【bóng đá anh đêm nay】Đảm bảo quyền của lao động chưa thành niên trong luật
Ngày 23/4, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc (Unicef) đã tổ chức Hội thảo Quyền của người chưa thành niên trong Bộ luật Lao động (sửa đổi).
Theo kết quả điều tra quốc gia về lao động trẻ em, Việt Nam hiện có 1,75 triệu trẻ em tham gia lao động trẻ em, trong đó hơn 32,4% làm việc trên 42 giờ/tuần. Lao động trẻ em là thực tế đang tồn tại ở nhiều ngành nghề, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên, theo bà Lesley Miller - Phó Trưởng đại diện Unicef tại Việt Nam, hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay, kể cả Bộ luật Lao động chưa có một định nghĩa chính thức về lao động trẻ em.
Chính vì vậy, bà Lesley Miller cho rằng, Bộ luật Lao động (sửa đổi) cần bổ sung định nghĩa phù hợp với các chuẩn mực quốc tế về quyền trẻ em mà Việt Nam đã cam kết thực hiện. Định nghĩa này sẽ giúp tập hợp những quy định hiện hành nhằm ngăn ngừa các tác động tiêu cực của lao động trẻ em; cũng như phân biệt giữa lao động trẻ em và trẻ em tham gia lao động phù hợp; giữa những kiểu công việc trẻ em có thể được thuê làm và những công việc không được phép thuê trẻ em làm.
Đại diện Unicef cho rằng, tạo nơi làm việc an toàn và hòa nhập cho mọi lao động chưa thành niên cần phải là một ưu tiên.
Còn theo các nghiên cứu quốc tế, tình trạng trẻ em Việt Nam lao động phải tiếp xúc với các điều kiện nguy hiểm hiện đang ở mức báo động. 43% trẻ từ 5 - 14 tuổi phải đối mặt với các điều kiện nguy hiểm tại nơi làm việc; tỷ lệ này ở nhóm trẻ lao động từ 15 – 17 tuổi thậm chí còn cao hơn, chiếm đến 51%.
Trước thực tế này, đại diện Unicef cho rằng, tình trạng phần lớn trẻ lao động làm nông nghiệp cần là mối quan tâm đặc biệt, vì lĩnh vực này được xem là một trong ba lĩnh vực nguy hiểm nhất mà dù ở lứa tuổi nào trẻ em cũng phải đối mặt với các hiểm họa như: điều khiển máy móc nguy hiểm, tiếp xúc với thuốc trừ sâu và mang vác nặng…
Unicef cũng khuyến nghị rằng, tới đây Bộ luật Lao động (sửa đổi) cần xem xét bổ sung quy định yêu cầu đào tạo bắt buộc về an toàn lao động cho người chưa thành niên. Đồng thời, bảo vệ trẻ em không có hợp đồng lao động chính thức, đảm bảo mức lương tối thiểu.
Liên quan đến vấn đề này, bà Nguyễn Thị Lan Minh - chuyên gia bảo vệ trẻ em, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam nhấn mạnh rằng, việc sửa đổi Bộ luật Lao động liên quan đến những lao động là vị thành niên phải cần phải đặt lợi ích của các em lên trên hết, đặc biệt là cần song hành với quy định của Luật Trẻ em và Công ước quốc tế về quyền trẻ em.
“Chúng tôi mong muốn cơ quan soạn thảo phải đứng trên cơ sở tiếp cận lợi ích tốt nhất của trẻ vị thành niên, tức là vẫn tạo điều kiện để các em kiếm sống, hỗ trợ gia đình, nhưng đích đến lớn nhất vẫn là lợi ích cho các em chứ không phải cho chủ sử dụng lao động” - bà Minh cho biết./.
Mai Đan
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Bắt ốc bươu vàng, nông dân có thêm thu nhập trong mùa lũ
- ·Trao gửi yêu thương
- ·Cả nước còn 1,4 triệu thanh niên không có việc làm
- ·Bao phủ bảo hiểm y tế ở vùng biên
- ·Đăng kí kết hôn có liên quan đến hộ khẩu không?
- ·Việt Nam có gần 3 triệu người thu gom, tái chế rác thải phi chính thức
- ·Hướng tới sản xuất bền vững
- ·Trao gửi yêu thương
- ·Anh ngoại tình… sao phải kể thật hết cho em?
- ·Quý 1: Toàn quốc xảy ra 6.550 vụ tai nạn giao thông
- ·Đóng 1 cửa xả đáy hồ thủy điện Tuyên Quang vào lúc 18 giờ ngày 9/7
- ·Năm mới về Tân Hải
- ·Nông dân cẩn trọng khi tái đàn heo
- ·Tuổi trẻ Bình Phước lan tỏa lối sống xanh
- ·Suy tôn Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng lên ngôi vị Pháp chủ
- ·Chính phủ khoanh, xóa nợ thuế trên 38.700 tỷ đồng
- ·BIDV: San sẻ với người nghèo
- ·Nhựa dây đan mối thâm tình
- ·Mẹ xin lỗi vì không thể giữ con lại…
- ·Bù Đăng: Lốc xoáy làm gãy gần 6 ha điều