【ket qua sagan tosu】Đề xuất người giữ nhiều chức vụ được lấy phiếu tín nhiệm một lần
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết,Đềxuấtngườigiữnhiềuchứcvụđượclấyphiếutínnhiệmmộtlầket qua sagan tosu ngày 30/5 và 9/6, Quốc hội đã thảo luận tại tổ và hội trường về dự thảo Nghị quyết việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm với những người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi).
Đã có 123 lượt ý kiến ĐBQH phát biểu, cơ bản nhất trí với nhiều nội dung của dự thảo nghị quyết.
Về đối tượng lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cho biết, một số ý kiến đề nghị bổ sung đầy đủ đối tượng do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn vào diện được lấy phiếu tín nhiệm (như thành viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Thẩm phán TANDTC, Phó Trưởng Ban của HĐND, Hội thẩm TAND cấp tỉnh, cấp huyện).
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, để bảo đảm hiệu quả thiết thực của việc lấy phiếu tín nhiệm, dự thảo nghị quyết chỉ xác định đối tượng thuộc diện được lấy phiếu tín nhiệm là những người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, có tầm ảnh hưởng nhất định đến việc ban hành và thực thi chính sách hoặc người giữ chức vụ tại các cơ quan có vai trò lãnh đạo, hoạt động thường xuyên (như Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thường trực HĐND, UBND). Không áp dụng đồng loạt đối với tất cả chức vụ, chức danh do Quốc hội, HĐND bầu, phê chuẩn như Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân hoặc cấp phó tại các Ban của HĐND.
Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị tiếp tục xác định phạm vi đối tượng được lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội, HĐND như thể hiện trong dự thảo nghị quyết.
Tiêu chuẩn sức khỏe cán bộ cần quy định phù hợp để điều chỉnh
Về việc không lấy phiếu tín nhiệm đối với người mắc bệnh hiểm nghèo có xác nhận của cơ sở y tế và không điều hành công tác từ 6 tháng trở lên, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nêu rõ, Thường trực Ủy ban Pháp luật và Ban Công tác đại biểu thống nhất tiếp thu theo ý kiến của đa số ĐBQH và chỉnh lý theo hướng không lấy phiếu tín nhiệm đối với người nghỉ chữa bệnh hiểm nghèo có xác nhận của cơ sở y tế và không điều hành công tác từ 6 tháng liên tục trở lên để bảo đảm chặt chẽ.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cho biết, đây là vấn đề phát sinh từ thực tiễn trên cơ sở thực hiện chế độ, chính sách trong công tác cán bộ, trong đó có tiêu chuẩn về sức khỏe đối với cán bộ lãnh đạo nên cần có quy định phù hợp để điều chỉnh.
Về nội dung cụ thể như tiêu chí xác định bệnh hiểm nghèo, cơ sở y tế có thẩm quyền xác nhận,… là vấn đề chuyên môn, cần thực hiện theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh và phân cấp quản lý cán bộ. Trường hợp cần thiết, trong quá trình tổ chức thực hiện, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ có hướng dẫn cụ thể.
Về hệ quả của việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm, Thường trực Ủy ban Pháp luật và Ban Công tác đại biểu cho biết, dự thảo Nghị quyết đã thể hiện nhất quán và đầy đủ, đúng tinh thần của Quy định số 96 về việc sử dụng kết quả lấy phiếu tín nhiệm và yêu cầu tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Để phù hợp với phạm vi điều chỉnh, dự thảo nghị quyết này không quy định quá chi tiết về tất cả trường hợp và thời hạn để người được lấy phiếu tín nhiệm xin từ chức mà nội dung này sẽ thực hiện theo quy định khác có liên quan của Đảng và Nhà nước.
Có ý kiến đề nghị rà soát, quy định rõ trường hợp một người giữ nhiều chức vụ nhưng khi lấy phiếu tín nhiệm thì một chức vụ đạt mức tín nhiệm cao, chức vụ khác lại đạt mức tín nhiệm khác, sẽ sử dụng kết quả nào để làm căn cứ cho việc thực hiện các bước tiếp theo.
Thường trực Ủy ban Pháp luật và Ban Công tác đại biểu xin phép Ủy ban Thường vụ Quốc hội được tiếp thu ý kiến nêu trên và chỉnh lý quy định lấy phiếu tín nhiệm đối với người đồng thời giữ nhiều chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn để có quy định về hệ quả cho phù hợp.
Theo đó, trường hợp một người đồng thời giữ nhiều chức vụ, việc lấy phiếu tín nhiệm được thực hiện một lần đối với tất cả các chức vụ đó. Trường hợp một người đã được lấy phiếu tín nhiệm cùng một lần đối với nhiều chức vụ mà có quá nửa đến dưới 2/3 tổng số ĐBQH, đại biểu HĐND đánh giá “tín nhiệm thấp” thì việc bỏ phiếu tín nhiệm được thực hiện một lần đối với các chức vụ đó.
Trường hợp một người đã được lấy phiếu tín nhiệm cùng một lần đối với nhiều chức vụ mà có từ 2/3 tổng số ĐBQH, đại biểu HĐND trở lên đánh giá “tín nhiệm thấp” thì thực hiện việc miễn nhiệm đối với tất cả các chức vụ đó.
Dự kiến, Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm với những người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi) sẽ được Quốc hội biểu quyết vào tuần sau.
Bộ Công an hướng dẫn lấy phiếu tín nhiệm giám đốc công an tỉnh
Đảng ủy Công an Trung ương có văn bản gửi Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc T.Ư về việc phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo lấy phiếu tín nhiệm đối với Giám đốc Công an cấp tỉnh.(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Hồi âm đơn thư cuối tháng 7/2013
- ·Coi thường tính mạng trẻ em
- ·Cần lắm cây cầu dân sinh
- ·Tội phạm và vi phạm pháp luật về TTXH giảm
- ·Tỉnh chỉ Bộ, Bộ chỉ tỉnh, dân “đề nghị xem xét lại”
- ·Những trường hợp không cho hưởng án treo
- ·Chở gỗ lậu lúc rạng sáng
- ·Dân quân dũng cảm bắt trộm
- ·Đánh người say rượu nói lung tung
- ·Phổ biến, triển khai thi hành các bộ luật, luật về tư pháp
- ·Thu hồi thẻ nhà báo của Tổng Biên tập báo Pháp luật Việt Nam Đào Văn Hội
- ·Sẽ thành lập Tòa chuyên trách ở cấp huyện
- ·Mất tiền oan từ trò lừa đảo cũ
- ·Kẻ trộm bò đầu thú
- ·Cụ bà 77 tuổi bớt ăn, lấy tiền chữa bệnh ung thư
- ·Truy tố đối tượng tàng trữ ma túy
- ·Ra mắt Tổ phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội
- ·2 ngày, 4 người tử vong do tai nạn
- ·Bị bệnh lạ, bé 14 tuổi như học sinh cấp 1
- ·Chồng giết vợ rồi đốt xác