【mazatlán đấu với león】Sức lan tỏa của Đề án hợp tác xã
Sau 2 năm triển khai,ứclantỏacủaĐềnhợmazatlán đấu với león thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng hoạt động của Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2014-2016 và định hướng đến 2020” (đề án) đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, tạo sức lan tỏa trong hệ thống kinh tế tập thể của tỉnh.
HTX Chăn nuôi ba ba Thạnh Lợi vay nguồn vốn Quỹ hỗ trợ HTX để mở rộng ao nuôi, phục vụ cung ứng và tiêu thụ ba ba cho thành viên.
HTX ngày càng lớn mạnh
Theo báo cáo của đề án, tỷ lệ HTX khá, giỏi đạt đến cuối năm 2017 là 73,3%; số HTX yếu kém còn 6,82%. Đạt được thành tích này là nhờ sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ cán bộ Liên minh HTX tỉnh và cán bộ phụ trách địa bàn, cán bộ phụ trách lĩnh vực của 8/8 huyện, thị xã, thành phố. Đặc biệt, là công tác củng cố, hỗ trợ các HTX chuyển đổi hoạt động, cơ cấu lại bộ máy tổ chức… Năm 2017, có nhiều HTX hoạt động không hiệu quả bị giải thể và chuyển đổi hoạt động theo đúng thực chất của Luật HTX năm 2012. Con số HTX giải thể là 28 HTX, trong đó chuyển sang loại hình doanh nghiệp là 2 HTX. Lúc này, toàn tỉnh có 194 HTX, liên hiệp HTX, giảm 23 HTX so với cùng kỳ. “Năm đó, Liên minh HTX tỉnh đã xác định định hướng hoạt động HTX theo đúng hướng chỉ đạo, chủ trương của tỉnh và Liên minh HTX Việt Nam, không chạy theo số lượng mà tập trung cho chất lượng”, ông Trần Văn Thắng, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh, cho biết.
Từ cuối năm 2015 đến tháng 6-2016, Liên minh HTX tỉnh tập trung chỉ đạo cán bộ và phối hợp với các địa phương rà soát lại số lượng HTX trên địa bàn, tiến hành củng cố, hướng dẫn hồ sơ chuyển đổi. Kết quả đến đúng hạn định, toàn bộ 100% HTX của tỉnh đã hoàn tất công tác chuyển đổi hoạt động theo Luật HTX năm 2012. Hậu Giang được lãnh đạo Liên minh HTX Việt Nam đánh giá cao vì là tỉnh đầu tiên của khu vực đồng bằng sông Cửu Long hoàn tất việc chuyển đổi.
Trong công tác củng cố HTX, giảm tỷ lệ HTX yếu kém thì giải pháp sáp nhập lại HTX cũng góp phần cho việc gia tăng hiệu quả HTX. Năm 2017, có 4 HTX được sáp nhập lại, hợp nhất thành 2 HTX lớn mạnh hơn về số lượng thành viên tham gia và vốn hoạt động. Đó là HTX Nông nghiệp Vị Thanh 1 và HTX Nông nghiệp Vị Thanh 2 (xã Vị Thanh, huyện Vị Thủy) thành HTX Bắc Xà No; HTX Sản xuất và dịch vụ nông nghiệp Thanh Mến và HTX Nông nghiệp Vị Thanh thành HTX Nông nghiệp Vị Thanh. Các HTX được sáp nhập như nhân thêm sức mạnh, tập hợp được số lượng thành viên tâm huyết, vốn hoạt động. Đây cũng là đòn bẩy để HTX có thể tập trung nguồn vốn thực hiện nhiều loại hình dịch vụ, cơ giới hóa trong sản xuất, cũng như bao tiêu lúa cho nông dân trong khu vực.
Khi thực hiện Luật HTX năm 2012, hàng loạt HTX đã tự chuyển đổi sang làm dịch vụ “đầu ra - đầu vào” trong lĩnh vực nông nghiệp, trong đó có không ít HTX đã thành công. Có đến 90% HTX trong xã nông thôn mới của tỉnh đều thực hiện loại hình hoạt động dịch vụ có hiệu quả. Đi đầu là HTX Nông nghiệp (NN) Thạnh Thắng, xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh. Năm qua, HTX đã phối hợp với công ty phân bón tại thành phố Cần Thơ cung ứng phân bón vi sinh, phân bón Con Cò chất lượng cho thành viên và bà con trồng khóm trong khu vực với giá hợp lý. Đối với thành viên không có tiền mặt thì được công ty cho nhận phân trả chậm trong thời gian 4 tháng. Đến nay, HTX đã cung ứng cho bà con hơn 4 tấn phân bón và phục vụ kịp thời nhu cầu sản xuất khóm của HTX. Còn ở xã nông thôn mới Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, HTX Chăn nuôi ba ba Thạnh Lợi cũng thực hiện được dịch vụ cung cấp con giống và thu mua ba ba, cua đinh thương phẩm cho thành viên và hộ nuôi ba ba trong và ngoài xã. Trong 3 năm qua, các HTX trong tỉnh đã ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp cung cấp vật tư đầu vào, như: giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật theo thời vụ thu hoạch với doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, với diện tích 1.079ha.
Xóa dần tình trạng “6 không”
Mặt khác, đề án đã phần nào giải quyết được bài toán “6 không” của hầu hết HTX trong tỉnh, đặc biệt là tình trạng không trụ sở làm việc. Qua 2 năm thực hiện nội dung này, HTX NN Thạnh Thắng, xã Hỏa Tiến và HTX Tân Thuận, xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh đã có được trụ sở làm việc đàng hoàng. Ông Nguyễn Văn Ẩn, Giám đốc HTX Tân Thuận, chia sẻ: “Năm qua, nhờ sự hỗ trợ của Liên minh HTX tỉnh và UBND thành phố, Phòng Kinh tế thành phố, HTX đã có được chỗ làm việc. Trụ sở là nhà văn hóa ấp được sửa chữa lại gần 40 triệu đồng nên mới, khang trang. Từ đây, chỗ làm ăn, giao dịch cho thành viên rộng rãi hơn so với cách sinh hoạt trước đó tại nhà tôi”.
Tuy vậy, đến nay chỉ có 5 HTX có trụ sở làm việc (lồng ghép nhà thông tin, nhà văn hóa ấp, xã), chiếm 3,88% số HTX nông nghiệp có xây dựng trụ sở làm việc. Tỷ lệ này còn thấp nhiều so với chỉ tiêu đề án đề ra. “Thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh, thời gian qua các sở, ngành có liên quan cùng với địa phương khảo sát và thực hiện phương án lồng ghép vào nhà thông tin, nhà văn hóa ấp để HTX hoạt động sản xuất - kinh doanh. Bởi hiện nay, nhiều địa phương gặp khó về kinh phí, HTX thì không đủ vốn đối ứng, quỹ đất không có nên không thể hỗ trợ HTX xây dựng trụ sở mới”, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Trần Văn Thắng bày tỏ. Theo phương án này, đến nay, có 5/7 trường hợp được bố trí lồng ghép vào nhà văn hóa ấp là huyện Vị Thủy, Phụng Hiệp, Châu Thành, thị xã Ngã Bảy và thành phố Vị Thanh. Ngoài ra, xây mới được 1 trụ sở HTX tại thành phố Vị Thanh, còn 1 HTX ở huyện Châu Thành A đang tiến hành các thủ tục.
Hiệu quả nhất có thể nói là nguồn vốn vay của Quỹ hỗ trợ phát triển HTX tỉnh hàng năm. 3 năm qua, quỹ đã giúp cho hơn 30 lượt HTX vay với mức trên 12,2 tỉ đồng. Có một vài HTX được vay lần 2 để phát triển thêm dịch vụ và phương án sản xuất kinh doanh theo kế hoạch. Bà Trương Ánh Nguyệt, Giám đốc HTX Chăn nuôi ba ba Thạnh Lợi, xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, chia sẻ: “Năm 2016, HTX vay được 320 triệu đồng để thực hiện dự án xây ao, mở rộng quy mô nuôi ba ba, cua đinh. Sau đó, HTX làm ăn có lãi, trả được 100 triệu đồng. Năm nay, do quy mô và số lượng thành viên tăng hơn 12 người nên cần mở rộng diện tích, sản lượng. HTX cũng đã làm thủ tục vay thêm vốn để phục vụ cho nhu cầu của thành viên”.
Đây có thể nói là thành quả của giai đoạn đầu thực hiện đề án. Tuy chưa là tuyệt đối, nhưng phần nào làm đổi thay bộ mặt và cái nhìn của người dân về lĩnh vực kinh tế tập thể. Từ những con số biết nói này sẽ là cơ sở để tỉnh và Liên minh HTX tỉnh hoạch định cho định hướng phát triển kinh tế tập thể đến năm 2020 và những năm tiếp theo.
Bài, ảnh: TRÚC LINH
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Sách Phật giáo: Những tác giả quen thuộc tiếp tục thu hút độc giả
- ·4 con đường lây nhiễm virus máy tính phổ biến tại Việt Nam
- ·Doanh nghiệp Việt đẩy mạnh hợp tác, đầu tư để “đón sóng” tiêu dùng phục hồi
- ·Tetra Pak hợp tác với Absolicon cung cấp nguồn nhiệt tái tạo cho thiết bị tiệt trùng
- ·Quan chức Mỹ hoan hỉ về tàu săn ngầm không người lái của nước này
- ·Đấu giá 3 khối băng tần cho 5G, giá khởi điểm thấp nhất 1.956 tỷ đồng
- ·Công nghệ nhận diện vật thể giúp người dùng TikTok gắn thẻ bán hàng lên video
- ·Vì sao người Việt cần mô hình ngôn ngữ lớn Make in Viet Nam?
- ·Cháy gần 500m2 nhà xưởng của công ty nhựa ở TP.HCM, 1 người tử vong
- ·200 cán bộ nhân viên HDBank tham gia chương trình hiến máu tình nguyện 2023
- ·Hoa Lư khiếu nại gói thầu 35 nghìn tỷ, ACV báo cáo Thủ tướng trước ngày 22/8
- ·Ra mắt sách chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm "thực chiến" đến doanh nhân trẻ
- ·Vì sao người Việt cần mô hình ngôn ngữ lớn Make in Viet Nam?
- ·igus® Việt Nam hợp tác với Tân Cảng Gantry nâng cao chất lượng, hiệu suất cẩu RTG
- ·Microsoft sắp phát hành bộ lập trình cho kính thực tế ảo HoloLens
- ·Cách xem trực tiếp sự kiện Galaxy Unpacked 2024 ra mắt Galaxy S24
- ·Kết nối thanh toán bán lẻ QR code giữa Việt Nam
- ·Bí quyết giúp giải toả căng thẳng của giới trẻ ngày nay
- ·Trong năm 2024 trung bình mỗi tháng có 6.348 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động
- ·Sếp Huawei: 'Chúng ta đã trở lại đúng hướng'