【thứ hạng của malmö ff】Ngăn chặn xe đạp điện nhập lậu như thế nào?
Sau khi siết chặt bằng cách dán tem và hậu kiểm khi lưu thông,ănchặnxeđạpđiệnnhậplậunhưthếnàthứ hạng của malmö ff lại vẫn có kẽ hở cho xe đạp điện lậu tung hoành. Vấn đề này đang làm đau đầu cơ quan quản lý.
Tinh thần của Thông tư 41/2013/TT-BGTVT của Bộ GTVT là cụ thể hóa trên văn bản các bước buộc phải kiểm tra, từ khâu thử nghiệm mẫu, đăng ký chất lượng, kiểm tra chất lượng xe sản xuất, lắp ráp và xe nhập khẩu, cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật... đối với xe đạp điện.
Quy định này có hiệu lực từ ngày 1/1/2014.
Với chính sách mới này, cơ quan chức năng hy vọng việc quản lý xe đạp điện trong nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp sẽ đi vào nề nếp. Nhiều DN cũng hy vọng thời gian tới tình trạng xe nhập lậu, xe kém chất lượng sẽ không còn và có ý định đầu tư cho sản xuất lắp ráp tại Việt Nam.
Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu, một số DN lo ngại thông tư này vẫn chưa giải quyết dứt điểm vấn đề xe đạp điện nhập lậu.
Xe đạp điện Trung Quốc nhập khẩu tràn lan. Ảnh minh họa
Chẳng hạn, thông tư này có hiệu lực từ 1/1/2014, vậy sẽ xử lý như thế nào với những xe đã nhập khẩu và lắp ráp tại Việt Nam từ trước thời điểm này, bởi những chiếc xe này vốn không phải kiểm tra mẫu, không phải dán tem.
Xe đạp điện sản xuất trước 1/1/2014 có 2 loại:
Thứ nhất, là xe nhập về hoặc sản xuất, lắp ráp trong nước nhưng chưa bán ra hoặc bán nhưng chưa có ai mua, có thể tạm gọi là hàng tồn kho. Nếu những chiếc xe này tiếp tục không phải dán tem, vậy cứ đưa ra thị trường bình thường thì tồn kho có thể là hiện tượng kéo dài mãi trong kinh doanh, sản xuất, lắp ráp xe đạp điện, bởi người bán chỉ cần khai báo đó là xe nhập về từ trước 1/1/2014.
Có ý kiến cho rằng cần phát tem cho cả những xe và bộ linh kiện đã nhập khẩu đang nằm trong kho của các DN, cửa hàng kinh doanh, căn cứ trên hóa đơn nhập khẩu đầu vào và báo cáo thuế. Khi các xe này được dán tem thì mới ngăn chặn được xe nhập lậu. Nếu không quản lý chặt số lượng xe này thì xe nhập lậu vẫn tràn vào Việt Nam và vẫn bán ra lén lút.
Có thể các cơ quan chức năng cũng sẽ thực hiện theo hướng này, tức là dán tem cho xe nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp trước ngày 1/1/2014, đang tồn kho.
Thứ hai, loại xe này còn làm các nhà quản lý đau đầu hơn. Đó là những xe đã được người dân mua và lưu hành trước ngày 1/1/2014. Những xe này, như đã nói, không phải dán tem và đang lưu hành bình thường, không thể tịch thu, vậy có thể dán tem cho tất cả xe của người dân đang sử dụng? Hay bằng cách nào để phân biệt đây là xe lưu hành trước khi có thông tư 41 với những xe nhập sau mà cố tình không khai báo, không dán tem?
Nếu không có biện pháp nào với những xe này thì xe lậu vẫn được nhập về, bán ra, trà trộn vào với hàng trăm ngàn chiếc đang lưu hành. Người tiêu dùng khi đi đường chỉ cần khai nhận “xe mua trước ngày 1/1/2014” là xong, như vậy không thể chặn được xe nhập lậu. Khi xe lậu vẫn tung hoành thì thông tư 41 liệu có còn giá trị?
Theo Cục Đăng kiểm Việt Nam, các cơ quan chức năng sẽ kiểm tra chặt chẽ quá trình sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu xe đạp điện. Cụ thể, cơ sở sản xuất chỉ được sản xuất, lắp ráp các xe sau khi đã được cấp giấy chứng; phải chịu trách nhiệm về nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng xe xuất xưởng.
Trên cơ sở đó, xe sẽ được dán tem hợp quy sau 2 ngày làm việc kể từ khi nộp danh sách xe xuất xưởng.
Bộ GTVT tải cũng quy định cụ thể việc kiểm tra chất lượng xe lưu thông trên thị trường. Kết quả kiểm tra là một trong những căn cứ để cơ quan quản lý yêu cầu cơ sở sản xuất, nhập khẩu triệu hồi xe.
Cơ quan đăng kiểm sẽ phối hợp với lực lượng quản lý thị trường rà soát các phương tiện, yêu cầu người sử dụng phương tiện tuân thủ các quy định như phải đăng ký biển số nếu là xe máy điện, đội mũ bảo hiểm khi sử dụng.
TheoĐầu tư
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Xe ôtô cỡ nhỏ Fadil của VinFast lộ diện, bao nhiêu tiền thì có thể sở hữu?
- ·Tạm giữ nghi phạm bạo hành bé gái hơn 2 tháng tuổi chấn thương sọ não ở Đà Lạt
- ·Phạt người bình luận xuyên tạc vụ nhóm người tấn công trụ sở xã ở Đắk Lắk
- ·Sân bóng 'mọc' giữa khu đất Hà Nội làm đường: Chủ trương của quận Thanh Xuân
- ·'Gã khổng lồ' giữ vai trò ‘chặt chân’, ‘kết liễu’ hãng công nghệ Huawei là ai
- ·Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nêu 5 giải pháp để hạn chế rút bảo hiểm xã hội 1 lần
- ·Nhóm du khách ở Hà Nội bị đuối nước tại bãi tắm Quan Lạn, 1 người tử vong
- ·Vụ nổ súng ở Đắk Lắk: Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang thăm, viếng các nạn nhân
- ·Đối thủ ra mắt với những ưu điểm vượt trội khiến Honda Lead 'run rẩy'
- ·Đại biểu Quốc hội đề nghị 'nới' rộng điều kiện người mua nhà ở xã hội
- ·Tăng trưởng GDP năm 2019 của Việt Nam có thể đạt ở mức 7%
- ·Bộ Công an quyết 'xoá sổ' băng nhóm hủy hoại tài sản, chiếm đất đai ở Bình Thuận
- ·Bộ trưởng Công Thương giải thích lý do nhập khẩu điện của Trung Quốc và Lào
- ·Rào chắn 60m đường Nguyễn Trãi phục vụ thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá
- ·Chị gái Chủ tịch trẻ tuổi bán sạch 2 triệu cổ phiếu, 'dứt tình' với ACB
- ·Xin ý kiến Quốc hội không lấy phiếu tín nhiệm người nghỉ chữa bệnh hiểm nghèo
- ·Miền Bắc sắp mưa lớn diện rộng, các hồ thủy điện có khả năng được cải thiện
- ·Thời tiết nắng nóng chính thức chấm dứt ở miền Bắc và Trung Bộ
- ·Shophouse: 'Thỏi nam châm' hút nhà đầu tư tại Hạ Long
- ·Đề nghị dùng 1 triệu tỷ đồng tồn dư trong ngân hàng hỗ trợ người mất việc làm