【số liệu thống kê về fc seoul gặp jeonbuk】Quyết liệt chống buôn lậu trong dịp cuối năm
“Nóng” mọi ngả đường
Phản ánh từ các cục hải quan tỉnh, thành phố, hoạt động buôn lậu trên các tuyến địa bàn từ đầu năm 2013 đến nay vẫn đang tiềm ẩn nhiều diễn biến phức tạp. Đặc biệt là hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật hoang dã, vũ khí, văn hóa phẩm phản động; ma túy, xăng dầu, khoáng sản, các sản phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường.
Hoạt động buôn lậu chủ yếu diễn ra trên tuyến đường bộ địa bàn trọng điểm là cửa khẩu thuộc các tỉnh: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Đồng Tháp, An Giang, Tây Ninh, Long An…
Ngoài các thủ đoạn truyền thống được đối tượng buôn lậu áp dụng như: chia nhỏ, xé lẻ thuê người mang vác hàng hóa qua đường mòn, đường tắt hai bên cánh gà, thì nay các đối tượng lợi dụng sự ưu đãi trong các chính sách của nhà nước để hợp lý hóa hàng buôn lậu. Hàng hóa vi phạm chủ yếu ở nhóm hàng: thuốc lá, rượu, mỹ phẩm, quần áo, thực phẩm, đồ điện tủ các loại…
Các đơn vị hải quan tập trung thu thập thông tin, điều tra phát hiện bắt giữ nhiều vụ buôn bán, vận chuyển trái phép ma túy qua địa bàn hoạt động hải quan; đấu tranh mạnh với các mặt hàng cấm, vũ khí, hàng ảnh hưởng an ninh quốc gia, ảnh hưởng đến đời sống, gian lận thương mại... | ||
Ông Nguyễn Văn Cẩn | ||
Tại các tỉnh biên giới phía Bắc, hiện tượng buôn lậu vận chuyển trái phép pháo nổ, gia cầm, các sản phẩm từ gia súc gia cầm, quặng, đặc biệt là tội phạm buôn bán vận chuyển ma túy… diễn biến rất phức tạp.
Trên tuyến đường biển trọng điểm: khu vực cảng biển TP. Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai... là tuyến đường tập trung nhiều mặt hàng buôn lậu mang giá trị lớn, nên cũng đem lại tính rủi ro cao trong công tác chống buôn lậu của các lực lượng chức năng.
Cụ thể, đó là các mặt hàng có thuế suất cao, lợi nhuận lớn thường bị lợi dụng như: ô tô, xăng dầu, gỗ, khoáng sản, động vật hoang dã vi phạm Công ước CITES, rác thải phế liệu gây ảnh hưởng đến môi trường vi phạm Công ước Basel (vi mạch điện tử, ắc quy chì,...), nguyên phụ liệu, hàng không đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng...
Trên tuyến đường hàng không - bưu điện với địa bàn trọng điểm tại cửa khẩu sân bay Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, đối tượng buôn lậu tập trung trọng điểm vào các các loại hàng hóa gọn nhẹ, có giá trị kinh tế cao, dễ cất giấu như thuốc tân dược, điện thoại di động, hàng điện tử, quần áo thời trang, hàng xa xỉ phẩm. Thủ đoạn chủ yếu là giấu trong người, hành lý, không khai báo khi xuất nhập cảnh, lợi dụng hình thức hàng quà biếu, quà tặng để vận chuyển trái phép.
Từ đầu năm đến nay, Hải quan TP. Hồ Chí Minh, Hải quan Hà Nội đã phát hiện, bắt giữ nhiều vụ vận chuyển hàng quốc cấm, ngoại tệ có trị giá lớn.
“Đánh mạnh” vào ổ nhóm vận chuyển hàng quốc cấm
Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn, trước mắt từ nay đến cuối năm, lực lượng kiểm soát hải quan tập trung vào các địa bàn, cửa khẩu trọng điểm như: cửa khẩu biên giới phía Bắc, biên giới giáp Lào, Campuchia; “đánh mạnh”, triệt phá các đường dây, ổ nhóm buôn lậu hàng có giá trị thuế suất cao như thuốc lá, rượu, xăng dầu; hàng quốc cấm, động vật hoang dã, ma túy.
Lực lượng kiểm soát hải quan, tiên phong là Cục Điều tra chống buôn lậu cần tiếp tục vào cuộc quyết liệt hơn nữa trong những tháng cuối năm, khi lưu lượng xuất nhập khẩu các mặt hàng trong diện hoàn thuế gia tang.
Về lâu dài, trọng trách trong công tác chống buôn lậu vận chuyển hàng cấm của ngành Hải quan ngày càng cấp bách và đặt ra nhiều thách thức.
"Thời gian tới, khi Việt Nam gia nhập các hiệp định, hiệp ước quốc tế, hàng rào thuế quan giữa nước ta với các nước khác dần dần được xóa bỏ, nhiệm vụ bảo vệ an ninh biên giới quốc gia, chủ quyền đất nước, bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng... dần dần sẽ trở thành nhiệm vụ trọng yếu của ngành. Do đó yêu cầu đặt ra phải xây dựng lực lượng chuyên trách kiểm soát Hải quan chuyên nghiệp, hiệu quả, tập trung thống nhất từ Trung ương đến địa phương, đảm bảo phục vụ cho nhu cầu đổi mới...", ông Nguyễn Văn Cẩn nhấn mạnh.
Ước tính đến hết tháng 9/2013, toàn ngành Hải quan đã phát hiện, bắt giữ và xử lý gần 20.000 vụ vi phạm buôn lậu, gian lận thương mại và vận chuyển trái phép hàng hóa, giá trị hàng hóa vi phạm ước tính hơn 200 tỷ đồng. Có nhiều vụ buôn bán, vận chuyển hàng quốc cấm lớn, gia tăng trong thời gian qua. |
Hải Anh
(责任编辑:Thể thao)
- ·Kết quả thực hiện kiểm tra, giám sát góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ
- ·Ông chủ của Shopee mất hàng tỷ USD khi Shopee tăng lỗ, cổ phiếu rớt giá
- ·Thủ tướng giao nhiệm vụ cho các Phó Thủ tướng và Bộ trưởng mới được bổ nhiệm
- ·Khai trương Văn phòng Điều phối nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL
- ·Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục cần tăng cường trách nhiệm 'giải trình' với xã hội
- ·Chủ tịch Quốc hội: Gấp rút nghiên cứu sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng
- ·VinFast chính thức nộp hồ sơ IPO ở Mỹ
- ·Startup công nghệ bảo hiểm Việt gọi vốn thành công nhờ hai quỹ đầu tư hàng đầu khu vực
- ·4 kịch bản cung ứng hàng hóa phục vụ nhân dân khu vực cách ly vì dịch Covid
- ·Thành đoàn Dĩ An: Tọa đàm “Khát vọng tuổi 25”
- ·Khối doanh nghiệp Trung ương cam kết ưu tiên sử dụng sản phẩm, dịch vụ của nhau
- ·Bất chấp lỗ và tụt hậu với nhiều đối thủ, Lotte vẫn chi đậm cho mảng thương mại điện tử
- ·Hội Cựu chiến binh xã Tam Lập (huyện Phú Giáo): Phát triển câu lạc bộ cựu quân nhân
- ·Thành lập Ban Chỉ đạo phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long
- ·Hé lộ số tiền thưởng mà đội tuyển Olympic Việt Nam nhận được sau ASIAD 2018
- ·Thành lập Tổ công tác liên Bộ tiếp nhận, vận hành Cổng thông tin về các FTA
- ·Sức nóng cải cách môi trường kinh doanh
- ·PVTrans (PVT) ước đạt 850 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong 9 tháng
- ·Bão số 4: Bão rất nguy hiểm, nguy cơ xảy ra ngập úng ở các tỉnh, thành phố
- ·Thủ tướng: DNNN phải đóng vai trò tiên phong đổi mới, sáng tạo, thể hiện vai trò dẫn dắt nền kinh tế