【tỉ số tran dau hom nay】Nhu cầu nhân sự cho CNTT cao nhất trong lịch sử
Những năm gần đây, ngành Công nghệ thông tin (CNTT) luôn phát triển với tốc độ cao khiến cho nhu cầu về nhân lực cũng tăng cao.
Báo cáo mới nhất về ngành CNTT Việt Nam 2017 của trang web việc làm Vietnamworks cho hay nhu cầu nhân sự ngành CNTT đang ở mức cao nhất trong lịch sử với gần 15.000 việc làm được tuyển dụng trong năm 2016.
Theo dự báo của Vietnamworks, với gần 80.000 nhân lực CNTT sẽ ra trường trong năm 2017 và 2018, so với nhu cầu tính đến cuối năm 2018, Việt Nam sẽ thiếu khoảng 70.000 nhân lực về CNTT.
Còn Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cho biết tổng số nhân lực trong ngành Công nghiệp CNTT hiện nay là hơn 600.000 người, trong đó số lao động đang làm việc trong các ngành Công nghiệp phần cứng - điện tử là khoảng 300.000 người. Số còn lại thuộc về lĩnh vực công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung số. Cũng theo Bộ TT&TT, Việt Nam cần khoảng 1,2 triệu nhân lực CNTT vào năm 2020.
Hiện trong hơn 400 trường đại học và cao đẳng ở Việt Nam có tới 2/3 trường đào tạo chuyên ngành CNTT. Tuy nhiên, theo thống kê của Viện Chiến lược TT&TT (Bộ TT&TT), có tới 72% sinh viên ngành CNTT ra trường không có kinh nghiệm thực hành; 42% thiếu kỹ năng làm việc nhóm, 80% lập trình viên phải đào tạo lại.
Thực tế này cho thấy trình độ của các sinh viên CNTT ra trường còn hạn chế, chưa phù hợp với công việc mà doanh nghiệp yêu cầu.
TS. Đàm Quang Minh, Hiệu trưởng Trường Đại học FPT khẳng định chất lượng đào tạo thuộc về các trường đại học. Vì vậy, để đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp, các trường phải luôn cập nhật chương trình học và cung cấp kỹ năng tự học để sinh viên ra trường luôn sẵn sàng với những thay đổi đang diễn ra.
Theo TS. Vũ Văn San, Giám đốc Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông, nếu đào tạo không nắm bắt được nhu cầu thực tiễn của xã hội, của doanh nghiệp thì sẽ đi chệch hướng. Có khi những thứ doanh nghiệp cần thì không đào tạo mà nhà trường lại đi dạy những cái mà doanh nghiệp không cần.
TS. Vũ Văn San cho rằng nếu doanh nghiệp thực sự cần nguồn nhân lực đáp ứng nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của mình thì nên chủ động trao đổi thường xuyên với nhà trường. Sau khi có sự trao đổi, bàn bạc, nhà trường sẽ tìm cách điều chỉnh chương trình đào tạo cho phù hợp.
Ông San nhấn mạnh, một chương trình khung cứng nhắc, không linh hoạt sẽ làm cản trở quá trình phát triển nhất là đối với một ngành như CNTT.
Theo Chinhphu.vn
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Phế liệu Phát Thành Đạt cung cấp báo giá thu mua phế liệu đồng, nhôm, sắt, inox tại Long An
- ·Công nhận địa điểm tập kết kiểm tra hàng hóa tại cảng Hưng Thái
- ·Cục Thuế Hà Nội tập huấn hóa đơn điện tử cho doanh nghiệp
- ·FE Credit ứng dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt khi giải ngân
- ·Thủ tướng yêu cầu sớm giảm giá thịt lợn
- ·Tạo cơ hội mới để Hải Phòng phát triển mạnh hơn, tự chủ hơn
- ·30% năng lượng bị lãng phí mà doanh nghiệp không nhận ra
- ·Dâng hương kỷ niệm 102 năm Ngày sinh Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt
- ·Khẩn trương đưa ra giải pháp tiêu thụ, hỗ trợ thị trường cho nông sản
- ·TP.HCM, Bình Định được thí điểm đón khách quốc tế
- ·Queen Crown
- ·Giá vàng hôm nay 27/12: Đợt tăng giá cuối cùng năm 2021
- ·Tăng cường quan hệ láng giềng tốt đẹp, hợp tác toàn diện Việt Nam
- ·Asanzo có dấu hiệu vi phạm nhãn hiệu và trốn thuế
- ·TDH ghi nhận lỗ ròng 18 tỷ đồng, nợ phải trả chiếm 51% tổng tài sản
- ·Cần quy định rõ hơn vai trò giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân
- ·Phân bổ trên 2.040 tỷ đồng hỗ trợ các địa phương bị ảnh hưởng do bão số 3
- ·Cửa khẩu Tân Thanh
- ·Thành lập Hội đồng thẩm định thanh tra kinh doanh xăng dầu
- ·Hải quan TP. Hồ Chí Minh thu ngân sách đạt hơn 91% dự toán