【bảng xếp hạng arap xe ut】Thời điểm, trình tự phân loại nợ của ngân hàng thương mại
Thời điểm,ờiđiểmtrìnhtựphânloạinợcủangânhàngthươngmạbảng xếp hạng arap xe ut trình tự phân loại nợ của ngân hàng thương mại
Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 31/2024/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có (gọi là nợ) trong hoạt động của ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Thời điểm, trình tự phân loại nợ
Thông tư quy định rõ thời điểm, trình tự phân loại nợ của ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài như sau:
Ít nhất mỗi tháng một lần, trong 07 ngày đầu tiên của tháng, ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng căn cứ quy định để tự thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng đến thời điểm cuối ngày cuối cùng của tháng trước liền kề theo kết quả tự phân loại nợ, cam kết ngoại bảng và gửi kết quả tự phân loại nợ, cam kết ngoại bảng cho Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC).
Ngoài thời điểm phân loại nêu trên, ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng được tự thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng theo quy định nội bộ.
Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được kết quả tự phân loại nợ, cam kết ngoại bảng của ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, CIC tổng hợp danh sách khách hàng theo nhóm nợ có mức độ rủi ro cao nhất mà các ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng đã tự phân loại và cung cấp cho ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được danh sách khách hàng do CIC cung cấp theo quy định, ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng điều chỉnh nhóm nợ theo nhóm nợ của danh sách khách hàng do CIC cung cấp.
Trường hợp kết quả tự phân loại nợ, cam kết ngoại bảng của khách hàng thấp hơn nhóm nợ theo danh sách khách hàng do CIC cung cấp, ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải điều chỉnh kết quả phân loại nợ, cam kết ngoại bảng theo nhóm nợ của khách hàng do CIC cung cấp.
Căn cứ kết quả kiểm tra, thanh tra, giám sát và thông tin tín dụng có liên quan, Ngân hàng Nhà nước có quyền yêu cầu ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng thực hiện việc đánh giá, phân loại lại các khoản nợ cụ thể phù hợp với mức độ rủi ro của các khoản nợ đó.
Nguyên tắc tự phân loại nợ
Bên cạnh đó, Thông tư cũng quy định rõ nguyên tắc tự phân loại nợ. Theo đó, toàn bộ dư nợ và số dư cam kết ngoại bảng của một khách hàng tại một ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải được phân loại vào cùng một nhóm nợ và là nhóm nợ có mức độ rủi ro cao nhất trong các nhóm nợ của các khoản nợ và/hoặc cam kết ngoại bảng của khách hàng đó.
Đối với khoản cấp tín dụng hợp vốn, từng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tham gia cấp tín dụng hợp vốn có trách nhiệm thông báo cho ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng là thành viên tham gia cấp tín dụng hợp vốn về kết quả tự phân loại nợ theo quy định.
Đối với khoản ủy thác cấp tín dụng (trừ khoản ủy thác phát hành thư tín dụng), khoản ủy thác mua trái phiếu chưa niêm yết mà bên nhận ủy thác chưa giải ngân hết số tiền đã ủy thác theo hợp đồng ủy thác, ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng ủy thác phải phân loại số tiền đã ủy thác nhưng chưa giải ngân như là một khoản cho vay đối với bên nhận ủy thác. Thời gian quá hạn được xác định từ thời điểm bên nhận ủy thác không giải ngân đúng theo thời hạn giải ngân quy định tại hợp đồng ủy thác.
Đối với khoản nợ đã bán (trừ khoản nợ đã được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro) nhưng chưa thu được đầy đủ tiền bán nợ thì ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng bán nợ phân loại số tiền chưa thu được theo hợp đồng mua, bán nợ như là khoản nợ chưa bán.
Đối với khoản nợ đã mua, tại thời điểm mua nợ ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng mua nợ phân loại số tiền mua nợ đã thanh toán vào nhóm nợ có mức độ rủi ro không thấp hơn nhóm nợ mà khoản nợ đó đã được phân loại tại thời điểm phân loại nợ gần nhất trước khi mua và tiếp tục thực hiện phân loại số tiền mua nợ như khoản nợ tại chính ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng theo quy định.
Đối với số tiền mua, ủy thác cho tổ chức khác (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) mua trái phiếu chưa niêm yết, ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng phân loại số tiền mua trái phiếu như là một khoản cho vay đối với bên phát hành trái phiếu; trường hợp trái phiếu doanh nghiệp có bảo đảm thì phân loại như là một khoản cho vay có bảo đảm đối với bên phát hành trái phiếu.
Đối với số tiền mua, ủy thác cho tổ chức khác mua trái phiếu chưa niêm yết được kéo dài kỳ hạn trái phiếu theo quy định của pháp luật thì được phân loại như một khoản cho vay được gia hạn nợ.
- ·Nghỉ hưu sớm ra ngoài làm tự do được không?
- ·Kết quả bóng đá hôm nay 15/10
- ·Tuyển Việt Nam, cơ hội để HLV Kim Sang Sik làm mới đội hình
- ·Đập thủy điện chưa an toàn: Trách nhiệm của ai?
- ·Hiệu quả ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà
- ·Lạm phát bào mòn sản xuất công nghiệp
- ·Garnacho chán ngấy Erik Ten Hag ở MU, sẵn sàng gia nhập Barca
- ·Xử lý 29 vụ việc hình sự trong lĩnh vực Hải quan
- ·Đại gia xứ Nghệ và vòng lao lý lạ lùng
- ·Ký Hợp đồng mua bán điện Nhà máy điện Nhơn Trạch 2
- ·Từ bưng biền thành vùng đất trù phú
- ·Tuyển Việt Nam có đội hình tối ưu đấu Ấn Độ
- ·Thanh toán qua tài khoản khác có được khấu trừ thuế?
- ·Công tác kiểm định cần tập trung vào các mặt hàng có gian lận cao
- ·Giá vàng hôm nay 05/7/2024: Đồng loạt đứng yên ở mức cao
- ·Cẩm nang Cơ chế một cửa quốc gia và Một cửa ASEAN
- ·Kết quả bóng đá hôm nay 11/10
- ·Bắc Ninh: Quyết liệt các giải pháp thu hồi nợ thuế
- ·Viettel khai trương mạng 5G đầu tiên tại Việt Nam và Kỷ niệm 20 năm kinh doanh dịch vụ di động
- ·Khởi công Nhà máy nhiệt điện Ô Môn