【bxh vô địch mexico】Đồng bằng sông Cửu Long: Chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu
Bài 3: Sẵn sàng cho kịch bản “cua đồng gặp cua biển”
Các địa phương ĐBSCL đang khẩn trương triển khai thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu. Song,ĐồngbằngsngCửuLongChủđộngthchứngvớibiếnđổikhhậbxh vô địch mexico quá trình thực hiện nghị quyết thành công hay không thì vai trò quan trọng vẫn là người dân trong vùng. Ở đây, xin chia sẻ một góc nhìn về các kỹ năng sinh tồn của người dân khá hay.
Người dân đồng bằng sông Cửu Long lâu nay vẫn giữ thói quen trữ nước mưa để dùng trong mùa hạn.
Tận dụng kỹ năng sống, bớt “xài sang” tài nguyên !
Những ngày này về lại An Minh - Kiên Giang mới thấy rõ cái nóng của phương Nam theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Nắng oi bức, nguy cơ cháy rừng gia tăng từng ngày, nước ngọt trở nên mặt hàng xa xỉ. Để đối phó với chuyện thiếu nước ngọt trầm trọng, người dân ở đây đã dùng lại kỹ năng sinh tồn của người Nam bộ xưa: đó là trữ nước mưa trong lu, kiệu. Cũng như nhiều người láng giềng, ông Nguyễn Văn Thắm, ở ấp Xẻo Lá, xã Tân Thạnh, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang, đã học cách chung sống với nắng hạn từ mùa mưa. Đã nhiều năm nay, ông Thắm phải mua chục cái lu dạng lớn, âm xuống đất 1/2 lu để chứa nước mưa, chờ tới mùa khô hạn xài. Vì nếu không trữ nước mưa thì nơi đây không biết tìm đâu ra nước ngọt để sử dụng trong gia đình. Thật ra, chuyện mỗi gia đình của người dân Nam bộ có 5-10 cái lu, kiệu để chứa nước mưa ở vùng quê đã có rất lâu (chuyện này nhiều gia đình ở Hậu Giang đến nay vẫn làm). Đây được xem như một kỹ năng sinh tồn của người dân trước thiên tai luôn nhăm nhe. Chuyện dân trữ nước trong lu, kiệu… đang được tỉnh Bến Tre phát động người dân sử dụng để thích ứng với mùa hạn - mặn hàng năm. Tiến sĩ Dương Ni (Trường Đại học Cần Thơ), nhìn nhận chuyện người dân dùng lu trữ nước mưa dùng trong mùa hạn là một kỹ năng sống rất đáng học hỏi của người xưa. Đây không chỉ là chuyện sinh tồn, mà còn là phương cách để bảo vệ tài nguyên lâu dài. Bởi chuyện người dân khai thác tầng nước ngầm một cách vô tội vạ để dùng trong mùa hạn đang gây ra những hệ lụy khó lường. Khai thác nước ngầm vượt tầm kiểm soát đã gây ra sụp lún ở nhiều địa phương, nguy cơ gây ô nhiễm đến tầng nước mặt…
Lâu nay cây khóm, cây mía, cây dừa… là các cây trồng tiêu biểu cho vùng giáp mặn, vùng phèn mặn. Chính vì vậy, việc nghiên cứu giữ lại, phát huy các cây trồng thích nghi với phèn - mặn trong bối cảnh hiện nay là rất quan trọng.
Sẵn sàng cho kịch bản: “cua đồng gặp cua biển”!
Hơn 20 năm trước, chuyện an cư cho người dân vùng đầu nguồn lũ An Giang, Đồng Tháp là đề tài nóng. Bởi nước lũ dâng cao, nhiều người dân ở nhà tạm bợ phải di tản chạy lũ. Nhưng gia đình thâm niên có kinh nghiệm thì cất nhà trên cột bê tông vững chắc đã chung sống được với lũ. Chính vì vậy, nhiều chương trình từ tôn cao nền nhà, nhà trên cọc, đến cụm tuyến dân cư được hình thành. Các công trình này đã từng bước an cư được cuộc sống của người dân vùng đầu nguồn. Trong khoảng 5 năm trở lại, mô hình này được người dân nơi cuối đất - Cà Mau nhân rộng. Chỉ có điều người dân ở nơi cuối đất có cách gọi ví von hơn đó là “nhà cao cẳng” thay vì nhà trên cọc (cột) như người dân đầu nguồn lũ gọi. Thật ra, chuyện “nhà cao cẳng” như bản năng sinh tồn đã có từ lâu đời với những người có thâm niên sinh sống ở nơi cuối đất. Bởi hơn ai hết, họ hiểu hai mùa mưa - nắng tương đồng với hai mùa mặn - ngọt. Trong 5 năm trở lại đây, họ càng thấm thía hơn với triều cường, nước biển dâng. Họ bắt đầu thay “cẳng gỗ bằng cẳng bê tông”! Giờ ở Cà Mau, chuyện xây “nhà cao cẳng” xuất hiện nhiều ở các nơi giáp biển như: Phú Tân, Năm Căn, Ngọc Hiển, Đầm Dơi. Trụ sở các địa phương cũng bắt đầu học kỹ năng sống của người dân, chọn xây dựng theo phong cách “nhà cao cẳng”!
“Mẫu nhà sàn đã tồn tại từ bao đời nay ở miệt rừng ngập mặn Ngọc Hiển. Người dân chọn nếp ở như vậy để ứng phó với thiên nhiên khắc nghiệt. Tuy nhiên, do sự biến đổi của thời tiết cực đoan, mẫu nhà sàn hiện nay có sự thay đổi ít nhiều để phù hợp, dễ thấy nhất là cái sàn được nâng cao lên quá hẳn đầu người”, Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển Lý Hoàng Tiến nhận định. Ngoài chống ngập nước, “nhà cao cẳng” có thêm không gian rộng rãi, thoáng đãng, có thể làm nơi tránh trú bão,… Đây còn là cách dự phòng hữu hiệu chống được xâm nhập mặn, nước biển dâng… Phải chăng người dân nơi cuối đất đã sẵn sàng trong tâm thế thích ứng với biến đổi khí hậu!
Một ngày đầu tháng 5-2018, có dịp gặp, nhắc lại chuyện “con cua đồng gặp cua biển”, ông Nguyễn Văn Đồng (Chín Đồng), Giám đốc Sở NN&PTNT Hậu Giang chỉ cười! Trong gần 2 năm qua, ông Chín Đồng đã nhiều lần lặn lội trở lại vùng đất mà khi xưa ông đã tham gia đào kinh dẫn ngọt. Chỉ có điều là để giúp người dân ở đây nuôi tôm + trồng lúa. Khoảng 4.000ha đất viên lang, bãi bồi (ngoài đê bao) ở huyện Long Mỹ đang được định hình chuyển đổi để thích ứng với biến đổi khí hậu. Cụ thể đã có gần 100 nông dân đã sản xuất theo mô hình 1 lúa + 1 tôm. Kết quả bước đầu từ 50ha sản xuất theo mô hình này cho thu nhập 100 triệu đồng/ha (cao hơn nhiều lần so với trồng lúa). Đây là lần đầu tiên, nông dân huyện Long Mỹ tận dụng nước mặn để nuôi tôm. Giờ chắc hẳn ông Chín Đồng cũng không lo lắng lắm nếu “con cua đồng gặp cua biển”!
Cục Trồng trọt cho biết, nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2018 là tiếp tục thực hiện việc tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả, tập trung chỉ đạo và định hướng sản xuất một số sản phẩm chủ lực. Trong đó tập trung tổ chức lại sản xuất của các hộ nông dân theo hướng quy mô lớn (cánh đồng lớn), tập trung và có sự liên kết giữa nông dân với nông dân, giữa các tổ chức nông dân với doanh nghiệp (sản xuất, tiêu thụ) tạo thành các chuỗi ngành hàng. Đồng thời, đẩy mạnh nghiên cứu, chọn tạo các loại giống cây trồng có chất lượng cao, chống chịu tốt với sâu bệnh, điều kiện bất thuận của môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và đáp ứng với yêu cầu đa dạng hóa thị trường.
|
Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia độc lập nghiên cứu về sinh thái ĐBSCL: Tránh “quân ta đánh quân mình”! Khư khư giữ cây lúa dưới danh nghĩa an ninh lương thực là không phù hợp vì chúng ta đang xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới. Canh tác lúa vùng ven biển trong điều kiện khắc nghiệt mùa khô là không hợp lý. Ở ven biển, vẫn có thể canh tác lúa nhưng canh tác luân canh lúa - tôm, một vụ lúa trong mùa mưa có nước ngọt và vụ tôm trong mùa mặn. Chỉ nên làm những công trình vừa phải, ở cấp địa phương, để kiểm soát mặn theo mùa và đầu tư giúp người dân chuyển đổi. Người dân, nhất là người dân nghèo không đủ nguồn lực để tự chuyển đổi để thích ứng mà cần có sự giúp đỡ của Nhà nước trong quy hoạch sử dụng đất và hệ thống thủy lợi. Điều này cũng giúp tránh gây ô nhiễm môi trường và tránh chuyện nước thải chảy lòng vòng, người này lấy nước thải của người khác, “quân ta đánh quân mình” như tình hình nuôi thủy sản ven biển hiện nay. |
Bài, ảnh: CAO PHONG
(责任编辑:La liga)
- ·Mũ bảo hiểm rởm, phạt ai?
- ·Biên phòng Hà Tĩnh: Bắt 2 đối tượng vận chuyển thuê lượng lớn ma túy
- ·BAC A BANK giành “cú đúp” giải thưởng tại APEA 2023
- ·Dự báo giá tiêu ngày 10/6/2024: Cán mốc 180.000 đồng/kg?
- ·Tách khẩu mà chủ hộ không đồng ý, phải làm thế nào?
- ·Ukraine công bố khoảnh khắc tên lửa tập kích tàu chiến Nga ở bán đảo Crưm
- ·Thí sinh phải mang khẩu trang khi đi thi THPT
- ·Thủ tướng: Cuộc chiến chống COVID
- ·Điều chuyển nhân viên loanh quanh không đúng luật
- ·Sáng 20/6: Không ghi nhận thêm ca mắc mới COVID
- ·Chồng tôi muốn có ít nhất 2 người để…thay đổi
- ·Tỷ giá hôm nay (28/9): USD trung tâm đứng giá ở mốc 24.088 đồng
- ·Việt Nam còn 11 ca dương tính với virus SARS
- ·Phong Điền: Kích hoạt trở lại 4 chốt kiểm soát y tế
- ·VỌNG VỀ LỜI RU
- ·Vay để trả nợ cũ, tạo cạnh tranh nhưng không dễ “đảo nợ” ồ ạt
- ·Khởi tố doanh nghiệp xuất khẩu 350 tấn phân bón giả
- ·Tịch thu 3 tấn đường cát nhập lậu
- ·Gặp tai nạn nghiêm trọng, đôi vợ chồng trẻ lâm vào ngõ cụt
- ·Ngày 3/10: Đồng USD bật tăng trên thị trường trong nước và thế giới