会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【lịch bóng đá seria】Dạy học thích ứng với mùa mưa lũ!

【lịch bóng đá seria】Dạy học thích ứng với mùa mưa lũ

时间:2025-01-11 10:39:20 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:486次
 Ngay khi nước rút, học sinh Trường tiểu học số 1 Quảng Phước trở lại trường

Ngập dài ngày

Ngày 28/11, học sinh Trường tiểu học Số 1 Quảng Phước (Quảng Điền) mới được trở lại trường sau 3 ngày phải nghỉ học do mưa lũ. Đợt lũ năm nay, các phòng học ở tầng 1 của trường bị ngập 20 - 30cm. Đến ngày 27/11, nước bắt đầu rút khỏi phòng học, các thầy, cô giáo khẩn trương dọn dẹp vệ sinh để tổ chức dạy học vào hôm sau. Sân trường vẫn ngập nước, để đảm bảo an toàn, giáo viên đi sớm hơn giờ dạy để nhắc nhở, quản lý học sinh.

Năm nào cũng ngập, dọn lũ vài lần, Trường tiểu học Số 1 Quảng Phước luôn sẵn sàng phương án dạy bù vào mùa mưa lũ. Đợt lũ trước, trường cũng phải nghỉ học mất 3 ngày. Ông Nguyễn Khắc Ba Anh, Hiệu trưởng Trường tiểu học Số 1 Quảng Phước cho hay, sau mỗi đợt lũ, nhà trường đều tổ chức học bù vào thứ Bảy, Chủ nhật để kịp chương trình. Nhà trường cũng tính đến phương án dạy online vào những ngày mưa lũ, nhưng điều kiện của học sinh còn thiếu thốn phương tiện, hơn nữa, chất lượng dạy online với học sinh tiểu học cũng không hiệu quả nên nhà trường thường tổ chức dạy bù.

 Cán bộ giáo viên Trường THCS Thủy Thanh vừa dạy, vừa dọn vệ sinh sau lũ

Ngày 27/11, nước lũ rút dần, các cán bộ, giáo viên Trường THCS Thủy Thanh (Hương Thủy) đến trường dọn dẹp vệ sinh để đón học sinh trở lại trường. Hôm ấy, sân trường vẫn còn đầy nước, các thầy, cô giáo đẩy bùn non rồi thu dọn rác sau lũ còn mắc kẹt trong sân trường. Nước rút đến đâu, các thầy, cô giáo dọn sạch trường lớp đến đó. Ngày 28/11, dù sân trường còn ngập nước, nhà trường vẫn tổ chức dạy học.

Ông Trần Duy Chung, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Thủy Thanh cho biết, đợt lũ này, các phòng học ở trường đều ngập nước từ 10-20cm. Học sinh phải nghỉ học 3 ngày và sẽ học bù vào cuối tuần. Do trường nằm ở vùng trũng, thường xuyên ngập lụt, nhà trường cũng tính đến phương án tổ chức dạy học trong những ngày ngập lụt. “Chúng tôi dự tính, nếu ngày 28/11, nước vẫn chưa rút thì tổ chức dạy online. Về lâu dài, nhà trường sẽ tính đến các phương án dạy trực tuyến nếu phải nghỉ dài ngày trong mùa mưa lũ để đảm bảo chương trình”, ông Chung nói.

Linh hoạt phương án dạy học

Đến ngày 27/11, nhiều trường học thuộc các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, các thị xã Hương Trà, Hương Thủy và thành phố Huế… vẫn còn ngập và chưa thể tổ chức dạy học. Trong đó, nhiều trường bị ngập úng cục bộ do ở vùng trũng thấp. Dù đường đã tạnh ráo, trời không mưa, học sinh vẫn chưa thể đến trường do trường còn ngập. Điều này khiến các thầy, cô giáo cũng sốt ruột.

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Tân thăm, động viên các cô giáo Trường mầm non Quảng Phước 

Kiểm tra một số trường học ở vùng thấp trũng, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Tân chỉ đạo các trường căn cứ tình hình thực tế để “sống chung” với việc ngập úng cục bộ, như: Khẩn trương xây dựng phương án tổ chức dạy học trong điều kiện trường ngập cục bộ do thấp trũng, thiết kế các đường đi lối lại vào trường hợp lý, có khu ngăn cách giữa các dãy phòng học với vùng ngập nước để đảm bảo các điều kiện dạy học an toàn. Ông Tân nhấn mạnh: “Các trường ở vùng trũng cần tính đến phương án dạy học linh hoạt trong mùa mưa lũ, sắp xếp bố trí phòng học và phòng làm việc phù hợp theo mùa, trong đó ưu tiên đảm bảo đủ chỗ học cho học sinh. Các trường kết hợp phương án tăng cường quản lý an toàn học sinh trong khu vực trường; lưu ý xây dựng và điều chỉnh kế hoạch giáo dục theo mùa một cách phù hợp, hiệu quả”.

Ngoài ra, các trường phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, đoàn thể tại địa phương cũng như phụ huynh học sinh để có giải pháp đưa đón học sinh đến trường đảm bảo an toàn. Đối với chính quyền địa phương, cần quan tâm đầu tư hợp lý các hạng mục để đảm bảo các trường có thể tổ chức dạy học, hạn chế thấp nhất việc nghỉ học dài ngày do nước ngập ứ đọng cục bộ.

Theo ông Tân, việc tổ chức học online khó bảo đảm chất lượng, nhất là với học sinh tiểu học. Nâng cao nền các phòng học cũng không phải là giải pháp tối ưu, vì ảnh hưởng đến thẩm mỹ của cả ngôi trường. Thời gian lũ lụt không dài, các trường nên sử dụng phương án linh hoạt. Với các trường vùng trũng, có thể làm lối đi bằng lan can sắt. Như vậy, sân trường còn ngập, học sinh vẫn có thể đến trường. Tầng 1 còn ngập thì sử dụng tầng 2. Đồng thời, thầy, cô giáo tăng cường công tác quản lý, đảm bảo an toàn trong điều kiện mùa mưa lũ. Bằng giải pháp này, có thể duy trì việc dạy học, tránh nghỉ học dài ngày, ảnh hưởng đến chất lượng.

Với giải pháp linh hoạt, dù sân trường ngập nước nhưng Trường mầm non Quảng Phước (Quảng Điền) vẫn đón trẻ đến trường từ ngày 26/11. Bà Phạm Thị Như Ý, Hiệu trưởng cho hay: “Do sân trường thấp hơn mặt đường nên trường luôn bị ngập úng vào mùa mưa lũ, nước rút rất chậm. Nếu nghỉ dài ngày, phụ huynh không thể gửi con để đi làm, việc thực hiện chương trình cũng bị ảnh hưởng. Vì thế, nhà trường phối hợp với chính quyền địa phương đắp con đường phụ để cháu vào trường không bị ướt và tổ chức dạy học bình thường để phụ huynh đi làm. Đồng thời, huy động lực lượng giáo viên nâng cao cảnh giác trong đảm bảo an toàn cho trẻ”.

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
  • Phát hiện hàng trăm vòng tròn bí ẩn Stonehenge giữa rừng Amazon
  • Bất động sản TP.HCM: Hàng ngàn căn hộ giá rẻ chuẩn bị bung hàng
  • Thanh niên tông đổ xe khoai chiên và phản ứng "triệu tim" của chủ quán
  • Đánh giá độ an toàn và hiệu quả đầu tư Dự án Hòa Bình Green Đà Nẵng
  • Học hỏi từ sai lầm để trở thành phiên bản tốt hơn trong tương lai
  • VNG Land phân phối độc quyền các dự án bất động sản của Tập đoàn Đất Quảng
  • Khánh thành Trung tâm Y tế TX.Tân Uyên
  • Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng ĐBSCL
推荐内容
  • ‘Sống lại’ nhờ Gia đình thứ 2
  • Chiến sự Ukraine 11/12: Nga phản đòn ở Kursk, vượt biên giới sang vùng Sumy
  • Tiếp nhận thêm 12 chuyên gia nước ngoài
  • Công viên hồ điều hòa lớn nhất tây Hà Nội sẽ hoàn thành vào năm 2018
  • Truy tìm nhóm thanh niên tông ngã cả gia đình, dọa đánh nạn nhân
  • Đại hội đồng LHQ thông qua Nghị quyết đầu tiên do Việt Nam đề xuất