【ka bd】Xây dựng lực lượng kiểm soát đáp ứng yêu cầu cải cách, hiện đại hóa của ngành Hải quan
Xin ông đánh giá khái quát về những đóng góp của Cục Điều tra chống buôn lậu đối với sự phát triển chung của ngành Hải quan?
Hiện nay, ngành Hải quan đang trong quá trình xây dựng Hải quan Việt Nam hiện đại, chuyên nghiệp có trình độ ngang bằng các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Song song với việc cải cách thủ tục hành chính, yêu cầu cấp thiết đặt ra với Ngành là phải đẩy mạnh công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, đảm bảo cải cách phải gắn liền với kiểm soát.
Trong thời gian qua, Cục Điều tra chống buôn lậu đã làm tốt công tác tham mưu giúp lãnh đạo các cấp chỉ đạo, điều hành hiệu quả công tác kiểm soát Hải quan, giữ vững vai trò "gác cửa nền kinh tế" của ngành Hải quan. Nổi bật:
Đơn vị đã tham mưu cho Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính, Chính phủ xây dựng cơ sở pháp lý đẩy đủ, thống nhất từ Luật cho tới các văn bản hướng dẫn thi hành liên quan đến công tác chống buôn lậu; sửa đổi, bổ sung một cách toàn diện các quy định về thẩm quyền, phạm vi trách nhiệm và các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan tại Luật Hải quan số 54/2014/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 23-6-2014.
Đơn vị đã tham mưu cho lãnh đạo Tổng cục quản lý, chỉ đạo điều hành hoạt động chống buôn lậu toàn Ngành; kiện toàn tổ chức bộ máy lực lượng Kiểm soát hải quan từ Trung ương đến cơ sở; hiện đại hóa trang thiết bị phục vụ công tác chống buôn lậu...
Đơn vị đã tham mưu cho lãnh đạo Tổng cục chỉ đạo lực lượng kiểm soát hải quan toàn Ngành phá thành công nhiều chuyên án lớn, giải quyết dứt điểm nhiều vụ việc, hiện tượng buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới nóng, nổi cộm được dư luận quan tâm như chuyên án về: Ma túy, xăng dầu tạm nhập tái xuất, thiết bị y tế, thuốc lá, rượu, xe ô tô, hoàn thuế GTGT đối với hàng XK... Trong những chuyên án trên, Cục Điều tra chống buôn lậu đã phát hiện sớm nhiều sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý, kịp thời kiến nghị sửa đổi nhiều chính sách quản lý nhà nước đối với hàng hóa XNK, tạo cơ sở để Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành quyết liệt đấu tranh, xử lý đối với các hành vi vi phạm.
Với những kết quả, thành tích đã đạt được, Cục Điều tra chống buôn lậu đã khẳng định Hải quan Việt Nam có thể đảm bảo thành công nhiệm vụ cải cách hành chính, thực hiện quản lý hải quan hiện đại, tạo thuận lợi thương mại nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu công tác kiểm soát hải quan.
Mở cửa, hội nhập quốc tế đã tạo điều kiện cho kinh tế trong nước phát triển, tuy nhiên cũng làm gia tăng nguy cơ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Vậy bộ máy kiểm soát Hải quan cần phải làm gì để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới?
Mở cửa hội nhập đã và đang thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên cũng đem lại không ít khó khăn cho Việt Nam khi phải đối mặt với nguy cơ khủng bố quốc tế, rửa tiền, buôn bán, vận chuyển trái phép các mặt hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, an toàn cộng đồng. Điều đó đã đặt ra nhiều nhiệm vụ nặng nề cho các lực lượng chức năng thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, trong đó có lực lượng Kiểm soát hải quan, đòi hỏi Ngành Hải quan phải nâng cao hiệu quả hoạt động, kiện toàn, tổ chức lại lực lượng chuyên trách làm công tác chống buôn lậu một cách toàn diện.
Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, Tổng cục Hải quan đã trình Bộ Tài chính phê duyệt “Đề án nâng cao năng lực cho lực lượng hải quan chuyên trách chống buôn lậu đến năm 2020”, “Đề án tăng cường năng lực phòng, chống ma tuý của ngành Hải quan” nhằm tăng cường năng lực cho lực lượng kiểm soát hải quan theo hướng Chuyên sâu - Chuyên nghiệp - Hiệu quả.
Theo đó, trong thời gian tới, Tổng cục Hải quan sẽ tập trung: Kiện toàn về tổ chức và hoạt động của các đơn vị Hải quan các cấp, trong đó sẽ thành lập một số đơn vị chuyên trách mới, nhằm đảm bảo thực hiện có hiệu quả công tác kiểm soát hải quan trong tình hình mới; Hình thành cơ chế đặc thù trong tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ chuyên trách; Hoàn thiện hệ thống chính sách đảm bảo đối với cán bộ chuyên trách để cán bộ, công chức làm công tác kiểm soát hải quan yên tâm công tác; Nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ chuyên trách kiểm soát hải quan, từng bước xây dựng lượng kiểm soát hải quan trong sạch, vững mạnh, hiệu quả.
Ngoài việc kiện toàn bộ máy, tổ chức lực lượng chuyên trách làm công tác chống buôn lậu, trong thời gian tới ngành Hải quan sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kiểm soát hải quan thông qua việc thực hiện có hiệu quả các hiệp định song phương và đa phương nhằm nâng cao vị thế của Hải quan Việt Nam trên các diễn đàn khu vực và thế giới; mở rộng và khai thác có hiệu quả nguồn thông tin tình báo Hải quan trong khu vực và trên thế giới để phục vụ tích cực cho các hoạt động nghiệp vụ về kiểm soát Hải quan, các cam kết của Hải quan Việt Nam trong việc tham gia tích cực, sâu rộng vào các hoạt động quốc tế trong lĩnh vực Hải quan.
Xin ông cho biết định hướng công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới của Ngành Hải quan trong thời gian tới?
Trong thời gian tới, ngoài những nhiệm vụ đã nêu ở trên, ngành Hải quan sẽ tập trung vào các nhiệm vụ sau:
1. Tiếp tục nghiên cứu, kiến nghị sửa đổi, bổ sung Bộ luật Tố tụng Hình sự, Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự, Luật Phòng, chống ma tuý năm 2000 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng chống ma tuý năm 2008 theo hướng bổ sung thêm thẩm quyền cho cơ quan Hải quan trong hoạt động điều tra, khởi tố đối với các loại tội phạm về ma tuý, tàng trữ, vận chuyển trái phép vũ khí, vi phạm sở hữu trí tuệ, trốn thuế, vi phạm môi trường,...
2. Tiếp tục hoàn thiện thể chế về công tác tác chống buôn lậu đảm bảo cơ sở pháp lý cho nghiệp vụ kiểm soát hải quan phù hợp với Luật Hải quan sửa đổi năm 2014 như: Xây dựng Quyết định thay thế Quyết định số 65/2004/QĐ-TTg; Xây dựng Nghị định thay thế Nghị định 107/2002/NĐ-CP; Xây dựng dự thảo chương Kiểm soát hải quan đưa vào Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 154/2005/NĐ-CP.
3. Quán triệt, triển khai đầy đủ, kịp thời các văn bản hướng dẫn, ý kiến chỉ đạo, chương trình, kế hoạch công tác của Chính phủ, Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, Ban chỉ đạo 138 Chính phủ, Bộ Tài chính và các bộ, ban, ngành liên quan trong công tác phòng, chống buôn lậu.
4. Đảm bảo triển khai có hiệu quả các chuyên đề, kế hoạch đấu tranh đối với các mặt hàng trọng điểm, các hành vi lợi dụng chính sách ưu đãi của Chính phủ để buôn lậu, gian lận thương mại. Tăng cường các biện pháp nghiệp vụ cơ bản, nắm chắc diễn biến tình hình, phối hợp có hiệu quả với các đơn vị trong và ngoài ngành để thực hiện đồng bộ các biện pháp ngăn chặn, bắt giữ, xử lý nghiêm, kịp thời các vụ việc vi phạm. Không để xảy ra vụ việc lớn, các ổ nhóm, đường dây buôn lậu.
5. Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy các đơn vị chuyên tách chống buôn lậu trong toàn ngành Hải quan theo Đề án nâng cao năng lực cho lực lượng Hải quan chuyên trách chống buôn lậu đến năm 2020. Áp dụng các giải pháp mang tính lâu dài nhằm tăng cường năng lực cho lực lượng kiểm soát Hải quan theo hướng chuyên sâu - chuyên nghiệp - hiệu quả thông qua việc xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo và đào tạo lại; nâng cao chất lượng giảng dạy, huấn luyện của đội ngũ giảng viên ngành Hải quan về công tác kiểm soát hải quan đảm bảo kiến thức giảng dạy chuyên sâu, đáp ứng yêu cầu công tác kiểm soát trong tình hình mới.
Lực lượng Hải quan thuộc Hải đội Kiểm soát trên biển khu vực miền Bắc (Hải đội 1) - Cục ĐTCBL kiểm tra phương tiện chở than trên vùng biển Quảng Ninh. Ảnh do Cục ĐTCBL cung cấp. |
6. Tăng cường phối hợp với các lực lượng chức năng như: Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Công an, Quản lý thị trường..., thường xuyên trao đổi, chia sẻ thông tin lẫn nhau, hiệp đồng tác chiến chặt chẽ, hiệu quả.
7. Tăng cường công tác vận động quần chúng tại các địa bàn nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của chính quyền địa phương; các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội; các cơ quan đơn vị và quần chúng nhân dân phối hợp, giúp đỡ cơ quan Hải quan thực hiện nhiệm vụ đấu tranh chống buôn lậu.
Xin cảm ơn ông!
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Xây dựng kế hoạch phục vụ nhu cầu đi lại của người dân dịp Tết Nhâm Dần
- ·Kiểm tra, rà soát công tác chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
- ·9 tháng 2023, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 1,266 triệu tấn
- ·Giá vàng sáng 20
- ·Hà Nội: Kiên trì, quyết liệt hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn
- ·Quảng Ninh và Than
- ·Trao học bổng Hội Rhône
- ·Mở lối cho nông sản Bình Phước
- ·Hà Nội triển khai nhiều hình thức bán hàng lưu động trong thời gian giãn cách
- ·Việt Nam tham dự Đại hội thể thao mùa đông tại Nhật Bản
- ·Hội thảo cải tiến quá trình thông qua mô hình Lean
- ·WTO dự báo tăng trưởng thương mại hàng hóa toàn cầu
- ·Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024
- ·Đại hội Đảng bộ Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau
- ·Chính phủ ban hành Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế
- ·Xã Minh Thắng đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
- ·Việt Nam sẵn sàng cho Vòng loại giải vô địch U16 nữ châu Á 2017
- ·Chuyện cổ tích từ Favela
- ·Doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý quy định xuất xứ hàng hóa mới của Ấn Độ
- ·Điểm báo Cà Mau cuối tuần số 2724, phát hành thứ bảy, 10/1/2015