【ltd c1 châu âu】Đường sắt tốc độ cao sẽ được kết nối hoàn chỉnh trong mạng lưới giao thông
Báo cáo tiền khả thi dự án tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đã tính đến việc kết nối với các tuyến đường sắt hiện hữu và quy hoạch cũng như mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội và TPHCM. Phương án kết nối các cảng hàng không, cảng biển lớn, các khu kinh tế quan trọng và kết nối với mạng đường sắt quốc tế cũng đã được Bộ GTVT đề cập trong báo cáo này.
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đã tính toán đầy đủ phương án kết nối với các tuyến đường sắt hiện hữu và quy hoạch cũng như mạng lưới đường sắt đô thị
Đại diện Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ GTVT) cho biết, Báo cáo tiền khả thi dự án tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đã tính toán đầy đủ phương án kết nối với các tuyến đường sắt hiện hữu và quy hoạch cũng như mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội và TPHCM.
Kết nối thuận lợi với tuyến đường sắt hiện hữu và đường sắt đô thị
Cụ thể, khu vực phía Bắc, từ tổ hợp Ngọc Hồi, ga Thường Tín, tuyến đường sắt tốc độ cao kết nối với các tuyến đường sắt quốc gia phía Bắc như tuyến Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Lạng Sơn thông qua tuyến đường sắt vành đai phía Đông đang triển khai lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và tuyến vành đai phía Tây đã quy hoạch.
Tuyến kết nối với trung tâm TP Hà Nội qua tuyến đường sắt đô thị số 1; kết nối với Cảng hàng không quốc tế Nội Bài qua tuyến đường sắt đô thị số 6; kết nối cảng biển khu vực Hải Phòng, liên vận quốc tế với Trung Quốc thông qua tuyến Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Lạng Sơn.
Khu vực miền Trung, đường sắt tốc độ cao kết nối liên vận quốc tế với Lào tại ga Vũng Áng thông qua tuyến đường sắt Mụ Giạ - Vũng Áng - Vientiane; tại ga Chu Lai kết nối với cảng hàng không Chu Lai được hoạch định là đầu mối vận tải hàng hóa bằng hàng không khu vực miền Trung.
Tuyến kết nối cảng biển Vũng Áng (qua ga hàng hóa đường sắt tốc độ cao Vũng Áng), cảng Kỳ Hà (qua ga hàng hóa đường sắt tốc độ cao Chu Lai), cảng Vân Phong (ga hàng hóa đường sắt tốc độ cao Ninh Hòa). Ngoài ra, tại khu vực miền Trung tuyến đường sắt tốc độ cao đã được hoạch định kết nối với tuyến đường sắt qua Tây Nguyên tại ga Đà Nẵng.
Khu vực miền Nam, tuyến đường sắt tốc độ cao kết nối với mạng lưới đường sắt khu đầu mối TP.HCM, cảng biển Cái Mép - Thị Vải thông qua tuyến đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu (kết nối tại ga đường sắt tốc độ cao Trảng Bom); kết nối liên vận quốc tế với Campuchia thông qua tuyến đường sắt TP.HCM - Lộc Ninh; kết nối vùng Đồng bằng sông Cửu Long theo tuyến TP.HCM - Cần Thơ.
Từ ga Thủ Thiêm (điểm cuối tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam) kết nối với trung tâm TP.HCM, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất thông qua các tuyến đường sắt đô thị; kết nối trực tiếp với Cảng hàng không quốc tế Long Thành tại ga Long Thành.
"Hướng tuyến và vị trí nhà ga trong dự án đã được các địa phương thỏa thuận thống nhất và phù hợp với các quy hoạch tỉnh; có khả năng kết nối các ga với các trung tâm đô thị bằng hệ thống đường bộ thuận lợi. Dự kiến, dự án sẽ đầu tư khoảng 13km đường kết nối mỗi nhà ga với hệ thống đường bộ khu vực, quy mô từ 4-6 làn xe.
Trong bước lập báo cáo nghiên cứu khả thi, Bộ GTVT tiếp tục yêu cầu tư vấn phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan để cập nhật dự án vào các quy hoạch có liên quan để bảo đảm kết nối đồng bộ, thuận lợi, nâng cao hiệu quả đầu tư", đại diện Ban QLDA đường sắt cho biết.
Kết nối liên vận quốc tế, giải tỏa hàng hóa nhanh
Liên quan đến phương án kết nối, các quy hoạch đều định hướng điểm đầu của tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam tại ga đầu mối Ngọc Hồi, điểm cuối tại ga Thủ Thiêm. Việc gom, giải tỏa hành khách và kết nối khu vực lõi đô thị thực hiện qua các tuyến đường sắt đô thị, đường sắt nội vùng, giao thông công cộng.
Như tại tổ hợp ga Ngọc Hồi kết nối thông qua tuyến đường sắt đô thị số 1, số 6; tại ga đầu mối Thủ Thiêm kết nối thông qua tuyến đường sắt đô thị số 2, số 10 và tuyến đường sắt nội vùng Thủ Thiêm - Long Thành.
Tại ga khách Ngọc Hồi, TP Hà Nội dự kiến dành khoảng 250ha cho tổ hợp Ngọc Hồi để xây dựng đầy đủ chức năng của một ga đầu mối quốc gia và đô thị.
Tại khu vực Ngọc Hồi quy hoạch đầy đủ hệ thống giao thông kết nối đồng bộ: Đường vành đai 3,5, Vành đai 4, QL1, 3 tuyến đường sắt đô thị (1, 1A, 6) và hệ thống xe buýt, quảng trường để đáp ứng các loại phương tiện taxi, xe cá nhân tiếp cận; cùng đó kết nối tuyến đường sắt quốc gia Bắc - Nam hiện hữu, đường sắt vành đai phía Đông, đường sắt vành đai phía Tây, sẽ giúp giải tỏa nhanh chóng, thuận tiện lưu lượng hành khách đường sắt tốc độ cao.
Khu vực đầu mối TPHCM, khu vực ga Thủ Thiêm quy hoạch đầy đủ hệ thống giao thông kết nối đồng bộ: Đường vành đai 3,5, vành đai 4, QL1, 3 tuyến đường sắt đô thị, tuyến đường sắt nội vùng Thủ Thiêm - Long Thành và hệ thống xe buýt, quảng trường để đáp ứng các loại phương tiện taxi, xe cá nhân tiếp cận sẽ giúp giải tỏa nhanh chóng, thuận tiện lưu lượng hành khách đường sắt tốc độ cao. Các công tác chỉnh bị, sửa chữa, bãi đỗ tàu đường sắt tốc độ cao thực hiện tại Long Trường.
Riêng về kết nối liên vận quốc tế, tư vấn cho biết, hiện vận chuyển hàng hóa liên vận quốc tế chủ yếu kết nối ở khu vực phía Bắc với đường sắt Trung Quốc, từ đó đi nước thứ ba, đi châu Âu, thông qua hai tuyến đường sắt: Hà Nội - Đồng Đăng, Hà Nội - Lào Cai.
Tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng hiện hữu có đường sắt khổ lồng, chạy được cả tàu khổ 1.000mm và tàu khổ 1.435mm. Tuyến Lào Cai - Hà Nội hiện hữu khổ 1.000mm, nhưng tuyến đường sắt mới Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khổ 1.435mm đang được chuẩn bị đầu tư theo quy hoạch.
Nhu cầu vận chuyển hàng hóa liên vận quốc tế trên hành lang Bắc - Nam chủ yếu là hàng dệt may, tiêu dùng, linh kiện điện tử, rau quả... hàng vận chuyển bằng đường sắt tốc độ cao chủ yếu là hàng nhẹ, giá trị cao như hàng chuyển phát nhanh.
Khi có nhu cầu vận chuyển liên vận quốc tế, hàng có thể được vận chuyển thông qua 5 ga hàng hóa trên tuyến đường sắt tốc độ cao tại Thường Tín (Hà Nội), Vũng Áng (Hà Tĩnh), Chu Lai (Quảng Nam), Ninh Hòa (Khánh Hòa) và Trảng Bom (Đồng Nai). Trường hợp cần thiết, để kết nối với các tuyến đường sắt hiện hữu khổ 1.000mm, tại ga đầu mối bố trí thiết bị trung chuyển giữa các tàu khổ 1.000mm và 1.435mm.
"Kinh nghiệm quốc tế cho thấy có thể bố trí thiết bị nâng, hạ để trung chuyển hàng hóa giữa 2 khổ đường sắt (1.000mm và 1.435mm), thời gian giải tỏa hàng hóa với đoàn tàu 2.000 tấn chỉ khoảng 1 giờ. Hiện nay, công nghệ trung chuyển này đã nghiên cứu thiết kế tại ga Trảng Bom thuộc dự án đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu", tư vấn cho biết.
Theo baochinhphu.vn
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Infographics: 233.419 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong năm 2024
- ·Kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp ngành công thương chuyển đổi số
- ·Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tiếp đoàn Bộ Truyền thông và Kỹ thuật số Malaysia
- ·CMC Telecom đạt chứng nhận Amazon EKS Service Delivery
- ·Nhận định, soi kèo Atromitos vs Asteras Tripolis, 00h30 ngày 6/1: Trên đà hưng phấn
- ·Học sinh Việt Nam so tài tối ưu, điều khiển robot
- ·Ứng dụng IoT trong ngành y tế toàn cầu: triển vọng và đổi mới
- ·FPT trình diễn loạt sản phẩm AI trước các nghị sĩ trẻ toàn cầu
- ·SHB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 40.658 tỷ đồng qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức
- ·Đề án tìm kiếm 1.000 món ẩm thực tiêu biểu của Việt Nam
- ·Nhận định, soi kèo NorthEast United vs Mohammedan, 21h00 ngày 3/1: Tâm lý rối bời
- ·Nhà phát triển game Việt sẽ tìm kiếm đối tác mới vì Unity 'quá tham lam'
- ·Honda Việt Nam nhận Giải thưởng Rồng vàng lần thứ 18
- ·Tỷ trọng giao dịch rút tiền mặt giảm còn 6,56% trong năm 2022
- ·Kỳ vọng tăng trưởng nào cho nền kinh tế Việt Nam năm 2025?
- ·Ðạ Tẻh khai thác hiệu quả Trung tâm Điều hành thông minh
- ·Dịch vụ Logistics cho doanh nghiệp FDI tại miền Trung
- ·Giá iPhone 15 Pro Max xách tay hạ nhiệt, bản 1TB còn 55 triệu đồng
- ·Tìm thấy thi thể cụ ông bị mất tích sau trận mưa lũ ở Nghệ An
- ·Bill Gates, Elon Musk và Mark Zuckerberg cùng xuất hiện trong cuộc họp kín