【bóng đá na uy】Thu nhập 1 tỷ đồng/năm, nữ kế toán vẫn bới thùng rác tìm đồ ăn
Kate Hashimoto bới thùng rác để tìm đồ ăn và đồ dùng trong nhà. |
Kate Hashimoto – một nữ kế toán gốc Nhật hiện sống ở thành phố New York,ậptỷđồngnămnữkếtoánvẫnbớithùngráctìmđồăbóng đá na uy Mỹ, từng nổi tiếng khi lên truyền hình chia sẻ về lối sống tiết kiệm đến hà khắc của mình. Mặc dù có mức thu nhập tốt nhưng Kate chỉ chi 200 USD/tháng (khoảng 4,6 triệu đồng) để sống sót ở thành phố xa hoa này.
Phát biểu trên một chương trình được phát sóng lần đầu vào năm 2012, Kate cho biết: “Tôi đã sống ở New York được 3 năm. Mặc dù đây là một thành phố đắt đỏ nhưng tôi đã tìm ra nhiều cách để xoay sở. Nếu buộc phải tiêu tiền, tôi sẽ tránh để chỉ phải tiêu ít nhất có thể”.
Kate nói rằng cô chưa bao giờ phải trả tiền cho đồ nội thất. Thay vào đó, cô lùng sục khắp các bãi rác và vỉa hè để tìm những món đồ cho căn hộ của mình.
Thay vì trả hàng trăm đô la cho một chiếc giường, cô ngủ trên một chồng thảm yoga cũ nhặt được ngoài đường, còn bàn ăn của cô là một đống tạp chí cũ.
Kate cũng không phải mua bất kỳ bộ quần áo mới nào trong hơn 8 năm, không mua đồ lót mới từ năm 1998 và từ chối mua các sản phẩm vệ sinh cá nhân. Thay vào đó, cô xin chúng trên các trang web tặng đồ miễn phí hoặc nhận hàng tặng từ các sự kiện quảng cáo.
“Tôi là ‘fan’ hâm mộ của hàng tặng” – cô nói.
Kate Hashimoto cũng tái chế giấy đã dùng trong phòng tắm công cộng để lau tay. |
Kỳ lạ hơn, Hashimoto thừa nhận rằng cô không mua giấy vệ sinh hoặc khăn giấy vì “không tin vào việc chi tiền cho một thứ mà bạn sẽ vứt đi”.
Cô chỉ sử dụng xà phòng và một chai nước xịt để vệ sinh. Cô cũng tái chế giấy mà cô đã sử dụng trong phòng tắm công cộng để lau khô tay. Còn việc giặt giũ, Kate cũng không bỏ ra 3 USD mỗi lần mang ra tiệm. Thay vào đó, cô giặt chúng trong bồn tắm. “Tôi nghĩ lần cuối cùng tôi mang quần áo ra tiệm giặt là cách đây 3 năm”.
Cô cũng không sử dụng máy sấy vì cho rằng đó là một sự lãng phí tiền bạc. Thay vào đó, cô vắt kiệt quần áo bằng tay. Tổng cộng, những kỹ năng này giúp cô tiết kiệm được khoảng 6 đô la phí giặt là mỗi tháng.
Nữ kế toán cũng tránh việc phải trả tiền mua đồ ăn bằng mọi giá. “Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi thấy mình tiêu khoảng 20-25 USD/tuần cho thực phẩm, nghĩa là khoảng 100 USD/tháng (khoảng 2,3 triệu đồng)”.
“Tại sao tôi lại có thể chi nhiều tiền đến vậy cho đồ ăn?”. Thay vào đó, sau giờ làm, cô cải trang thành một người ăn mày, lọc túi rác bên ngoài các nhà hàng và siêu thị ở một số khu phố sang trọng.
“Các cửa hàng thường vứt bỏ rất nhiều thực phẩm chất lượng cao, bao gồm cả thực phẩm hữu cơ và thực phẩm đã chế biến đẹp mắt”.
Kate nói, cô ấy chỉ lấy những thực phẩm “hợp vệ sinh”, được đựng trong các gói kín, chưa bị can thiệp gì. Nhờ đó, cô được ăn những món ăn thực sự cao cấp mà sẽ không bao giờ phải trả tiền cho nó, như là: nho, bơ… Nếu bạn bè rủ đi ăn ở ngoài, cô sẽ cố gắng từ chối và chỉ đi nếu họ trả tiền cho bữa ăn.
Kate thường đóng giả là ăn mày để lục tìm thùng rác. |
Các biện pháp cắt giảm chi phí khắc nghiệt của Kate giúp cô chỉ tiêu tốn 200 USD/tháng, trong khi chi phí sinh hoạt trung bình cho một người ở khu vực của cô là khoảng 1.341 USD (gần 31 triệu đồng) nếu không tính tiền thuê nhà.
Nhưng để tiết kiệm điện nước, cô cũng hạn chế việc nấu ăn, dùng máy rửa bát hay lò vi sóng. Việc tiết kiệm chi tiêu cũng giúp Kate mua được căn hộ và chỉ phải trả các chi phí điện nước.
Khi được hỏi điều gì đã khiến cô chọn lối sống này, Kate cho biết, sau khi tốt nghiệp đại học, cô tưởng rằng mình sẽ có một công việc ổn định suốt đời. Nhưng sau đó, gặp khủng hoảng kinh tế, cô bị sa thải. Từ đó, cô chọn lối sống cắt giảm tối đa các khoản chi tiêu để có thể sống sót ở thành phố New York.
Mặc dù bị nhiều người dè bỉu nhưng Kate vẫn cảm thấy thoải mái với lối sống của mình. |
Dần dần, trở thành một thói quen, cô vẫn tiếp tục sống tằn tiện để đề phòng cho những rủi ro sau này trong cuộc sống mặc dù cô đã đạt được mức thu nhập 50.000 USD/năm (1,15 tỷ đồng).
Bất chấp những chỉ trích và dèm pha từ người khác, cô cho rằng mình đang có một cuộc sống thoải mái và không phụ thuộc vào vật chất.
Đăng Dương(Theo The Sun, News)
8 quan niệm sai lầm có thể khiến bạn nghèo suốt đời
Những câu nói như: “Đám cưới chỉ có một lần trong đời”, “Hàng đắt tiền là hàng tốt”, “Chúng ta chỉ sống một lần”… sẽ khiến bạn chi tiêu tiền một cách hoang phí.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Tra cứu điểm thi THPT quốc gia tỉnh Đồng Tháp năm 2018 nhanh và chính xác nhất
- ·Thi trực tuyến tìm hiểu kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin trên không gian mạng
- ·Phát hiện và tạm giữ một khẩu súng săn tự chế
- ·Bảng xếp hạng bóng đá Ngoại hạng Anh 2023
- ·Đề xuất 2 phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2020
- ·Mãi soi sáng con đường cách mạng Việt Nam
- ·Vì sao UBND huyện Phú Xuyên hủy hàng loạt quyết định trúng đấu giá đất?
- ·Giúp người dân biên giới thu hoạch lúa
- ·Gần 1.200 viên ma túy tổng hợp bị thu giữ khi đang di chuyển
- ·Bernardo Silva tìm cách đào tẩu Man City sang Barca
- ·Vụ 213 container 'mất tích': Tổng cục Hải quan thông tin về xử lý cán bộ sai phạm
- ·Chứng khoán hôm nay (3/1): Lực cầu tốt phiên chiều, VN
- ·“Mũi nhọn” nơi đầu sóng
- ·Chứng khoán phái sinh: Hợp đồng tháng hiện tại tăng nhẹ, các chỉ báo kỹ thuật trung tính
- ·Uống trà xanh mỗi ngày giúp khỏe đẹp bền lâu
- ·Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Nhân sự được chọn phải thật sự tiêu biểu
- ·Lê Quang Liêm hòa cựu vô địch thế giới ở World Cup cờ vua 2023
- ·Huỳnh Như: Hy vọng tuyển nữ Việt Nam sẽ trở lại World Cup
- ·Cách làm bánh dứa Đài Loan (Trung Quốc) cực ngon cho những ngày cuối năm
- ·GELEX bổ nhiệm nhân sự cấp cao từ ngày 1/1/2024