【kết quả trận haka】Trường nghề phải thực sự năng động thì mới đảm bảo được kinh phí hoạt động
Nguồn thu chủ yếu từ ngân sách
Phát biểu tại hội thảo đổi mới cơ chế chính sách tài chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp (GDNN) ngày 15/11, Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Lê Quân cho biết, qua khảo sát 35 trường cao đẳng nghề tốt nhất của Việt Nam, tổng thu bình quân của 15 trường tốt nhất là 60 tỷ đồng, tổng thu của các trường nói chung là 15 - 25 tỷ đồng. Nếu so với các trường đại học thì số thu như vậy rất thấp. Các trường đại học lớn có nguồn thu trung bình từ 800-'1.500 tỷ đồng.
Trong 60 tỷ đồng của trường nghề thì có 58% đến từ NSNN cấp chi thường xuyên, phần lớn dùng để trả lương, 18% đến từ học phí. Ngoài ra, một số trường có thêm nguồn kinh phí từ nguồn ODA và các chương trình mục tiêu (đa số các trường không có nguồn kinh phí này).
Bình quân mỗi trường được khoảng 300 tỷ đồng đầu tư trong 10 năm qua, cá biệt những trường cao đẳng tốt được đầu tư khoảng 500 tỷ - 600 tỷ đồng trong 10 năm. Thu nhập bình quân của giảng viên từ 5-10 triệu đồng, có 3 trường cao đẳng tự chủ, cán bộ, giảng viên có thu nhập cao hơn. Nếu so với mức lương của các trường đại học tự chủ (mức lương của giảng viên đại học khoảng 20-30 triệu đồng) thì mức thu nhập như vậy là rất thấp.
Về học phí, mức thu học phí của các trường nghề hiện nay chỉ dao động từ 610 nghìn đồng, 620 nghìn đồng đến 910 nghìn đồng/tháng. Duy nhất chỉ có trường Cao đẳng Kỹ nghệ 2 thu mức 2,5 triệu đồng/tháng. Nếu các trường tự chủ được phép tăng học phí thì chỉ dám tăng gấp đôi, bởi vì đa phần sinh viên học nghề thuộc đối tượng gia đình khó khăn.
Nếu tính mức học phí tăng lên gấp đôi thì cũng chỉ giải quyết được 30% nhu cầu kinh phí của nhà trường, đó là chưa tính đến chuyện mức lương của giảng viên tăng lên. Trong khi đó, GDNN có đặc thù là chi phí thực hành tốn kém, sĩ số lớp thấp. Hiện nay một số trường mở nhiều ngành học nhưng không mở các ngành đầu tư tốn kém. Do đó, nếu nhà nước buông, cắt chi, không đầu tư sẽ rất khó khăn cho các trường.
Về nguồn thu từ DN, ông Lê Quân cho biết, tại các nước trên thế giới, nguồn thu chủ yếu của các trường nghề là từ DN. Tuy nhiên, hiện nay, ở nước ta, chỉ có một số trường có nguồn thu từ DN 1 - 2 tỷ đồng/năm. Trong thời gian gần đây, có một số trường đã ký được với DN hợp đồng 10 - 20 tỷ đồng, nhưng chỉ với DN xuất khẩu lao động.
Xây dựng bộ chỉ số KPI cho các trường nghề
Theo ông Lê Quân, các trường nghề nên không nên trông chờ vào NSNN mà phải thực sự năng động, tìm kiếm, phát triển nguồn thu. Có nhiều cách phát triển nguồn thu như thành lập DN trực thuộc hoặc liên kết đào tạo với DN.
Để các trường phát triển năng động, cần có cơ chế đổi mới cơ cấu tổ chức, chức năng, quyền hạn của các trường nghề, làm sao để các trường nghề hoạt động như DN. Nếu hiệu trưởng nào không tăng được thu nhập cho cán bộ thì phải nghỉ việc. Việc sử dụng người phải linh hoạt, quan trọng là sinh viên ra trường có việc làm tốt chứ không quan trọng là học bao nhiêu tín chỉ.
Ông Lê Quân cho rằng, các trường hiện nay vẫn đang bị gò bó, đặc biệt là về biên chế. Nhiều trường thiếu giáo viên nhưng không tuyển được. Nếu cứ tư duy bao cấp thì không làm được.
Về cơ chế tài chính, theo ông Lê Quân, nhiệm vụ quan trọng trong thời gian tới là đổi mới cơ chế tài chính cho GDNN, phương thức đầu tư phải hiệu quả, không dàn trải, gắn với giải quyết các vấn đề xã hội.
“Có 3 yếu tố dẫn đến tự chủ thành công của các trường nghề, đó là hiệu trưởng năng động; được cơ quan chủ quản đầu tư tốt; vị trí địa lý tốt, gắn với thị trường”- ông Lê Quân nhấn mạnh.
Ông Vũ Cương - đại diện cho nhóm nghiên cứu Ngân hàng thế giới cho biết, nhóm nghiên cứu này đang xây dựng bộ chỉ số KPI (chỉ số đo lường hiệu suất cho DN) cho các trường. Bộ chỉ số này sẽ là cơ sở giúp xã hội giám sát, lựa chọn trường để theo học. Đồng thời, là cơ sở để phân bổ ngân sách “tối thiểu” ổn định hoạt động và đánh giá năng lực nhà thầu các hợp đồng cung ứng cho nhà nước.
Ông Vũ Cương cũng cho rằng, nên tách tài trợ cho nhà nước cho cơ sở GDNN thành tài trợ theo trường (mức tài trợ tối thiểu dựa trên kết quả hoạt động trong quá khứ) và tài trợ theo kết quả thực hiện nhiệm vụ, trong đó ưu tiên đấu thầu cạnh tranh./.
Bùi Tư
(责任编辑:La liga)
- ·Công an Bình Thuận thông tin về vụ tai nạn 'xôn xao mạng xã hội'
- ·Trường ĐH Sư phạm trao bằng cho 512 tân tiến sĩ, thạc sĩ
- ·Doanh nghiệp “ma” xuất phế liệu nguỵ trang thức ăn gia súc?
- ·Thầy giáo già đam mê làm khuyến học
- ·11 sản phẩm đáng mong đợi nhất của Apple ra mắt trong năm nay
- ·“Chiều cuối năm
- ·Ukraine đề nghị Belarus ký hiệp ước không xâm phạm lãnh thổ
- ·Nối dài thành tựu hợp tác quốc tế
- ·Ngày 4/1: Thép trong nước giữ nguyên giá bán, quặng sắt giảm nhẹ
- ·Cô giáo giàu tình yêu thương
- ·Thời tiết Hà Nội 22/8: Nắng oi trước khi đón tiếp đợt mưa lớn
- ·Tuyển sinh ĐH: Không cộng điểm ưu tiên khu vực cho thí sinh tự do
- ·Fed tăng lãi suất, áp lực với tỷ giá – lãi suất trong nước
- ·Fed tăng lãi suất, áp lực với tỷ giá – lãi suất trong nước
- ·Sạc nhanh pin điện thoại bằng một vài thủ thuật
- ·Thông báo tổ chức buổi bảo vệ luận án tiến sĩ cấp Đại học Huế
- ·Năm 2018: VPBank đạt lợi nhuận hơn 9.200 tỷ đồng
- ·Ấn Độ soán ngôi quốc gia đông dân nhất của Trung Quốc
- ·Thanh niên, phụ nữ chung sức xây dựng nông thôn mới
- ·LienvietPostbank điều chỉnh kế hoạch kinh doanh 2018