, suýt gây va chạm
- ·3 lý do Honda CR
- ·Khởi tố vụ án hai ô tô tông nhau ở Đồng Nai khiến 4 người chết
- ·Hành trình bàn đạp phanh thấp và bị hụt khi đạp phanh là do đâu?
- ·Clip đoàn xe phân khối lớn chạy ngược chiều ở phà Cát Lái
- ·Ô tô có cửa sổ trời: Hữu ích thì ít, phiền toái thì nhiều
- ·Huawei ra mắt mẫu ôtô đầu tiên giá từ 33 400 USD
- ·Siêu xe Bentley Continental GT Speed mới sẽ ra mắt vào ngày 23/3
- ·Nguồn tư liệu phong phú về đô thị Sài Gòn
- ·Phải giảm tốc độ lưu thông trong những trường hợp nào?
- ·Thiếu hụt chip đẩy ngành sản xuất ô tô rơi vào cảnh 'ăn không ngồi rồi'
- ·Phân khúc MPV tháng 4: Suzuki Ertiga 'đội sổ', doanh số Kia Sedona bết bát
- ·Ô tô Camry lao lên vỉa hè ở Hà Nội, 4 người bị thương
- ·'Bí kíp' mở cửa xe khi chìa khóa thông minh hết pin