【verona – napoli】Điều kiện đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm từ 1
Nghị định nêu rõ điều kiện đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường bộ. Cụ thể,ng hverona – napoli phương tiện vận chuyển phải đủ điều kiện tham gia giao thông theo quy định của pháp luật. Thiết bị chuyên dùng của phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải bảo đảm tiêu chuẩn quốc gia hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc theo quy định của bộ quản lý chuyên ngành.
Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 51 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (cụ thể, xe ô tô vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải dán biểu trưng nhận diện hàng hóa nguy hiểm; lắp đèn, tín hiệu cảnh báo). Nếu trên một phương tiện có nhiều loại hàng hóa nguy hiểm khác nhau thì phương tiện phải dán đủ biểu trưng của các loại hàng hóa đó. Vị trí dán biểu trưng ở hai bên, phía trước và phía sau của phương tiện bảo đảm dễ quan sát, nhận biết.
Bên cạnh đó, phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, sau khi dỡ hết hàng hóa nguy hiểm nếu không tiếp tục vận tải loại hàng hóa đó thì người vận tải, lái xe phải có trách nhiệm làm sạch và bóc hoặc xóa biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện đó.
Xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm trên phương tiện và lưu kho bãi
Nghị định nêu rõ, tổ chức, cá nhân xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển và lưu kho, bãi phải tuân thủ đúng chỉ dẫn về bảo quản, xếp, dỡ, vận chuyển của từng loại hàng hóa nguy hiểm hoặc trong thông báo của người thuê vận tải.
Việc xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm phải do người thuê vận tải hoặc người áp tải trực tiếp hướng dẫn và giám sát. Không xếp chung các loại hàng hóa có thể tác động lẫn nhau làm tăng mức độ nguy hiểm trong cùng một phương tiện. Đối với loại, nhóm hàng hóa nguy hiểm quy định phải xếp, dỡ, lưu giữ ở nơi riêng biệt thì việc xếp, dỡ phải thực hiện tại khu vực kho, bến bãi riêng biệt.
Trường hợp vận chuyển hàng hóa nguy hiểm không quy định phải có người áp tải thì người vận tải thực hiện xếp, dỡ hàng hóa theo chỉ dẫn của người thuê vận tải. Sau khi đưa hết hàng hóa nguy hiểm ra khỏi kho, bãi thì nơi lưu giữ hàng hóa nguy hiểm phải được làm sạch để không ảnh hưởng tới hàng hóa khác.
Theo Nghị định, không được vận chuyển các loại thuốc nổ, khí đốt, xăng, dầu và các chất dễ cháy, nổ, chất rắn khử nhạy khác đi qua các công trình hầm có chiều dài từ 100 m trở lên. Trên cùng một chuyến phà không vận chuyển đồng thời người tham gia giao thông hoặc hành khách (trừ người lái xe vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, người áp tải, người phục vụ trên phà) cùng với phương tiện (đã được cấp phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm) đang thực hiện vận chuyển các loại thuốc nổ, khí ga, xăng, dầu và các chất dễ cháy, nổ khác.
Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trong các trường hợp đặc biệt
Thủ tướng Chính phủ quyết định việc áp dụng những quy chế, biện pháp đối với việc vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trong các trường hợp sau: Hàng hóa phục vụ cho yêu cầu cấp bách phòng, chống dịch bệnh, thiên tai, địch họa; Hàng hóa quá cảnh của các nước, tổ chức quốc tế không ký kết điều ước quốc tế liên quan tới Việt Nam.
Theo Nghị định, tùy theo tính chất hóa, lý, hàng hóa nguy hiểm được phân thành 9 loại và nhóm loại sau đây:
Loại 1. Chất nổ và vật phẩm dễ nổ gồm 6 nhóm: Nhóm 1.1: Chất và vật phẩm có nguy cơ nổ rộng; nhóm 1.2: Chất và vật phẩm có nguy cơ bắn tóe nhưng không nổ rộng; nhóm 1.3 : Chất và vật phẩm có nguy cơ cháy và nguy cơ nổ nhỏ hoặc bắn tóe nhỏ hoặc cả hai, nhưng không nổ rộng; nhóm 1.4: Chất và vật phẩm có nguy cơ không đáng kể; nhóm 1.5: Chất không nhạy nhưng có nguy cơ nổ rộng; nhóm 1.6: Vật phẩm đặc biệt không nhạy, không có nguy cơ nổ rộng.
Loại 2. Khí gồm 3 nhóm: Nhóm 2.1: Khí dễ cháy; nhóm 2.2: Khí không dễ cháy, không độc hại; nhóm 2.3: Khí độc hại.
Loại 3. Chất lỏng dễ cháy và chất nổ lỏng khử nhạy.
Loại 4 gồm 3 nhóm: Nhóm 4.1: Chất rắn dễ cháy, chất tự phản ứng và chất nổ rắn được ngâm trong chất lỏng hoặc bị khử nhạy; nhóm 4.2: Chất có khả năng tự bốc cháy; nhóm 4.3: Chất khi tiếp xúc với nước tạo ra khí dễ cháy.
Loại 5 gồm 2 nhóm: Nhóm 5.1: Chất oxy hóa; nhóm 5.2: Perôxít hữu cơ.
Loại 6 gồm 2 nhóm: Nhóm 6.1: Chất độc; nhóm 6.2: Chất gây nhiễm bệnh.
Loại 7: Chất phóng xạ.
Loại 8: Chất ăn mòn.
Loại 9: Chất và vật phẩm nguy hiểm khác.
Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2025.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Có hay không khẩu trang vải kháng khuẩn diệt được khuẩn?
- ·OpenAI xây dựng chip nội bộ đầu tiên với Broadcom và TSMC
- ·Vingroup ra mắt Quỹ đầu tư công nghệ VinVentures
- ·Quảng cáo không phù hợp làm giảm người dùng sử dụng ứng dụng
- ·Ô tô cũ nhập khẩu phải đạt tiêu chuẩn khí thải mức cao nhất
- ·Hướng dẫn tắt AirDrop trên iPhone và iPad
- ·Chưa có chip 2 nm, ASML đã bán thiết bị khắc chip 1 nm
- ·Dùng công nghệ AI giả danh nghệ sĩ để lừa đảo
- ·Phát hiện nhiều vi phạm trong hoạt động kinh doanh thuốc lá và đường cát
- ·Chọn độ phân giải camera an ninh sao cho phù hợp
- ·Phát hiện cơ sở bán 100 khẩu súng đồ chơi nguy hiểm, phụ gia không nguồn gốc
- ·Hướng dẫn tắt AirDrop trên iPhone và iPad
- ·Thị trường bán dẫn Việt Nam dự kiến đạt 7,01 tỷ USD vào năm 2028
- ·Cách kéo dài tuổi thọ máy tính xách tay
- ·Công ty TNHH Bệnh viện Mắt Tây Nguyên: Xây dựng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015
- ·Người nghèo sẽ được hỗ trợ điện thoại thông minh miễn phí
- ·Không phải iPhone, đây mới là sản phẩm Apple gắn mác 'Make in Vietnam'
- ·Hướng dẫn cài đặt font chữ trên iPhone
- ·Thu hồi toàn quốc kem sạch nám
- ·Tài khoản mạng xã hội sắp phải định danh cá nhân mới được đăng bài, livestream