【bd kq hom nay va dem qua】Tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2025
Giao dự toán thu NSNN tối thiểu bằng mức dự toán thu NSNN Thủ tướng Chính phủ giao. |
Theo dự thảo, việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương (NSTW) và ngân sách địa phương (NSĐP) được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước (NSNN) và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật NSNN.
Tiếp tục thực hiện điều tiết NSTW hưởng 100% đối với: Số thu từ hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số, dịch vụ xuyên biên giới và các dịch vụ khác do nhà cung cấp nước ngoài thực hiện đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế trực tiếp tại Cổng Thông tin điện tử của Tổng cục Thuế; Số thu tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện.
Thực hiện phân chia nguồn thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định tại Nghị quyết số 64/2018/QH14 của Quốc hội; phân chia thuế bảo vệ môi trường đối với sản phẩm xăng, dầu giữa NSTW và NSĐP theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị quyết số 70/2022/QH15 của Quốc hội.
Nguồn thu phí sử dụng đường bộ thu qua đầu phương tiện ô tô (sau khi trừ chi phí tổ chức thu) nộp NSTW 100%; đồng thời, bố trí dự toán chi NSNN cho Bộ Giao thông vận tải tương ứng 65% số thu và bổ sung có mục tiêu từ NSTW cho NSĐP tương ứng 35% số thu để thực hiện công tác quản lý, bảo trì đường bộ.
Nguồn thu xử phạt hành chính trật tự an toàn giao thông đường bộ nộp NSTW 100%; bố trí dự toán chi NSNN cho Bộ Công an tương ứng 85% số thu đã thực nộp NSNN năm 2023 và bổ sung có mục tiêu từ NSTW cho NSĐP tương ứng với 15% số phát sinh thực tế trên địa bàn từng địa phương năm 2023 để chi cho công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
Nguồn thu tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai, thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý được sử dụng cho chi đầu tư phát triển thuộc đối tượng đầu tư của NSĐP.
Tăng số bổ sung cân đối ngân sách cho các địa phương để có thêm nguồn lực đáp ứng các nhiệm vụ chi quan trọng, phát sinh ở địa phương; bổ sung có mục tiêu bù mặt bằng chi ngân sách của một số địa phương để đảm bảo nhiệm vụ chi không thấp hơn dự toán năm 2023 (năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách) do dự toán thu cân đối năm 2025 thấp hơn năm 2023.
Tổng hợp một phần thu chuyển nguồn cải cách tiền lương của NSĐP đến hết năm 2024 còn dư sang bố trí dự toán chi NSĐP năm 2025 để giảm áp lực cân đối NSTW phải bố trí bổ sung cho NSĐP thực hiện cải cách tiền lương.
Việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia nguồn thu giữa các cấp NSĐP thực hiện theo đúng nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đã quyết định đối với năm trong thời kỳ ổn định ngân sách. Đối với năm 2025, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp căn cứ khả năng ngân sách quyết định tăng thêm số bổ sung cân đối ngân sách cho ngân sách cấp dưới so với năm 2024. Trường hợp đặc biệt có phát sinh nguồn thu từ dự án mới đi vào hoạt động làm NSĐP tăng thu lớn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định theo quy định tại khoản 7 Điều 9 Luật NSNN.
Đồng thời, ngân sách cấp tỉnh bổ sung cân đối ngân sách cho ngân sách cấp dưới để thực hiện cải cách tiền lương theo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và quyết định của Ủy ban nhân dân cùng cấp.
Giao dự toán thu NSNNtối thiểu bằng mức dự toán thu NSNN Thủ tướng Chính phủ giao
Dự thảo nêu rõ, các bộ, cơ quan trung ương, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai giao nhiệm vụ thu NSNN năm 2025 cho các đơn vị trực thuộc, chính quyền cấp dưới đảm bảo tối thiểu bằng mức dự toán thu NSNN Thủ tướng Chính phủ giao.
Việc giao dự toán thu NSNN năm 2025 cho các cơ quan, đơn vị và chính quyền cấp dưới phải trên cơ sở rà soát, phân tích, đánh giá đầy đủ các nguồn thu phát sinh và kết quả thực hiện thu ngân sách năm 2024; căn cứ các chính sách, pháp luật về thu ngân sách; dự báo mức tăng trưởng kinh tế của từng ngành, từng lĩnh vực, tình hình sản xuất - kinh doanh của người nộp thuế trên địa bàn.
Về phân bổ và giao dự toán chi thường xuyên, dự thảo nêu rõ, các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương phân bổ, giao dự toán chi thường xuyên các đơn vị sử dụng ngân sách trong phạm vi dự toán được Thủ tướng Chính phủ giao, HĐND quyết định, UBND giao đúng thời gian quy định, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành; thực hiện đầy đủ các chính sách tiền lương (bao gồm và chi tiết quỹ tiền thưởng), lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công, trợ giúp xã hội và các chính sách an sinh xã hội gắn với lương cơ sở theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29/6/2024 của Quốc hội khóa XV, các chế độ, chính sách đã ban hành, những nhiệm vụ quan trọng theo quy định của pháp luật, những nhiệm vụ đã được cấp có thẩm quyền quyết định.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Ai giúp cậu bé mồ côi cha mẹ, mù một mắt?
- ·Tạo thêm động lực và mở ra giai đoạn mới trong quan hệ Việt
- ·Giao bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương
- ·Bộ Quốc phòng trả lời đề xuất mở rộng đối tượng gọi nhập ngũ
- ·Cứu chồng tự tử, vợ chết theo để lại 3 con
- ·Việt Nam cử nhiều chuyên gia giỏi làm việc tại Ban Thư ký Ủy hội sông Mekong
- ·Bà Nguyễn Thị Thu Hà, ông Hoàng Công Thủy làm Phó Chủ tịch MTTQ Việt Nam
- ·Bộ trưởng Bộ Công Thương nêu 4 giải pháp để nông sản Việt Nam thâm nhập vào thị trường khó tính
- ·Thầy giáo 80 tuổi và 4 người con tâm thần mơ một bữa no
- ·Hai Phó Thủ tướng trả lời các vấn đề đại biểu Quốc hội nêu
- ·Khai mạc Đại hội Đại biểu Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
- ·Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, tặng quà gia đình chính sách, hộ nghèo tại tỉnh Ninh Thuận
- ·Nâng cao chất lượng hòa giải tại tòa
- ·Xây dựng Luật Biên phòng là yêu cầu cấp thiết
- ·Họp chợ trên mặt đê
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính đi thử nghiệm đoàn tàu metro số 1
- ·Cưỡng chế thu hồi đất
- ·Thượng tướng Nguyễn Doãn Anh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa
- ·Liệu có phép tiên cứu bé bị tim bẩm sinh?
- ·Tạo môi trường chính trị tốt để cán bộ trẻ phấn đấu, trưởng thành