【c2 đêm qua】Hải quan TP Hồ Chí Minh: Tiêu hủy trên 350 container phế liệu tồn đọng
Khó cưỡng chế hãng tàu không tiêu hủy phế thải | |
Tiêu hủy hàng trăm container phế liệu nhập khẩu không đạt tiêu chuẩn | |
Đề nghị cưỡng chế 6 hãng tàu không thực hiện tiêu hủy phế thải |
Hàng trăm container phế liệu nhập khẩu không đạt chất lượng đang được tiêu hủy. Ảnh: T.H |
Phế liệu tồn đọng không đủ điều kiện nhập khẩu
Bắt đầu từ cuối tháng 3/2022, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 (Cục Hải quan TPHCM) đã thực hiện tiêu hủy phế liệu trong tổng số hơn 350 container phế liệu nhập khẩu tồn đọng không đủ điều kiện nhập khẩu, không đạt quy chuẩn quốc gia về môi trường.
Theo Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1, số phế liệu trên do 10 hãng tàu vận chuyển về Việt Nam từ nhiều năm nay. Kết quả kiểm tra, giám định cho thấy, số phế liệu tồn đọng này không đủ điều kiện nhập khẩu, không đạt quy chuẩn quốc gia về môi trường.
Để thực hiện tiêu hủy số phế liệu này, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 đã phân công 4 tổ công tác thực hiện giám sát việc tiêu hủy. Các hãng tàu đã ký hợp đồng trực tiếp với các công ty xử lý rác thải, môi trường và phải chịu toàn bộ chi phí tiêu hủy theo quy định. Tổ giám sát có nhiệm vụ giám sát chặt chẽ các khâu trong quy trình tiêu hủy, từ cảng, nơi hàng hoá đi, lập biên bản bàn giao cho công ty xử lý môi trường. Đồng thời, trước khi mở container đưa hàng ra tiêu hủy, Tổ sẽ kiểm tra niêm phong (seal), tổ chức giám sát đưa hàng vào tận nơi tiêu hủy. Trường hợp trong ngày chưa tiêu huỷ hết thì niêm phong lại, qua ngày hôm sau tiêu hủy tiếp.
Đặc biệt, Tổ giám sát yêu cầu các công ty này phải cung cấp mật khẩu của hệ thống camera giám sát để các công chức trong Tổ giám sát có thể kiểm tra bất cứ lúc nào trong suốt thời gian được giao nhiệm vụ giám sát. Để việc tiêu huỷ đúng quy định, đúng thời gian các công ty xử lý môi trường sẽ chịu trách nhiệm vận chuyển nguyên trạng hàng hóa tiêu hủy về địa điểm tiêu hủy theo hợp đồng tiêu hủy và biên bản bàn giao. Việc vận chuyển thực hiện trước ít nhất một ngày theo lịch trình tiêu hủy để tạo thuận lợi cho việc giám sát. “Tuy nhiên, do số lượng phế liệu tiêu hủy lớn, công suất của các nhà máy hạn chế nên thời gian tiêu hủy phải thực hiện kéo dài, dự kiến đến tháng 11/2022 mới thực hiện xong”- ông Nguyễn Thanh Long chia sẻ.
Kiên quyết xử lý
Liên quan đến công tác xử lý phế liệu tồn đọng tại cảng biển TPHCM, Cục Hải quan TPHCM đã ban hành quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc các hàng tàu tiêu hủy phế liệu nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu về điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật gây ô nhiễm môi trường. Theo đó, cơ quan Hải quan yêu cầu các hãng tàu phải thuê đơn vị tiêu huỷ hàng hoá vi phạm đủ năng lực, đã được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật. Mọi chi phí tổ chức thi hành biện pháp khắc phục hậu quả do các hãng tàu vi phạm chi trả. Nếu quá thời hạn quy định hãng tàu không tự nguyện chấp hành thì sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.
Theo Phó Cục trưởng Cục Hải quan TPHCM Nguyễn Hữu Nghiệp, với sự cương quyết xử lý của cơ quan Hải quan, 10 hãng tàu vận chuyển trên 350 container phế liệu đã nhận quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc tiêu hủy tang vật, thực hiện yêu cầu của cơ quan Hải quan.
Tuy nhiên, đến nay, vẫn còn 6 hãng tàu vận chuyển 17 container phế liệu nhựa nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu về điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật gây ô nhiễm môi trường vẫn không thực hiện quyết định của Cục Hải quan TPHCM. Mới đây, Cục Hải quan TPHCM đã có văn bản đề nghị Cảng vụ Hàng hải TPHCM căn cứ Khoản 1, Khoản 3 Điều 8 Quyết định số 35/2014/QĐ-TTg ngày 19/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ để áp dụng biện pháp cưỡng chế, xử lý hoặc dừng việc cấp phép ra, vào cảng biển Việt Nam đối với 6 hãng tàu cho đến khi các hãng tàu nêu trên chấp hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Hải quan theo quy định. Tuy nhiên, việc cưỡng chế chưa thực hiện được do Cục Hàng hải TPHCM cho rằng, đơn vị không có thẩm quyền dừng việc cấp phép ra vào cảng biển khu vực TPHCM đối với tàu thuyền thuộc các hãng tàu nêu trên. Cục Hàng hải TPHCM đề nghị Cục Hải quan TPHCM căn cứ các quy định hiện hành báo cáo Bộ Tài chính và Bộ Giao thông vận tải để được chỉ đạo giải quyết.
Để xử lý dứt điểm số phế liệu nhập khẩu không đạt chất lượng nhập khẩu, Cục Hải quan TPHCM đã báo cáo Tổng cục Hải quan những vướng mắc phát sinh để được hướng dẫn, xử lý kịp thời.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 3/2021
- ·Luật Thanh niên sửa đổi cần bổ sung “tiếng nói” của thanh niên
- ·Huyện Long Mỹ kỷ luật 7 đảng viên
- ·Sách của Tổng Bí thư về chống tham nhũng: Phòng ngừa từ xa, từ sớm
- ·Hộ chiếu vắc
- ·Kiểm điểm, rút kinh nghiệm nhiều là chưa bảo đảm răn đe
- ·Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: 'Tôi bị thị phi'
- ·Chính thức bỏ chế độ “viên chức suốt đời” từ tháng 7/2020
- ·Sửa đổi Luật Dầu khí
- ·Tích cực chăm lo bảo vệ sức khỏe công đoàn viên
- ·Tăng cường kiểm tra giám sát chất lượng nước ăn uống và nước sinh hoạt
- ·Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức
- ·Thứ trưởng Bộ Ngoại giao: Anh mới gửi 4 hồ sơ sang Việt Nam
- ·Sẽ phát động sâu rộng phong trào thi đua dân vận khéo
- ·Cơ giới hóa đồng bộ góp phần tăng trưởng ngành Nông nghiệp
- ·Tôn giáo đồng hành với công tác giảm nghèo
- ·Chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động HĐND
- ·Thiết thực chuỗi hoạt động kỷ niệm các ngày lễ
- ·Liên minh châu Âu đưa ra các thông báo Dự thảo về thực phẩm hữu cơ
- ·Dấu ấn một nhiệm kỳ