【tỷ số newcastle united】Có dư địa tài khóa hỗ trợ an sinh xã hội là thành công của Bộ Tài chính
Trả lời phỏng vấn TBTCVN,ódưđịatàikhóahỗtrợansinhxãhộilàthànhcôngcủaBộTàichítỷ số newcastle united ông Đỗ Văn Sinh - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đánh giá cao nỗ lực của Bộ Tài chính trong thời gian qua. Cụ thể là đã cơ cấu lại ngân sách để từ đó có dư địa dành nguồn chi cho an sinh xã hội; điều hành linh hoạt các chính sách tài khóa và kết hợp chặt chẽ với chính sách tiền tệ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.
PV: Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về gói tài khóa hỗ trợ người dân và doanh nghiệp chống chọi với những ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 thời gian qua của Chính phủ?
- Ông Đỗ Văn Sinh:Tôi thấy rằng, ngay từ đầu năm, Bộ Tài chính đã chủ động triển khai nhiều giải pháp liên quan đến chính sách thuế trình các cấp có thẩm quyền quyết định. Sau khi dịch Covid-19 bùng phát đợt 1, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 41/2020/NĐ-CP ngày 8/4/2020 về gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất cho hầu hết các đối tượng gặp khó khăn do tác động của dịch Covid-19. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, gói giải pháp gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất miễn, giảm thuế, phí và lệ phí thực hiện đến thời điểm này có tổng giá trị là gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, riêng tiền miễn, giảm thuế, phí và lệ phí ước cả năm là khoảng 30 nghìn tỷ đồng. Có thể thấy rằng, các chính sách thuế đã hỗ trợ cho nhiều đối tượng doanh nghiệp, người dân được hưởng lợi.
Ông Đỗ Văn Sinh |
Điều đáng nói là nhờ dư địa tài khóa tích lũy được trong quá trình cơ cấu lại ngân sách nhà nước giai đoạn từ năm 2016 - 2019, nên mặc dù thu ngân sách năm 2020 gặp nhiều khó khăn, nhưng chúng ta vẫn cân đối được đủ nguồn để kịp thời triển khai đồng bộ các giải pháp nêu trên. Ngân sách không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp, người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 mà còn kịp thời hỗ trợ các nhiệm vụ cấp bách phát sinh do thiên tai, dịch bệnh cho nhiều địa phương trong cả nước. Đó là một thành công đáng ghi nhận của Chính phủ, Bộ Tài chính.
PV: Trong bối cảnh khó khăn, nhưng chúng ta đã đạt được mục tiêu kép khi vừa chống dịch, vừa có tăng trưởng dương trong khi nhiều nước tăng trưởng âm. Trong các kết quả nổi bật theo báo cáo của Chính phủ, ông ấn tượng với điều gì, thưa ông?
- Ông Đỗ Văn Sinh:Năm 2020 dự kiến có 8/12 chỉ tiêu đạt và vượt, GDP tăng trưởng dương (ước đạt trên 2%), tôi cho rằng, đó là một điểm sáng của Việt Nam. Kinh tế vĩ mô duy trì ổn định, vững chắc, lạm phát được kiểm soát và duy trì ở mức thấp, giá cả hàng hóa diễn biến tương đối ổn định. Về thu ngân sách, 5 năm đạt khoảng 6,7 triệu tỷ đồng, là kết quả tích cực khi tỷ trọng thu từ dầu, từ xuất nhập khẩu giảm mạnh, cũng như giảm nhiều khoản thu thuế. Kỷ cương, kỷ luật tài chính ngân sách được tăng cường, cơ cấu thu bền vững hơn. Bội chi ngân sách, các chỉ tiêu an toàn nợ được quản lý, kiểm soát chặt chẽ...
Như vậy, kinh tế vĩ mô ổn định, chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ được thực hiện linh hoạt, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh, thiên tai phức tạp trong năm 2020.
Dù thực hiện một loạt gói hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp, nhưng vẫn kiểm soát tốt lạm phát, dưới 4% (đây là một điều cực kỳ khó), góp phần đảm bảo cuộc sống cho người dân. Bởi vì khi thu nhập thấp mà giá bị đẩy lên, thì thu nhập thực tế sẽ giảm đi rất nhiều.
PV: Dự báo trong năm 2021 sẽ tiếp tục phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức không thể lường hết được, vậy theo ông, các gói hỗ trợ nên tiếp tục thực hiện như thế nào cho phù hợp?
- Ông Đỗ Văn Sinh:Tôi cho rằng, nếu dịch bệnh tiếp tục, chắc chắn chúng ta vẫn phải duy trì chính sách hỗ trợ, vì người dân, doanh nghiệp vẫn khó khăn.
Chúng ta thậm chí cần những gói mạnh hơn, đặc biệt là các gói hỗ trợ cho doanh nghiệp, vì chỉ có cách để họ sống được, phát triển được, thì mới có nguồn thu và kinh tế vĩ mô mới ổn định lâu dài.
Do đó, cần có chính sách mạnh hơn đối với khối doanh nghiệp. Trong đó, phải tính toán đến hỗ trợ doanh nghiệp, theo hướng trực tiếp đối với những đối tượng cụ thể, trên cơ sở đánh giá kỹ lưỡng, cũng như rút kinh nghiệm từ đợt hỗ trợ thứ nhất.
Tôi lấy ví dụ như, gói hỗ trợ lần 1, việc gia hạn thuế là rất đúng thời điểm, giúp doanh nghiệp tạm thời chưa nộp thuế, có vốn cho đầu tư sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, thực tế nhiều doanh nghiệp do tác động của dịch bệnh khiến doanh thu sụt giảm nghiêm trọng, số thuế phát sinh thấp. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh không có doanh thu để nộp thuế, do đó, không được hưởng lợi từ chính sách.
Trong bối cảnh hiện nay, việc tiếp tục tính toán hỗ trợ doanh nghiệp là hết sức cần thiết. Tôi được biết, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ báo cáo về tình hình thực hiện Nghị định 41/2020/NQ-CP từ đó đề xuất tiếp tục được gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất, đồng thời bổ sung một số lĩnh vực như xuất bản; phát thanh, truyền hình; dịch vụ thông tin... Đây là động thái hết sức đáng khích lệ, trong bối cảnh hiện nay, thể hiện sự chia sẻ của nhà nước đối với người dân và doanh nghiệp, trong khi chúng ta phải nhắc lại với nhau rằng, thu ngân sách đang còn khó trăm bề.
PV: Như ông vừa chia sẻ, thu ngân sách khó như vậy, thì tìm nguồn để chi cũng là áp lực đối với Chính phủ, Bộ Tài chính khi phải tính toán co kéo trong “tấm chăn ngân sách hẹp”?
- Ông Đỗ Văn Sinh:Đúng vậy, đây cũng là bài toán cần phải giải. Trong bối cảnh khó khăn, thu không đủ chi. Tôi đánh giá cao việc Bộ Tài chính đã chủ động đề xuất và đề nghị các bộ, ngành, địa phương triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, thực hiện cắt giảm tối thiểu 70% kinh phí hội nghị, đi công tác trong và ngoài nước còn lại của năm 2020, tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên khác còn lại của năm 2020. Quốc hội cũng đã quyết định tạm dừng tăng lương cơ sở và nhiều giải pháp tiết kiệm khác… Tất cả những gì phải làm trong lúc này là giảm chi tối thiểu, đó cũng là một cách.
Cách nữa là nếu không còn nguồn nào khác thì buộc chúng ta phải vay, để “bơm” tiền cho doanh nghiệp, thế giới cũng làm thế. Nhưng điều quan trọng là phải bơm cho trúng, đúng, tránh thất thoát, trục lợi. Bởi vì cho doanh nghiệp vay vốn cũng là đầu tư bền vững.
PV: Xin cảm ơn ông!
Ý tưởng “bơm tiền” cho doanh nghiệp có thể thực hiện “Ý tôi muốn nói là hỗ trợ chứ không phải cho không, bởi vì cái gì cho không cũng không hiệu quả. Chúng ta hỗ trợ bằng cách cho vay. Rõ ràng là phải có điều kiện. Giả sử Chính phủ trong cân đối thu không đủ, thì phải đi vay, vay qua phát hành trái phiếu, sau đó, cấp lại cho các định chế tài chính, để từ đó cho doanh nghiệp vay lãi suất thấp. Ví dụ huy động trái phiếu khoảng 5%, thì phí quản lý nhà nước chịu, cho doanh nghiệp vay đúng 5%, thấp hơn lãi suất ngân hàng. Đi cùng với đó là tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp; thu hút đầu tư nước ngoài… Nghĩa là tất cả cùng chung tay vì doanh nghiệp phát triển. Nếu thực hiện đồng bộ các giải pháp đó, tôi cho rằng, thời gian tới chúng ta sẽ tiếp tục đạt được mục tiêu kép như đã đề ra”. Đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Sinh |
Minh Anh (thực hiện)
(责任编辑:La liga)
- ·Công an An Giang truy tìm đối tượng nghi siết cổ con gái riêng của vợ
- ·“Ði từng ngõ, gõ từng nhà” để nói chuyện dân số
- ·Hớn Quản thu ngân sách đạt 173,5% chỉ tiêu nghị quyết
- ·Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri 2 huyện Hòa Bình và Vĩnh Lợi
- ·Tạm giữ nam thanh niên ở Quảng Trị nghi hiếp dâm bé gái 5 tuổi
- ·Cải cách hành chính phải lấy người dân, doanh nghiệp làm chủ thể
- ·Người Hàn Quốc phải tiết kiệm hàng chục năm nếu muốn mua nhà
- ·Cơ hội và thách thức đối với hội nhập quốc tế trong thời gian tới
- ·Đoạn ngập đường cao tốc Phan thiết – Dầu Giây, thiết kế có vấn đề
- ·Tri ân “những người thầy, cô không bụi phấn”
- ·Thời tiết Miền Bắc và Trung Bộ vào đợt mưa lớn kéo dài
- ·Đồng Phú: Năm 2022 có 18/19 chỉ tiêu đạt và vượt so nghị quyết
- ·Năm 2022, Đảng bộ huyện Phú Riềng kết nạp đảng viên đạt 102%
- ·Bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý, hộ tịch, chứng thực 2024
- ·Thông tin mới nhất về quy định chụp ảnh chủ thuê bao di động
- ·Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Cường tiếp công dân định kỳ tháng 2
- ·Trao 560 triệu đồng hỗ trợ các chùa dạy chữ Khmer dịp hè 2024
- ·Triển khai đồng bộ các giải pháp xây dựng Bù Đăng giàu mạnh
- ·Nguyên nhân khiến điện thoại hao pin nhanh khi dùng 4G ở Việt Nam
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng Campuchia Sar Kheng