【kết quả giải hạng 2 pháp】Tài chính quốc gia bền vững
Chính sách tài khóa là trụ cột của nền kinh tế
TBTCVN:Trong năm 2022,àichínhquốcgiabềnvữkết quả giải hạng 2 pháp cả nước đã nỗ lực không ngừng nghỉ, quyết liệt vượt qua muôn vàn khó khăn, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp nhiều thách thức lớn hơn so với dự báo. Để vừa đảm bảo hỗ trợ nền kinh tế phục hồi và tăng trưởng, vừa giữ vững an ninh tài chính quốc gia, Bộ Tài chính đã điều hành chính sách tài khóa như thế nào, thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Từ đầu năm 2022 đến nay, tình hình thế giới biến động rất nhanh, phức tạp, chưa có tiền lệ và khó khăn hơn so với thời điểm chúng ta xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022. Tuy nhiên, nhờ sự chỉ đạo đúng đắn, quyết liệt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ của nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp (DN), chúng ta đã đạt kết quả tích cực, khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực.
Bộ Tài chính luôn quyết liệt, kiên định, sáng tạo trong điều hành chính sách tài khóa, bảo đảm Tài chính nhà nước, Tài chính DN, Tài chính dân cư phát triển. Hệ thống pháp luật về tài chính – ngân sách ngày càng được Bộ Tài chính hoàn thiện, tác động tích cực đến kinh tế - xã hội của đất nước. Trong khó khăn, nhiều cách làm sáng tạo, linh hoạt được Bộ Tài chính triển khai, kịp thời đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Bằng sự chủ động và quyết liệt, Bộ Tài chính đã nhanh chóng đề xuất, thực thi các chính sách tài khóa nhằm hỗ trợ người dân, DN khôi phục sản xuất - kinh doanh sau đại dịch, góp phần quan trọng cho sự phục hồi và tăng trưởng khả quan của nền kinh tế.
Đồng chí Hồ Đức Phớc - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính. |
Phải khẳng định rằng, những kết quả thực hiện các chỉ tiêu về tài chính - NSNN năm qua là rất đáng khích lệ và tự hào. Có được kết quả đó chính là nhờ sự lãnh đạo đúng đắn, kịp thời của Đảng, Nhà nước cùng với sự nỗ lực, quyết tâm, đồng sức, đồng lòng của toàn ngành Tài chính. Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp, tính đến ngày 12/12/2022, thu ngân sách nhà nước (NSNN) đã vượt 19% so với dự toán, tăng 18% so với cùng kỳ, đánh giá cả năm thu NSNN ước vượt khoảng hơn 300 nghìn tỷ đồng (+20%) so dự toán. Chi NSNN đảm bảo các nhiệm vụ trong dự toán và chi cho phòng, chống dịch, hỗ trợ người dân, chi cho an sinh xã hội, phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ và các nhiệm vụ cấp bách khác. Về cân đối NSNN, bội chi và nợ công khoảng 41% GDP, thấp hơn mức trần và ngưỡng cảnh báo được Quốc hội cho phép; tăng trưởng GDP khoảng 7,5%; CPI khoảng 3,02% (thấp hơn mức 4% do Quốc hội giao).
Có thể khẳng định, năm 2022, ngành Tài chính đã hoàn thành xuất sắc, toàn diện các nhiệm vụ đề ra. Trong thành công chung của cả nước, có sự đóng góp không nhỏ của ngành Tài chính, các chính sách tài khóa năm qua đã và đang đóng vai trò trụ cột của nền kinh tế.
Khi áp lực trở thành động lực vì dân
TBTCVN: Trong khó khăn bộn bề, ngành Tài chính đã có những đề xuất quan trọng “khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc”. Gói hỗ trợ tài khóa cho người dân và DN trong năm 2022 theo như đánh giá là chưa từng có trong lịch sử của ngành Tài chính. Thưa Bộ trưởng, động lực hỗ trợ người dân và DN chắc hẳn cũng kéo theo nhiều áp lực đối với ngành?
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc:Xuất phát từ lợi ích của người dân, DN và thực hiện khoan sức dân theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, những năm qua trong điều hành, ngành Tài chính đã từng bước hoàn thiện cơ chế chính sách theo hướng giảm tỷ lệ động viên về thuế, tăng thêm nhiều ưu đãi cho DN, người dân, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh.
Ngành Tài chính đã linh hoạt điều chỉnh chính sách tài khóa, đảm bảo các cân đối thu - chi NSNN. Đặc biệt là phải đáp ứng các nhu cầu chi cho đồng thời 3 nhiệm vụ tăng đột biến, đó là phòng chống dịch, an sinh xã hội và các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy các DN trong thời buổi khó khăn. Có thể nói, dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, áp lực, nhưng thực hiện được cùng lúc các mục tiêu đó, chính là thành công lớn của Bộ Tài chính. Bộ Tài chính đã đề xuất chính sách giãn tiền thuế, tiền thuê đất, giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống 8%; thuế nhập khẩu xăng dầu từ 20% xuống 10%, thuế bảo vệ môi trường (BVMT) đối với xăng, dầu từ 4.000 đồng/lít xuống 1.000 đồng/lít…
Quyết liệt, kiên định, sáng tạo trong điều hành chính sách tài khóa Bộ Tài chính luôn quyết liệt, kiên định, sáng tạo trong điều hành chính sách tài khóa, vừa bảo đảm Tài chính nhà nước, Tài chính doanh nghiệp, Tài chính dân cư phát triển. Đồng thời, với việc giảm các khoản phí, lệ phí, thuế, gia hạn thời gian nộp thuế, tiền thuê đất, tạo nên các gói kích thích kinh tế, đảm bảo cầu nền kinh tế tăng lên, từ đó bước sang giai đoạn mới để phục hồi tăng trưởng. Hệ thống pháp luật về tài chính - ngân sách ngày càng được hoàn thiện, tác động tích cực đến kinh tế - xã hội của đất nước. |
Nhìn lại những năm gần đây, chính sách ưu đãi thuế hỗ trợ DN đều được ban hành đúng thời điểm. Điều này xuất phát từ việc Bộ Tài chính chủ động trong tham mưu các chính sách tài khóa. Trong điều kiện bình thường phải mất từ 3 - 9 tháng để thực hiện các công việc chuẩn bị cho ban hành Nghị định của Chính phủ hoặc Nghị quyết của Quốc hội. Tuy vậy, nhờ sự chủ động, nhạy bén của Bộ Tài chính và sự tích cực của toàn hệ thống chính trị mà quy trình này rút ngắn xuống chỉ còn khoảng từ 1 - 2 tháng. Trường hợp đặc biệt, thời gian từ khi chuẩn bị đến khi ban hành chỉ chưa đầy 1 tháng. Chính phủ và Quốc hội có nhiều đổi mới, đột phá trong quá trình xem xét và quyết định các chính sách, thậm chí để kịp thời hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp đột xuất riêng một phiên để thảo luận và thông qua Nghị quyết số 20/2022/UBTVQH15 về giảm thuế BVMT mà không đợi đến kỳ họp định kỳ hàng tháng.
Ngoài ra, trước tình hình biến động của giá dầu thế giới tăng cao, Bộ Tài chính trình các cấp có thẩm quyền 2 lần giảm thuế BVMT; trình Quốc hội khi giá xăng dầu tăng cao thì giảm thuế giá trị gia tăng và tiêu thụ đặc biệt… Tổng số tiền miễn, giảm thuế, phí khoảng 233 nghìn tỷ đồng để giảm bớt khó khăn cho người dân và DN; đồng thời đề xuất gói phục hồi kinh tế 347 nghìn tỷ đồng cho phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, y tế, chuyển đổi số, hỗ trợ DN, an sinh xã hội…
Trong điều hành, chúng tôi không ngại “nhận khó về mình”, nhưng cái được lớn hơn cả đó là các chính sách nhân văn, hỗ trợ người dân và DN vượt qua đại dịch. Các chính sách tài khóa đã góp phần hỗ trợ sản xuất kinh doanh, không để lỡ đà phục hồi của kinh tế thế giới cũng như ổn định kinh tế trong trung và dài hạn. Đây là điểm sáng, được nhân dân ủng hộ, cộng đồng quốc tế đánh giá cao trong thời gian qua.
Thể chế tài chính tạo đà cho phát triển
TBTCVN:Ngay ở thời điểm nhậm chức, Bộ trưởng đã truyền đi thông điệp tập trung xây dựng thể chế chính sách tài chính tạo đà cho phát triển. Có những chính sách là bất cập bấy lâu nay như vướng trong đầu tư công, định mức sử dụng xe ô tô công, hay cơ chế phát triển lành mạnh trái phiếu doanh nghiệp (TPDN)... Trong chỉ đạo điều hành năm qua, những vấn đề này có “làm khó” Bộ Tài chính hay không, thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Xây dựng và hoàn thiện pháp luật luôn được Lãnh đạo Bộ Tài chính coi là nhiệm vụ trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành. Hệ thống pháp luật về tài chính – ngân sách ngày càng được hoàn thiện, tác động tích cực đến đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận thẳng thắn rằng, công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế pháp luật tài chính dù đạt kết quả tích cực, nhưng nền kinh tế của chúng ta là nền kinh tế đang phát triển, thực tiễn có sự chuyển biến nhanh trong khi quy định pháp luật chưa kịp thời nên cũng bộc lộ không ít hạn chế, vướng mắc nhất định.
Vì vậy, khi có vướng mắc phải bắt tay vào sửa ngay. Việc xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp luật phải phù hợp với thực tiễn, mở đường cho sự phát triển, đồng thời không để xảy ra tình trạng lồng ghép “lợi ích nhóm”, “lợi ích cục bộ” trong xây dựng pháp luật. Từ nay đến cuối nhiệm kỳ, Bộ Tài chính sẽ trình sửa 13 bộ luật quan trọng, đặc biệt như Luật NSNN; Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại DN; 6 luật về thuế; Luật Chứng khoán; Luật Giá…
Chính sách tài khóa năm qua đã và đang đóng vai trò trụ cột của nền kinh tế. |
Một số vướng mắc trong quá trình thực hiện các quy định ban hành trước đó đã được Bộ Tài chính rốt ráo triển khai, như việc sửa Nghị định số 04/2019/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô. Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi trong thời gian ngắn. Hoàn thiện dự thảo nghị định, Bộ đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến của 63 tỉnh, thành, lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách, sau đó hoàn thiện để trình Chính phủ ban hành.
Hay như những vướng mắc liên quan đến sử dụng kinh phí chi thường xuyên trong nâng cấp, cải tạo, sửa chữa các công trình công cộng cấp bách bị vướng quy định của Luật Đầu tư công. Bộ Tài chính đã rất khẩn trương soạn thảo Tờ trình để nếu được thì hoàn thiện hồ sơ trình ra Kỳ họp thứ 4 để Quốc hội đưa vào nghị quyết có nội dung về khắc phục những bất cập trong triển khai các vấn đề liên quan trong khi chưa sửa được Luật Đầu tư công. Nghị quyết này được ban hành sẽ tháo gỡ lớn cho hàng trăm quận, huyện của 63 tỉnh, thành và nhiều bộ, ngành của nước ta.
Còn đối với thị trường TPDN, đúng là trong năm qua đã gặp khó khăn về thanh khoản dòng tiền và niềm tin của nhà đầu tư suy giảm. Một số cá nhân, tổ chức sai phạm bị cơ quan chức năng xử lý và kết hợp với việc nhiều tin đồn thất thiệt đã tác động mạnh tới tâm lý của nhà đầu tư trái phiếu. Thời gian qua, nhiều nhà đầu tư đã tiến hành rút vốn ồ ạt TPDN trước hạn, gây khó khăn cho DN phát hành và tạo rủi ro cho thị trường chung. Ngay lập tức, Bộ Tài chính đã tham mưu để Chính phủ ban hành Nghị định 65/2022/NĐ-CP với nhiều điểm mới, theo hướng chặt chẽ hơn, nâng cao trách nhiệm của các bên tham gia. Tuy nhiên, khi thực hiện vẫn còn vướng mắc ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế - xã hội, nên tiếp tục hoàn thiện. Hiện nay, Nghị định 65/2022/NĐ-CP cũng đang được Bộ đề xuất sửa đổi. Về hoàn thiện pháp lý, Bộ đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn rà soát, nghiên cứu tổng thể các quy định, Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn để trình Chính phủ, trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung, đảm bảo phù hợp với thực tiễn của thị trường, để các thị trường này hồi phục, phát triển ổn định, bền vững, hỗ trợ hiệu quả cho tăng trưởng của nền kinh tế đất nước.
Tăng thu nhưng không tận thu
TBTCVN: Năm qua, Bộ trưởng đặc biệt ưu tiên chỉ đạo toàn ngành Tài chính đẩy mạnh chuyển đổi số và chỉ đạo tăng thu từ các lĩnh vực mà lâu nay chưa thu triệt để. Việc “số hóa” công tác quản lý thu, đẩy mạnh tăng thu từ nền tảng số, chuyển nhượng bất động sản, hay như việc nhiều “ông lớn” công nghệ đã tự nguyện đăng ký, nộp thuế tại Việt Nam… được dư luận đánh giá rất cao và cho rằng đây chính là hướng đi đúng, ngành Tài chính tăng thu nhưng không tận thu. Bộ trưởng có thấy hài lòng với những kết quả đạt được trong năm qua hay không?
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Việc thực hiện hóa đơn điện tử toàn quốc trong năm 2022 có tác động rất lớn đến chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin. Kết quả cho thấy việc áp dụng hóa đơn điện tử là “mũi tên trúng nhiều đích”, góp phần thay đổi phương thức điều hành, quản lý, quy trình làm việc của cơ quan thuế cũng như của người dân, DN theo hướng tích cực, hiện đại, công khai, minh bạch, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và phù hợp xu hướng quốc tế; huy động nguồn thu vào ngân sách đúng đắn, minh bạch.
Ngành Thuế cũng đã quyết liệt, sáng tạo đẩy mạnh tăng thu trên nền tảng số, Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài được chính thức hoạt động từ ngày 21/3/2022. Với phương thức thu thuế mới này, Việt Nam trở thành 1 trong 4 quốc gia đầu tiên ở khu vực ASEAN khẳng định chủ quyền đánh thuế của quốc gia đối với tổ chức, cá nhân ở nước ngoài có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử xuyên biên giới. Sau hơn 8 tháng triển khai, đến nay đã có 42 nhà cung cấp nước ngoài đăng ký, khai thuế và nộp thuế qua cổng này từ nhiều quốc gia như Hoa kỳ, Hà Lan, Hàn Quốc, Singapore, Hong Kong, Ireland, Lithuania, Thụy Sỹ, Úc… Tổng số thuế đã nộp hơn 3.444 tỷ đồng; trong đó, gần 1.900 tỷ đồng các nhà cung cấp nước ngoài đã khai, nộp trực tiếp qua cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài và phần còn lại do các bên Việt Nam khấu trừ, nộp thay. Riêng Facebook nộp hơn 1.748 tỷ đồng, Google là 979 tỷ đồng.
Những kết quả đạt được tập trung tăng thu từ chuyển nhượng bất động sản đã khẳng định Bộ Tài chính đi đúng hướng. Số thu thuế thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, nhận thừa kế và nhận quà tặng là bất động sản lũy kế 8 tháng năm 2022 đạt hơn 26,86 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 13,2 nghìn tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 96,4% so với cùng kỳ năm 2021. Trên toàn quốc năm 2022, tính đến ngày 6/9/2022, lượng hồ sơ khai giá chuyển nhượng cao hơn giá UBND
tỉnh/thành phố quy định chiếm 72%; trung bình 1 bộ hồ sơ khai giá cao hơn gần 3 lần so với giá UBND tỉnh/thành phố quy định. Hay như việc áp dụng thông quan Một cửa ASEAN; vấn đề chống chuyển giá, trốn thuế đã thu được kết quả tích cực.
Mặc dù đạt được nhiều kết quả tích cực như đã nêu trên, nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm. Dự báo trong năm 2023 vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức nên ngành Tài chính tiếp tục nỗ lực nhiều hơn nữa để phấn đấu hoàn thành cao nhất nhiệm vụ đề ra.
Tiếp tục hỗ trợ phục hồi, phát triển kinh tế
TBTCVN: Bộ trưởng chia sẻ còn rất nhiều việc phải làm trong thời gian tới. Xin Bộ trưởng cho biết những ưu tiên trong điều hành chính sách tài khóa năm 2023?
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: 2023 sẽ là năm tiềm ẩn nhiều khó khăn. Ngành Tài chính kiên định mục tiêu: Đẩy mạnh thực hiện chính sách tài khóa hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; tiếp tục cơ cấu lại NSNN, nợ công gắn với huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính, góp phần kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, các mục tiêu Kế hoạch tài chính quốc gia, vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021 - 2025, đảm bảo nguồn cho cải cách tiền lương và chính sách bảo hiểm xã hội khi được thực hiện; đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ, tự đảm bảo kinh phí hoạt động khu vực sự nghiệp công lập theo các Nghị quyết của Trung ương.
Đẩy mạnh thực hiện chính sách tài khóa hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế Năm 2023 sẽ là năm tiềm ẩn nhiều khó khăn. Nhưng ngành Tài chính kiên định mục tiêu: Đẩy mạnh thực hiện chính sách tài khóa hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; tiếp tục cơ cấu lại ngân sách nhà nước, nợ công gắn với huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính, góp phần kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, các mục tiêu Kế hoạch tài chính quốc gia, vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021 - 2025, đảm bảo nguồn cho cải cách tiền lương và chính sách bảo hiểm xã hội khi được thực hiện; đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ, tự đảm bảo kinh phí hoạt động khu vực sự nghiệp công lập theo các Nghị quyết của Trung ương. |
Bám sát mục tiêu, nhiệm vụ mà Chính phủ đặt ra trong năm 2023, trong điều hành chính sách tài chính - NSNN năm 2023, Bộ Tài chính tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp: Nhất quán mục tiêu ưu tiên giữ vững nền tảng kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn; Quyết liệt thực hiện các giải pháp tăng thu, phấn đấu hoàn thành dự toán thu được giao ở mức cao nhất; Tiếp tục cơ cấu lại chi NSNN gắn với các mục tiêu về tái cơ cấu nền kinh tế, phát triển bền vững; Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, đổi mới cơ chế tài chính đơn vị sự nghiệp công lập; Tập trung tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN, đẩy nhanh tiến độ thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại DN; Hoàn thiện hành lang pháp lý, cơ chế kiểm tra giám sát đảm bảo sự vận hành ổn định, an toàn của thị trường tài chính và dịch vụ tài chính; Đẩy mạnh cải cách hành chính, tiếp tục cải thiện thực chất môi trường đầu tư kinh doanh, đặc biệt quan tâm đến vấn đề tạo mọi điều kiện hỗ trợ DN phát triển; Đề xuất giãn, hoãn thuế, tiền thuê đất, giảm 30% tiền thuê đất, giảm thuế môi trường trong xăng dầu và các chính sách khác; Phối hợp hiệu quả chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ để khơi thông nguồn vốn, phát triển DN.
Trong quá trình điều hành, Bộ Tài chính luôn nhận được sự quan tâm, động viên của các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, đặc biệt là của Thủ tướng Chính phủ. Đây chính là nguồn động viên, khích lệ để ngành Tài chính phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Nhân dịp Xuân mới Quý Mão, tôi xin gửi tới các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Tài chính lời chúc mừng tốt đẹp nhất. Tin tưởng rằng, với sự quyết tâm, đồng lòng, cùng đoàn kết, luôn sáng tạo, đổi mới, ngành Tài chính sẽ vượt qua mọi khó khăn thách thức, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ tài chính - ngân sách năm 2023.
TBTCVN:Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Bác sĩ BV đa khoa TP Pleiku bị chửi bới, hành hung khi đang làm việc
- ·Hà Nội: Nợ thuế giảm hơn 10.500 tỷ đồng trong vòng 4 năm
- ·Thái Bình: Tìm đầu ra cho sản phẩm tiêu biểu
- ·EVN HCMC đảm bảo cấp điện dịp nghỉ lễ
- ·Sân bay Vân Đồn: Khi tư nhân tham gia làm nhiệm vụ công ích
- ·Cuba long trọng kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
- ·Mô hình mới là đòn bẩy cải cách căn bản, toàn diện công tác kiểm tra chuyên ngành
- ·Trao quyết định thăng quân hàm Thượng tướng cho đồng chí Lê Quang Minh
- ·Khi đối tác ngưng nhập hàng, doanh nghiệp dệt may ứng phó ra sao?
- ·Genco1 đảm bảo than cho sản xuất điện mùa khô 2018
- ·Người dân cần biết điều kiện và thủ tục để nhận hỗ trợ khó khăn do dịch COVID
- ·Ông Bùi Thắng giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng
- ·Tin chứng khoán ngày 18/3: Tỷ phú Phạm Nhật Vượng tính vụ lớn tỷ USD trên đất Mỹ
- ·Yên Bái: Nhiều tập thể, công chức thuế được khen thưởng
- ·Cần bình ổn giá thịt lợn từ nay đến Tết Nguyên đán
- ·Thái Nguyên: 1.794 doanh nghiệp, tổ chức đề nghị gia hạn nộp thuế
- ·Cùng Go More Green trong Chiến dịch Giờ trái đất năm 2018
- ·Thái Nguyên: Đẩy mạnh kế hoạch thanh kiểm tra chống thất thu thuế
- ·Giá trị độc bản – Thước đo của bất động sản nghỉ dưỡng
- ·Vietnam Airlines 2 năm lỗ liên tiếp gần 1 tỷ USD, ăn mòn gần hết vốn