【kqbd tottenham】Chìa khóa thành công của trường nghề khi tự chủ tài chính
Sau 3 năm thực hiện tự chủ tài chính,ìakhóathànhcôngcủatrườngnghềkhitựchủtàichíkqbd tottenham hướng đi mà trường LILAMA 2 lựa chọn là gắn kết với doanh nghiệp. Đây được coi là chìa khóa để thành công trong quá trình thực hiện tự chủ của nhà trường.
Gắn kết để tiết kiệm chi phí hoạt động
Trường Cao đẳng Công nghệ quốc tế LILAMA 2 là một trong 3 trường được lựa chọn để thực hiện thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động giai đoạn từ 2016 - 2019.
Theo chia sẻ của ông Nguyễn Khánh Cường - Hiệu trưởng nhà trường, ban đầu khi mới thực hiện tự chủ, tài chính của nhà trường rất khó khăn, bởi không còn được ngân sách nhà nước bao cấp. Lãnh đạo nhà trường, các khoa, phòng phải trực tiếp đi tìm kiếm nguồn thu để bù vào số “hụt” thu từ ngân sách nhà nước. Gắn kết với doanh nghiệp chính là bước đi đúng đắn, mang tính sống còn để nhà trường có thể phát triển như ngày nay.
Trên cơ sở đó, nhà trường thực hiện gắn kết với doanh nghiệp trên 3 phương diện khác nhau. Thứ nhất là gắn kết doanh nghiệp để nâng cao chất lượng đào tạo, tiết kiệm kinh phí thực tập, thực hành. Nhà trường đã triển khai mạng lưới kết nối doanh nghiệp, có cán bộ chuyên trách hợp tác với doanh nghiệp (EFK) để giúp nhà trường triển khai mô hình đào tạo kép với các doanh nghiệp lớn.
Hiện nhà trường đang hợp tác với Bosch Việt Nam đào tạo khóa thứ 6 cho 118 sinh viên; hợp tác với Mercedes Benz để đào tạo cho 15 sinh viên năm 2019… Với mô hình này, sinh viên được học lý thuyết và thực hành cơ bản tại nhà trường (30%), thực hành chuyên môn tại doanh nghiệp (70%). Qua đó, tay nghề của sinh viên được trau dồi đáp ứng với nhu cầu của doanh nghiệp, chi phí thực tập được tối ưu hóa, nhà trường tiết kiệm được kinh phí hoạt động.
Ngoài ra, nhà trường còn hợp tác với doanh nghiệp để đưa sản xuất vào các xưởng thực hành. Với hoạt động này, cả 4 bên đều được hưởng lợi, giảng viên có thêm kiến thức thực tế, sinh viên được thực hành trên sản phẩm, nhà trường khai thác được máy móc, có thêm thu nhập, đồng thời, tiết giảm được phôi liệu, chi phí thực tập cho nhà trường, doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ và không phải đầu tư thêm trang thiết bị. Đây là hoạt động không thể tách rời với quá trình đào tạo, gắn với nhu cầu của doanh nghiệp.
Chủ động tìm kiếm các đơn đặt hàng đào tạo từ doanh nghiệp
Ông Cường cho biết, gắn kết trên phương diện thứ hai là nhà trường đồng hành cùng doanh nghiệp trong đào tạo nâng cao, đào tạo lại cho doanh nghiệp, tư vấn cho doanh nghiệp trong nâng cao chất lượng đội ngũ kỹ thuật viên.
Đồng thời, trường thiết kế và đưa các dịch vụ đào tạo linh động cho doanh nghiệp, tư vấn và cùng với doanh nghiệp thiết kế các chương trình đào tạo ngắn hạn, tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, năng suất lao động tại doanh nghiệp.
Nhà trường không đưa ra các dịch vụ sẵn có, mà cùng doanh nghiệp để thiết kế dịch vụ. Một bước tiến trong cung cấp dịch vụ từ thụ động chờ doanh nghiệp đến đặt hàng, nhà trường đi đến các doanh nghiệp để tư vấn đưa ra giải pháp đào tạo tốt nhất cho doanh nghiệp, đào tạo từ nâng cao kỹ năng cho đến các bộ kỹ thuật, quản lý chất lượng, quản lý sản xuất. Hoạt động này vừa hỗ trợ cho doanh nghiệp, giảng viên, vừa nâng cao kỹ năng chuyên môn, vừa có thực tiễn, vừa tạo nguồn thu cho nhà trường.
Gắn kết trên phương diện thứ ba là để doanh nghiệp tham gia đào tạo theo chuẩn của doanh nghiệp, chuyển giao công nghệ. LILAMA 2 đã ký kết dự án PPP với các doanh nghiệp như Bosch Rexroth, GIZ để tài trợ phòng đào tạo nghề cơ điện tử trị giá 500.000 USD.
Nhà trường cũng đang thương thảo với công ty MTS của Đức để xây dựng thành trung tâm đào tạo MTS tại LILAMA 2… Các gắn kết này mang lại nhiều lợi ích cho nhà trường, kinh phí đối ứng thấp, doanh thu, thu nhập từ dự án do LILAMA 2 quản lý, giảng viên tiếp cận được công nghệ mới.
Ông Cường cho biết, việc gắn kết với doanh nghiệp đã mang lại số kinh phí không nhỏ cho nhà trường mỗi năm. Năm 2016, hoạt động gắn kết với doanh nghiệp đóng góp cho nhà trường 7 tỷ đồng, năm 2017 là 8,2 tỷ đồng, năm 2018 là 12,4 tỷ đồng. Số thu từ hoạt động gắn kết với doanh nghiệp chiếm 24,5% tổng thu của trường./.
Bùi Tư
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Bến Lức tiêu độc, khử trùng khu vực chăn nuôi
- ·Giải bóng đá vô địch quốc gia 2017: Chạy nước rút về đích
- ·Thuốc Tanganil 500mg nghi ngờ giả
- ·Quản lý thị trường Tiền Giang tiêu hủy gần 1.300 sản phẩm hàng giả, hàng nhập lậu
- ·Khoảng 19.662ha cây trồng có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn
- ·"Sốt" tiền USD hình chuột vàng
- ·Nhiều cơ sở kinh doanh ở chợ thuốc Hapulico không niêm yết giá, có dấu hiệu găm giữ hàng hóa
- ·Háo hức với ngày hội thể thao cấp huyện
- ·Triển khai Luật HTX 2023, những cơ hội
- ·SEA Games 29: Căng thẳng cuộc đua tốp 3
- ·Giá vàng hôm nay 29/6: Vàng nhẫn tiếp tục tăng hướng đến 76 triệu đồng
- ·Sai đến đâu xử lý đến đó, không bao che cho cá nhân, đơn vị vi phạm
- ·Bóng chuyền nữ Việt Nam: Cần cải tổ nguồn lực
- ·Quản lý thị trường Lào Cai: Phản ứng nhanh với tác động từ Covid
- ·Sản xuất xanh, nâng tầm thương hiệu
- ·Nhân tố quyết định thắng lợi phong trào Đồng khởi Bến Tre 1960
- ·Tạo điều kiện thuận lợi đón dòng vốn đầu tư từ Singapore và khu vực
- ·Metro Bến Thành
- ·Tập trung đẩy nhanh tiến độ các công trình giao thông trọng điểm
- ·Truy quét hàng giả, hàng nhái: Không để “đánh trống bỏ dùi”