【kết quả các trận đấu ngoại hạng anh】WB gợi ý hướng đi để Việt Nam thoát thế kẹt cạnh tranh bằng giá rẻ
Đó là nhận định của các đại biểu tại Hội nghị giới thiệu hai báo cáo với tiêu đề - Việt Nam trước ngã rẽ: Tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu thế hệ mới và Nghiên cứu về tăng cường năng lực cạnh tranh và liên kết các DN vừa và nhỏ do Bộ Công Thương phối hợp cùng Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức ngày 8/9 tại TP.HCM.
Phát biểu tại hội nghị,ợiýhướngđiđểViệtNamthoátthếkẹtcạnhtranhbằnggiárẻkết quả các trận đấu ngoại hạng anh ông Sebastian Eckardt, chuyên gia kinh tế trưởng, WB tại Việt Nam đánh giá, Việt Nam đã hưởng lợi rất nhiều từ việc thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, mối liên kết giữa các DN nước ngoài và DN Việt Nam còn rất yếu nên sự đóng góp của DN Việt Nam trong hàng xuất khẩu còn ở mức thấp. Theo đó, việc tăng cường kết nối các DN trong nước với DN nước ngoài sẽ giúp Việt Nam tận dụng được các lợi ích lan tỏa của FDI, đó là việc tăng năng suất từ chuyển giao kiến thức và công nghệ từ các nhà đầu tư nước ngoài sang DN Việt Nam.
Trình bày về báo cáo “Việt Nam trước ngã rẽ: Tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu thế hệ mới”, ông Charles Kunaka, chuyên gia kinh tế trưởng, Vụ Thương mại, Khối Thương mại và Cạnh tranh, WB, chỉ ra rằng, ngay cả những DN lớn hàng đầu của Việt Nam cũng vẫn sử dụng các nhà cung ứng nước ngoài. Bởi thực tế là các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam muốn tham gia vào chuỗi cung ứng ngay tại Việt Nam cũng gặp rất nhiều khó khăn.
Trong khi đó, nền sản xuất trên thế giới đang thay đổi rất nhanh. Điều này đặt Việt Nam đứng trước ngã rẽ với hai lựa chọn. Một là, tiếp tục phát triển để làm nền tảng xuất khẩu cho các chuỗi giá trị toàn cầu và chuyên sâu vào các chức năng gia công, lắp ráp đem lại giá trị gia tăng thấp. Hai là, Việt Nam có thể tận dụng làn sóng tăng trưởng nhằm đa dạng hóa và dịch chuyển theo chuỗi để tham gia vào các phân khúc đem lại giá trị gia tăng cao hơn. Đồng thời, nắm bắt cơ hội để nuôi dưỡng các DN trong nước đổi mới sáng tạo, có thể phát triển sản phẩm “sáng chế tại Việt Nam” của riêng mình.
Câu hỏi đặt ra là đâu là lựa chọn tốt nhất cho Việt Nam hiện nay? Ông Sebastian Eckardt khẳng định, chỉ có duy nhất một con đường là Việt Nam phải vươn lên nấc thang cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng, cánh cửa cơ hội dẫn tới con đường này cũng đang thu hẹp lại rất nhanh do sự cạnh tranh ngày càng tăng lên, các nước lân cận với Việt Nam cũng đang tìm cách tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu. Do đó, Việt Nam buộc phải vươn lên, nếu không sẽ bị kẹt trong thế cạnh tranh giá rẻ. Đặc biệt, trong làn sóng cách mạng công nghiệp 4.0, lợi thế cạnh tranh bằng lao động giá rẻ sẽ ngày càng yếu đi.
Như vậy, việc gấp rút tạo được mối liên kết giữa DN nước ngoài với DN Việt Nam để các DN Việt Nam có thể tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu là vấn đề cấp thiết hiện nay. Tuy nhiên, trình bày về báo cáo Nghiên cứu về tăng cường năng lực cạnh tranh và liên kết các DN vừa và nhỏ, bà Asya Akhlaque, Quyền giám đốc Vụ Đông Á - Thái Bình Dương, khối Thương mại và Cạnh tranh, WB, đã chỉ ra sự vênh nhau trong mối liên kết này. Theo đó, về phía cung, các DN Việt Nam thiếu các kỹ năng lao động, gây cản trở sự liên kết và duy trì quan hệ kinh doanh với DN nước ngoài. Các DN trong nước cũng thiếu các kênh chính thức để thu thập thông tin về chiến lược mua hàng của DN nước ngoài cũng như các thông tin về yếu cầu chất lượng, chi phí, giao hàng và các tiêu chuẩn quản lý…
Trong khi đó, do thiếu các nhà cung cấp trong nước có khả năng cạnh tranh nên các công ty nước ngoài phải tìm kiếm ở nơi khác để tìm kiếm các công ty có thể cung ứng một cách ổn định và kịp thời các đầu vào cần thiết cho sản xuất. “Mặc dù vậy, các DN nước ngoài vẫn rất quan tâm tới việc tiếp cận các nhà cung cấp trong nước có khả năng cạnh tranh toàn cầu” – bà Asya cho hay.
Bà Asya cũng nhấn mạnh về việc dù có rất nhiều chương trình hỗ trợ DN, song các chương trình này lại do các bộ, ngành riêng lẻ xây dựng, dẫn tới sự rời rạc, thiếu liên kết để xây dựng được chuỗi giá trị, thậm chí đôi khi còn bị trùng lắp.
Trong bối cảnh đó, các chuyên gia tại hội nghị đều cho rằng Việt Nam cần có một gói sáng kiến cải cách toàn diện theo chiều ngang và theo ngành dọc ở các ngành cụ thể. Các biện pháp không nên triển khai một cách riêng lẻ mà cần phải có một nghị trình toàn diện, xuyên suốt nhiều khía cạnh. Theo đó, Việt Nam cần cải thiện sự phối hợp giữa các bộ ngành, tạo thuận lợi về trao đổi thông tin và liên hệ giữa DN trong nước và nước ngoài, đồng thời hỗ trợ có mục tiêu nhằm phát huy thế mạnh của một số nhà cung ứng trong nước.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Cụ bà suýt mất 900 triệu đồng khi nhận ‘lệnh bắt giam’ qua Zalo
- ·Truy sát kinh hoàng ở Sài Gòn, 1 người tử vong
- ·Hải Phòng: Khởi tố vụ án hàng xóm hiếp dâm bé 6 tuổi
- ·Khởi tố hình sự vụ xe khách lao xuống vực 4 người chết ở Cao Bằng
- ·Apple điều tra sự cố iPhone 7 Plus cùng phát nổ giống Note 7
- ·Nam sinh lớp 9 đánh chết bạn trong ngày tổng kết năm học
- ·Nguyên Phó Giám đốc Sở NN&PTNT TP Hà Nội chờ ra tòa lần 2
- ·Đinh Mạnh Thắng lợi dụng ảnh hưởng của ông Đinh La Thăng?
- ·Chứng khoán tuần qua: Thị trường điều chỉnh tích lũy, thanh khoản chưa cải thiện
- ·Đánh chết em ruột và hàng xóm vì đôi gà: Nghi phạm là người thế nào?
- ·Đoạn ngập đường cao tốc Phan thiết – Dầu Giây, thiết kế có vấn đề
- ·Bị bất ngờ triệu tập, nguyên Phó TGĐ Oceanbank khai gì?
- ·Bắt quả tang cạy cửa, người đàn ông bị đánh hội đồng đến chết
- ·‘Cuồng yêu’ gã trai vung dao chém chết hai người
- ·Lốc xoáy cuốn bay hàng chục mái nhà ở Thừa Thiên Huế
- ·'Chìa khóa' phá án vụ ông Phan Văn Vĩnh là ai?
- ·Vợ con tử vong, chồng thoi thóp trong tiệm cầm đồ
- ·Phúc thẩm đại án Oceanbank: Đề nghị triệu tập 'nhân vật bí ẩn'
- ·Galaxy S8 có giúp Samsung tỏa sáng trở lại sau hàng loạt sóng gió?
- ·16 nam nữ tổ chức tiệc ma túy trong quán karaoke ở Sài Gòn