【hôm nay bóng đá】Mỹ phẩm đắt tiền chưa chắc đã xịn
Dễ dãi khi bỏ “một đống tiền”
Đi theo một cô bạn đang có nhu cầu mua phấn trang điểm “xịn”,ỹphẩmđắttiềnchưachắcđãxịhôm nay bóng đá PV được dẫn vào gian hàng của hãng Iris đang trưng bày tại siêu thị Co.opmark để xem xét và chọn lựa. Cũng như các gian trưng bày sản phẩm làm đẹp khác, chủng loại sản phẩm ở đây rất đa dạng, phong phú từ kem lót, kem nền, phấn nền, phấn phủ, nước hoa hồng… Cô nhân viên có nước da trắng hồng, mịn màng đi ra giới thiệu với chúng tôi về các loại sản phẩm của mình.
Khi nghe về loại sản phẩm bạn tôi định mua, cô nhân viên chỉ về góc tủ nơi bày bán một số loai sản phẩm phấn và khẳng định chắc chắn: “Sản phẩm của hãng chúng em rất lành, chưa gây phản ứng phụ đối với bất cứ người nào và loại da nào”. Cô bạn tôi cầm hộp phấn lên tay ngó qua loa rồi gật đầu lấy và thanh toán tiền rồi kéo tôi về. Nghe tôi thắc mắc rằng vì sao không hỏi rõ hơn về sản phẩm, cô bạn tôi cười nói: “Nhãn hàng xịn, được bán tại nơi uy tín và quan trọng nó đắt tiền, thế là yên tâm!”.
Đắt tiền không đồng nghĩa với xịn. |
Ngoài việc trực tiếp đi ngắm nghía tận cửa hàng, nhiều người muốn mua mỹ phẩm còn vô tư ngồi nhà xem và đặt hàng qua mạng. Các địa chỉ quảng cáo mỹ phẩm tràn lan trên mạng với những lời quảng cáo bùi tai như “hàng xách tay mỹ phẩm Hàn Quốc xịn” hay “hàng chính hãng xịn”…. Cứ gắn với từ “xịn” vào thì nhiều người coi đó là một đảm bảo, sự tin cậy để mình có thể thoải mái lựa chọn.
Cùng với những lời quảng cáo ngắn gọn là một vài hình ảnh chụp cận cảnh sản phẩm và người mẫu xinh như mộng minh họa cho việc “đã dùng sản phẩm”. Nhiều người thiếu thời gian, thiếu kiến thức về mỹ phẩm đã dễ tính đặt hàng. Khi chủ hàng mang sản phẩm đến, người mua trả tiền và mang về dùng không một chút nghi ngờ về chất lượng. Một hình thức mua mỹ phẩm khác mà không ít người chọn lựa đó là mua hàng qua kênh người quen hoặc qua giới thiệu. Khi đã cầm sản phẩm trên tay, chỉ cần ngửi hoặc nhìn ngắm ưng ý là người mua không gợn chút băn khoăn nào.
Chính vì thói quen chọn lựa mỹ phẩm dễ dãi, cẩu thả như vậy, nhiều tai nạn đã xảy ra với những người mang trên mình khát khao làm đẹp. Da mặt nhiễm trùng với nhiều mụn chảy nước, hai bên má và vùng trán ken dày mụn đỏ… là những biểu hiện không hiếm gặp khi bệnh nhân đến khám chữa tại các BV hay các phòng khám chuyên khoa về da liễu. Nhiều người trong số này quả quyết, họ đã dùng mỹ phẩm xịn, mỹ phẩm đắt tiền hay mỹ phẩm xách tay và không hiểu vì sao mình lại có những biểu hiện đi ngược với mong muốn như vậy.
Trao đổi với PV, BS Lê Anh Thư, Phó Trưởng khoa khám bệnh, BV Da liễu Trung ương cho biết: BV đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân nhập viện do bị phù nề, dị ứng mỹ phẩm. Có nhiều bệnh nhân nói rằng, họ bị những hiện tượng như sưng đỏ, phù nề… loại trừ khả năng nguyên nhân từ mỹ phẩm vì họ tin rằng, mỹ phẩm mình mua với giá cao như vậy, không thể nào có thể gây kích ứng hay phản ứng không mong muốn như vậy được. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng không ít trường hợp dùng mỹ phẩm xịn từ những hãng mỹ phẩm nổi tiếng mà người dùng vẫn bị dị ứng.
Thủ đoạn bằng “xen kẽ”...
Ngày 25/4/2012, Đội trưởng đội Quản lý thị trường số 13 đã tiến hành kiểm tra đột xuất một số cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm lớn trên địa bàn 5 quận, huyện tại Hà Nội và đã thu giữ nhiều sản phẩm "đội lốt" chính hàng để đánh lừa người tiêu dùng. Trong đó, hàng nghi giả mạo nhãn hiệu Nivea bị tạm giữ nhiều nhất, với 1.166 sản phẩm.
Ngoài ra, hàng lậu được trà trộn trong các cửa hàng cũng rất lớn, với 4.216 sản phẩm các loại, tập trung vào các mặt hàng như: thuốc nhuộm tóc, dầu gội đầu, dầu xả, hấp tóc...
Đặc biệt, tại địa chỉ số 16 phố Kim Giang, quận Thanh Xuân, Hà Nội, lực lượng chức năng còn phát hiệu nhiều sản phẩm dầu gội đầu nhãn hiệu L'oreal "nhập nhằng" trong việc ghi nguồn gốc xuất xứ.
Cụ thể, trên mã vạch không trùng khớp với nguồn gốc được dán trên tem phụ của sản phẩm và đây được nghi là hàng lậu đem trà trộn để tiêu thụ. Qua kiểm tra 3 cửa hàng trên địa bàn quận Thanh Xuân, lực lượng chức năng đã phát hiện và thu giữ một số lượng mỹ phẩm không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không có nhãn phụ, thiếu hóa đơn chứng từ... Tuy nhiên, việc bày bán cũng được che đậy một cách tinh vi, chỉ có vài loại bán xen kẽ với những sản phẩm chính hãng nhằm "qua mặt" các đơn vị chức năng.
Trước đó, lực lượng chức năng Hà Nội phát hiện 17 vụ vận chuyển hàng lậu, hàng giả tuồn vào địa bàn. Một cán bộ ở Đội quản lý thị trường số 14 cho biết, các đối tượng luôn tìm nhiều thủ đoạn để trà trộn hàng giả, hàng nhái, nhất là hàng lậu nhập từ nước ngoài với giá rẻ rồi về thay đổi nhãn mác trong nước để kiếm lợi bất chính.
Ở Hà Nội các đối tượng chuyển hàng tập kết chủ yếu ở chợ bán buôn, chợ trời rồi xé lẻ ra chuyển đi các tỉnh bằng xe tải, xe khách. Sản phẩm giả bày bán tại các cửa hàng lập lờ biển hiệu thường là hàng kém chất lượng, hàng giả được sản xuất từ Trung Quốc. Một số thủ đoạn khác là bày lẫn hàng chính hãng có giấy phép lưu hành với hàng nhập lậu, hàng giả, hoặc thuê kho để chứa hàng lậu để “che mặt” lực lượng chức năng và đánh lừa khách hàng.
Theo PL&XH
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Người dân tấp nập vào siêu thị sắm Tết
- ·Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận SHB tạm 'khóa' room ngoại ở mức 10%
- ·Trung Quốc dừng nhập khẩu thanh long tại Cầu phao tạm Đông Hưng: DN chủ động thay đổi điểm giao hàng
- ·Tại sao nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp lại quan trọng với doanh nghiệp nhỏ và vừa?
- ·Cách chia đôi màn hình trên trình duyệt Edge
- ·YTECO bị phạt 100 triệu đồng do khai không chính xác yếu tố hình thành giá thuốc
- ·PV GAS: Tự hào truyền thống
- ·Giá gas tăng mạnh, lần tăng thứ 5 liên tiếp
- ·Bphone 3 liệu có phải 'canh bạc lớn' cuối cùng của đại gia Quảng 'nổ'?
- ·Boutique hotel – tâm điểm đầu tư bất động sản tại Phan Thiết
- ·TS. Phan Đức Hiếu: CMCN 4.0 không tự nhiên tạo ra giá trị cho doanh nghiệp
- ·6 lý do Vinfast có thể trở thành một thế lực trong mảng xe điện
- ·Giải pháp hiệu quả nhằm lưu thông, cung ứng hàng hoá cho các tỉnh thành giữa đại dịch Covid
- ·Phát huy tối đa nội lực, tận dụng linh hoạt ngoại lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
- ·Dở khóc dở cười trong ngày đầu tiên khóa sim không chính chủ
- ·Kết nối máy tính tiền với cơ quan chức năng có phải là 'thanh bảo kiếm' trong việc quản lý thuế ở Vi
- ·Tập đoàn Sun Group ủng hộ Thanh Hóa 10 tỷ đồng cho Quỹ phòng chống dịch Covid
- ·ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng ở mức 3,8% trong năm nay và 6,5% trong năm 2022
- ·Thị trường cửa hàng tiện lợi Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á, VinGroup bỏ xa các tập đoàn
- ·PV GAS đưa vào hoạt động tàu kho nổi LPG lạnh tại miền Bắc