【ket qua bd phap】Công bố dự án đột phá về Hệ thống bảo lãnh thông quan hiện đại tại Việt Nam
Đây là bước khởi động trong Dự án hỗ trợ kỹ thuật của GATF với Chính phủ Việt Nam,ôngbốdựánđộtphávềHệthốngbảolãnhthôngquanhiệnđạitạiViệket qua bd phap nhằm cung cấp giải pháp khả thi cho Chính phủ Việt Nam để thực hiện các cam kết WTO cũng như các Nghị quyết 19 của Chính phủ Việt Nam về nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thông qua nỗ lực hợp tác giữa GATF - VPSF với các đơn vị của Bộ Tài chính/ Tổng cục Hải quan Việt Nam và Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ cũng như các Bộ ngành liên quan đến quản lý nhà nước về hàng hóa xuất nhập khẩu và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa.
Theo Ban Tổ chức, bằng Công văn số 8783/VPCP-KSTT ngày 18/8/2017 của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chấp thuận đề nghị của Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng về việc triển khai nghiên cứu khả năng áp dụng Hệ thống bảo lãnh thông quan tại Việt Nam, theo đề xuất từ Liên minh Tạo thuận lợi Thương mại Toàn cầu (GATF) với Hội đồng tư vấn.
Tại hội nghị, Liên minh Tạo thuận lợi Thương mại Toàn cầu đã công bố một dự án đột phá nhằm cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho Tổng cục Hải quan Việt Nam, Cục Quản lý Giám sát Bảo hiểm của Bộ Tài chính và các bộ, ngành tham gia quản lý lĩnh vực thương mại ở Việt Nam với hậu thuẫn của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Theo đó, dự án hỗ trợ này có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài đến từ các quốc gia thành viên của WTO để giúp Việt Nam hiện đại hóa và cải cách thủ tục thương mại liên quan đến XNK. Dự án cũng bao gồm việc điều chỉnh, sửa đổi các quy định pháp lý và quản lý, hỗ trợ vận hành và công nghệ thông tin cho hệ thống Hải quan điện tử VNACCS/VCIS và các hỗ trợ khác trong nghiên cứu và triển khai một hệ thống bảo lãnh thông quan hiện đại.
Dự án hướng đến việc xây dựng một cơ chế cho phép các bộ ngành tham gia vào công tác quản lý chuyên ngành đối với hàng hoá XNK áp dụng được các phương pháp quản lý rủi ro hiện đại và các thông lệ quốc tế tốt nhất, phối hợp với những quy trình thủ tục được xây dựng và áp dụng bởi Tổng cục Hải quan và Bộ Tài chính Việt Nam.
Các đề xuất của dự án đều được lấy ý kiến từ các hiệp hội DN tham gia Liên minh Tạo thuận lợi Thương mại Việt Nam (VTFA) tại TP.HCM vào năm 2016 và được tiếp nhận bởi Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ vừa được kiện toàn.
Giai đoạn 1 của Dự án, đánh giá tính khả thi, sẽ được chủ trì bởi đại diện của Bộ Tài chính và sự phối hợp của Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ cùng đại diện các Bộ, ngành liên quan và sự tham gia góp sức của các chuyên gia đến từ Hoa Kỳ, Canada và châu Âu.
Liên minh Tạo thuận lợi Thương mại Toàn cầu (GATF) là một tổ chức đối tác công - tư bao gồm Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Phòng Thương mại Quốc tế và Trung tâm Doanh nghiệp Tư nhân Quốc tế, với sự tham gia của các công ty logistics và các tập đoàn đa quốc gia hàng đầu như DHL, UPS, Maersk , Walmart, v.v.
Theo Ban tổ chức, Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở châu Á và cũng là quốc gia đang phát triển đầu tiên trên thế giới được lựa chọn bởi các quốc gia tài trợ trong WTO để cung cấp hỗ trợ kỹ thuật này theo Hiệp định về Tạo thuận lợi Thương mại của WTO (có hiệu lực vào ngày 22/2/2017 khi 112 quốc gia đã phê chuẩn). Đề án sẽ được điều phối bởi Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành hành chính của Thủ tướng Chính phủ mà Văn phòng Chính phủ là cơ quan thường trực.
Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam là sáng kiến tạo lập bởi Sáng kiến hỗ trợ phát triển khu vực tư nhân vùng Mekong MBI (Do Chính phủ Úc và Ngân hàng phát triển Châu Á ADB thiết lập) cùng Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam VYEA - một trong các thành viên Hội đồng tư vấn cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ. VPSF/VYEA đã kí biên bản ghi nhớ với GATF với vai trò đối tác tư nhân của Liên minh tại Việt Nam để thực hiện dự án hỗ trợ kỹ thuật công – tư này.
Những nỗ lực kể trên nhằm mục đích phát huy hiệu lực, hiệu quả của các chính sách cùng vai trò lãnh đạo của Chính phủ cho các cải cách tạo thuận lợi thương mại, cũng như thể hiện tinh thần đồng hành, hợp tác công - tư giữa khu vực tư nhân với các cơ quan quản lý nhà nước tại Việt Nam, vì mục tiêu thúc đẩy phát triển nền kinh tế quốc gia.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Lễ trao giải cuộc thi “Tôi khoẻ đẹp hơn 2024” vinh danh 12 cá nhân xuất sắc
- ·Hoa hậu Lương Thùy Linh làm giảng viên đại học
- ·Á hậu Huyền My đẹp kiêu sa, tiết lộ lý do hạn chế hoạt động showbiz
- ·Á hậu Thùy Dung khác lạ với phong cách cá tính, gợi cảm
- ·Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh làm việc với Bắc Kạn về bảo vệ rừng
- ·Người đẹp Brazil đăng quang, Thiên Ân khóc nức nở vì trượt top 10
- ·Thiên Ân gây ấn tượng tại vòng phỏng vấn Miss Grand International 2022
- ·Hoa hậu Biển đảo Việt Nam 2022 trao tặng trống đồng cho Bảo tàng Quảng Ninh
- ·Bắt được tê tê quý hiếm ở Cần Thơ
- ·Nhiều 'sạn' trong vòng thi bikini Miss Grand Vietnam 2022, Ban tổ chức xin lỗi
- ·Lễ trao Giải Diên Hồng: Tôn vinh 83 tác phẩm xuất sắc
- ·Thành tích học tập cực đỉnh của nam sinh Bách khoa hai lần giành ngôi nam vương
- ·Người đẹp Trà Vinh cao 1,8 m đăng quang Hoa khôi Nam Bộ 2022
- ·Á hậu Bảo Ngọc nổi bật trong phần thi bikini tại Hoa hậu Liên lục địa 2022
- ·Học hỏi từ sai lầm để trở thành phiên bản tốt hơn trong tương lai
- ·Profile ấn tượng của mỹ nhân Việt dự thi trên đấu trường sắc đẹp quốc tế 2022
- ·BTC Miss Grand Vietnam 2022 điều chỉnh màn thí sinh hô tên trong đêm chung kết
- ·Á hậu Bảo Ngọc đăng quang Hoa hậu Liên lục địa 2022
- ·Điện Biên thiệt hại gần 6 tỷ đồng do mưa lớn, gió lốc trong 2 ngày
- ·Hoa hậu Ngọc Châu thực hiện nguyện vọng 'một bữa no' cho 2 anh em nghèo