【ltd ligue 1】Ngành sản xuất Việt Nam tiếp tục suy giảm, nhưng mức độ đã chậm lại
Tiếp tục thiếu đơn hàng, xuất khẩu dệt may cả năm giảm | |
Ngành sản xuất Việt Nam suy giảm kỷ lục |
Các nhà sản xuất đã phải giảm giá bán để thu hút đơn đặt hàng mới. Ảnh: N.Hiền |
Ngày 1/6, Nikkei công bố Chỉ số Nhà quản trị mua hàng - PMI của Việt Nam đã tăng mười điểm trong tháng 5/2020, đạt 42,7 điểm so với mức thấp kỷ lục là 32,7 của tháng 4. Tình trạng gián đoạn do đại dịch Covid-19 đã dẫn đến 6 tháng suy giảm liên tiếp của sản lượng ngành sản xuất và đây là lần suy giảm mạnh. Tuy nhiên, mức độ giảm là nhẹ hơn nhiều so với tháng 4 khi một số công ty đã khôi phục lại hoạt động.
Xu hướng tương tự cũng được thấy ở số lượng đơn đặt hàng mới, với tốc độ suy giảm vẫn nhanh nhưng đã chậm lại so với mức kỷ lục trong tháng 4. Một số người trả lời khảo sát nêu lên sự suy yếu của nhu cầu đối với số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới, và chỉ số này đã giảm nhanh hơn so với tổng số lượng đơn đặt hàng mới.
Số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục giảm mạnh dẫn đến năng lực sản xuất chưa được sử dụng hết. Kết quả là các nhà sản xuất vẫn thận trọng trong việc tuyển dụng, thường không thay thế ngay những công nhân đã nghỉ việc.
Các nhà sản xuất cũng tiếp tục giảm hoạt động mua hàng và giảm lượng tồn kho cả hàng mua và hàng thành phẩm, mặc dù mức độ giảm đã chậm hơn so với tháng 4. Sự gián đoạn chuỗi cung ứng do Covid-19 vẫn là đặc điểm nổi bật của khảo sát trong tháng 5, với thời gian giao hàng của người bán tiếp tục kéo dài đáng kể. Các thành viên nhóm khảo sát cho biết rất khó kiếm được các mặt hàng nhập khẩu.
Tình trạng khan hiếm một số loại nguyên vật liệu đã tạo thêm áp lực chi phí đầu vào trong tháng. Giá cả đầu vào giảm tháng thứ hai liên tiếp, nhưng chỉ là giảm nhẹ. Ở những nơi giảm chi phí đầu vào, những người trả lời khảo sát thường cho nguyên nhân là do giá dầu giảm.
Nhằm thu hút đơn đặt hàng mới, các nhà sản xuất đã giảm giá bán hàng với tốc độ dù đã chậm lại nhưng vẫn ở mức đáng kể.
Bình luận về kết quả khảo sát mới đây, Andrew Harker, Giám đốc Kinh tế tại IHS Markit, nói, thành công của Việt Nam trong việc đưa đại dịch Covid-19 vào tầm kiểm soát cho phép nền kinh tế có thể bắt đầu chặng đường hồi phục. Tuy nhiên, dữ liệu PMI của tháng 5 cho thấy con đường sẽ còn dài, khi lĩnh vực sản xuất vẫn suy giảm vào thời điểm giữa quý 2 của năm, mặc dù mức giảm là nhẹ hơn nhiều so với mức kỷ lục của tháng 4. Quá trình tăng trưởng trở lại có thể sẽ diễn ra từ từ với sự hỗ rợ ít ỏi từ thị trường nước ngoài, ít nhất là trong tương lai gần, khi đại dịch tiếp tục ảnh hưởng đến nhiều khu vực trên thế giới.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD
- ·Thêm điều kiện để ngân hàng tăng tín dụng mà chưa lo ‘đụng trần’?
- ·VPBank giảm lãi suất vay cho doanh nghiệp SME
- ·Zambia phát hiện 27 thi thể người nước ngoài ở thủ đô Lusaka
- ·Hàm Rồng sẵn sàng cho đại hội điểm
- ·Hồ Việt Đức được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì
- ·Kiện công ty vì được trả lương hơn 3 tỷ đồng/năm mà không phải làm gì
- ·Giải đáp thắc mắc cho học sinh chuẩn bị thi Tốt nghiệp THPT quốc gia
- ·Khai mạc Chợ Tết Công đoàn
- ·Hỗ trợ hơn 1,2 tỷ đồng xây dựng phòng học tại Trường mầm non Phong Hiền I
- ·Truy tặng Huân chương dũng cảm cho anh Phạm Ngọc Anh trong vụ sạt lở đèo Bảo Lộc
- ·Zambia phát hiện 27 thi thể người nước ngoài ở thủ đô Lusaka
- ·VPBank ra mắt cổng thông tin kết nối khách hàng tiểu thương trên Zalo
- ·Học sinh sẽ bắt đầu thi vào lớp 10 từ ngày 5 đến 7/6
- ·Sáng mai (25/12), sẽ diễn ra Hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’
- ·Manulife tiếp tục là ‘Doanh nghiệp xuất sắc’ về chỉ số hài lòng khách hàng
- ·VPBank bắt tay với MobiFone ra mắt sản phẩm tài chính di động
- ·Hàn Quốc nói Triều Tiên bắn 130 quả đạn pháo ra biển
- ·Thủ tướng: Việt Nam đủ 5 điều kiện để xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế
- ·Còi báo động không kích vang khắp Ukraine, ông Putin chốt ngày thăm Belarus