【kq japan】Từ đề thi thử nghiệm lần 3: Đạt 6
Các giáo viên người mừng,ừđềthithửnghiệmlầnĐạkq japan người lo vì mức độ khó, dễ sau khi giải đề thi thử nghiệm lần 3 do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố.
Học sinh Trường THPT Vị Thanh tích cực rèn kỹ năng làm bài.
Đề thi thử nghiệm hay, nhưng dài
Nói về đề thi môn giáo dục công dân, cô Trần Thị Phượng, giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh, nhận định: “Đề thi thử nghiệm lần này hay, phân loại được học sinh nhưng có những câu vận dụng lời dẫn quá dài, như câu 27 lời dẫn dài đến 6 dòng, có nhiều nhân vật, tôi nghĩ sẽ gây khó và gây nhiễu cho học sinh. Để hỗ trợ các em làm tốt các câu như thế tôi đã lưu ý các em phải viết vào giấy nháp để nhớ từng hành vi của nhân vật để tìm được đáp án đúng nhất cho câu hỏi”.
Còn thầy Trần Văn Thiệt, giáo viên dạy môn giáo dục công dân của Trường THPT Long Mỹ, cho biết: “Ngoài câu dài, môn giáo dục công dân phần xử lý tình huống rất cần học sinh có nhiều kiến thức xã hội, để liên hệ thực tiễn. Đó là đòi hỏi với các em xét tuyển đại học, cao đẳng còn đối với học sinh xét tốt nghiệp, tôi nghĩ điểm 5 sẽ không gây khó các học sinh”.
Tỏ ra vui mừng khi đề thi thử nghiệm môn toán lần này khá dễ, thầy Trần Văn Kim Nguyên, Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh, chia sẻ: “Với đề thi này, học sinh sẽ không khó để đạt điểm trên trung bình. Số câu hỏi phân bổ ở các phần kiến thức đề tương tự với các lần công bố đề trước của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Điểm khác là số câu hỏi liên quan đến thực tiễn không xuất hiện trong đề. Các mẹo vặt và thủ thuật chỉ có thể mang tính hỗ trợ chứ không thể giải quyết triệt để bài toán. Số câu hỏi cũng ở mức độ phân loại học sinh cao với khoảng 10 câu, thực sự phải học tốt mới có thể lấy từ 8 điểm trở lên. Đề thi cũng khá dài, mức độ thời gian 90 phút sẽ rất ít học sinh có thể làm hết đề”.
Đề thi dài, khó, gây nhiễu học sinh với các môn như: toán, giáo dục công dân, địa lý, ngữ văn…, nhưng đối với môn tiếng Anh, các em lại cảm thấy áp lực trong đề thi thử nghiệm lần này. Em Nguyễn Thị Diễm Nhi, học sinh lớp 12A2, Trường THPT Vị Thanh, thành phố Vị Thanh, chia sẻ: “Em hơi lo khi làm thử đề thi môn tiếng Anh vì đề thi quá dài lại nhiều từ vựng mới. Nhất là phần bài đọc, chủ đề nói về động vật có nguy cơ tuyệt chủng cũng không gần gũi lắm với học sinh lứa tuổi phổ thông. Nội dung đề thi lại có nhiều từ vựng mà em và các bạn chưa được học trong chương trình”.
Bám sát với định dạng đề mẫu
Trong khi các bộ đề thi thử nghiệm khác có môn quá dài, có môn đánh đố, gây nhiễu cho học sinh thì môn vật lý được các giáo viên và học sinh đánh giá khá ổn, kiến thức nằm trọn trong chương trình lớp 12. Thầy Nguyễn Quốc Thiện, giáo viên dạy vật lý, Trường THPT Long Mỹ, thổ lộ: “Tôi đã cho học sinh làm thử đề thi thử nghiệm rồi, các em làm bài khá tốt. Điểm 7 rất dễ có trong tầm tay các em, con số đạt điểm này chiếm khoảng 70% trong học sinh toàn trường. Đề có tính phân hóa đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao được sắp xếp từ dễ đến khó. Đề thi vừa phải, kiến thức nằm trọn trong chương trình vật lý lớp 12. Học sinh muốn đạt 6-7 điểm không khó, nhưng để đạt điểm cao sẽ không dễ. Các câu khó rơi tập trung vào phần điện xoay chiều và sóng cơ”.
Theo đánh giá của một số giáo viên, đề thi thử nghiệm lần 3 tiếp tục bám sát với định dạng đề mẫu ở các lần công bố trước. Đề thi khá vừa sức học sinh và phù hợp hai mục đích xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng. Tuy nhiên, muốn đạt điểm cao, học sinh phải hiểu rõ bản chất vấn đề. Ông Trần Hiền Hòa, Trưởng phòng Giáo dục Trung học, Sở Giáo dục và Đào tạo, cho biết: “Đề thi thử nghiệm lần này sẽ là cơ sở để các giáo viên làm căn cứ đánh giá và có hướng ôn tập phù hợp hơn với từng đối tượng học sinh. Đề thử nghiệm được công bố sẽ nâng cao ý thức học tập của học sinh, bổ sung những kiến thức, rèn kỹ năng làm bài nhanh, chính xác cho các em. Thời điểm này, các trường, các giáo viên nên tạo tâm lý ôn tập thoải mái, có phương pháp ôn tập cởi mở, nhẹ nhàng sẽ là một trong những điều kiện giúp học sinh tiếp thu bài nhanh, hiệu quả”.
Bài, ảnh: CAO OANH
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Cần biện pháp căn cơ, ứng dụng khoa học công nghệ dự báo để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai
- ·Bàu Bàng: Khởi công xây dựng Trạm Y tế xã Hưng Hòa
- ·Khám bệnh và phát thuốc miễn phí cho người lao động
- ·Phòng khám Đa khoa khu vực Tân Thành: Chăm sóc tốt sức khỏe cho nhân dân
- ·Báo chí đồng hành, góp phần đưa thông tin KH&CN đến gần hơn với công chúng
- ·Tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết
- ·Bắc Tân Uyên: Khánh thành Phòng khám đa khoa khu vực Tân Thành
- ·Cần giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng
- ·‘Việt Nam làm rất tốt ở giai đoạn đầu đại dịch và sẽ đạt thành tích tương tự với vaccine’
- ·TX.Dĩ An: Tập huấn phương án phòng dịch MERS
- ·Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu xử lý nghiêm vụ cắt đôi test thử HIV, viêm gan B
- ·Tuyên truyền bệnh lây truyền từ gia súc, gia cầm sang người
- ·Tổng kết dự án sáng kiến khu vực ngăn chặn sốt rét kháng thuốc Artemisinin năm 2014
- ·Đã có điểm thi lớp 10 Hà Nội năm 2024
- ·Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành nghị quyết về Cách mạng công nghiệp 4.0
- ·Phát hiện mẫu rượu có lượng methanol gấp hàng nghìn lần cho phép
- ·Cẩn thận với bệnh nhiễm giun đũa chó
- ·Trung tâm y tế huyện Phú Giáo: Ứng dụng công nghệ thông tin vào khám chữa bệnh
- ·Hà Nội đồng hành cùng Bệnh viện Bạch Mai dập dịch Covid
- ·Nhiều lợi ích thiết thực khi nuôi con bằng sữa mẹ