【bảng xếp hạng osasuna gặp real sociedad】"Con đường chuyển hóa"
"Con đường chuyển hóa" - Tìm thấy bình an trong cuộc sống
(Dân trí) - Nếu "Chia sẻ từ trái tim" như một tấm bản đồ giúp ta hiểu được những điều căn bản của đạo Phật, thì "Con đường chuyển hóa" lại giống như một phương tiện giúp mọi người chuyển hóa nỗi khổ niềm đau.
Chuyển hóa nỗi khổ niềm đau
Khi xã hội phát triển, những vấn đề tinh thần ngày càng được mọi người quan tâm. Có lẽ vì vậy mà ngay khi cuốn sách Chia sẻ từ trái timcủa thầy Thích Pháp Hòa ra mắt đã nhận được sự đón nhận nồng nhiệt của bạn đọc gần xa.
Nhiều người cho biết, cuốn sách của thầy như một làn nước mát xoa dịu trái tim, giúp họ tìm thấy bình an trong cuộc sống. Trong cuốn sách thứ haiCon đường chuyển hóa,chọn lọc 50 bài giảng tinh túy trong suốt 30 năm giảng pháp của thầy Thích Pháp Hòa nhằm hệ thống cho bạn đọc các giáo lý quan trọng của đạo Phật và các pháp môn tu tập phổ biến.
Như thầy Thích Pháp Hòa đã chỉ ra: "...Nếu sống mà không có tỉnh giác, không rõ biết vị trí, hoàn cảnh hiện tại của mình, mình sẽ tự làm khổ mình và làm phiền người khác. Còn ngược lại, sống mà biết mình, biết người thì mình vui sống. Để được như vậy, chúng ta phải tu thiền trong mỗi giây mỗi phút".
Nhưng tu ở đây cũng không phải là tới chùa cúng lễ hay lạy một ngày mấy trăm lạy để "lấy điểm", mà là thấy rõ cái xấu, cái dở nơi mình để chuyển hóa nó thành cái thiện. Còn với những cái thiện đã có, mình phải làm cho nó tăng trưởng.
Thầy Thích Pháp Hòa chia sẻ: "Tu không phải là để thành tiên, thành Phật gì cả, mà tu để thành chính mình. Tu để biết mình đang vướng cái gì để tháo, để buông.
Tu để biết mình đang vấp phải cái gì, đã thấu đạt được gì. Tu là để sáng soi rõ ràng, ăn biết mình ăn, uống biết mình uống. Và tu cũng để biết mình đang có nỗi khổ đau gì, từ đó, mình làm sao để giảm bớt cái khổ, cái đau đó".
Trong phần hai của Con đường chuyển hóa, các bài giảng của thầy Thích Pháp Hòa tập trung phác họa bức tranh khái quát của "đạo Phật pháp môn".
Trên tinh thần "Thiền - Tịnh song tu" và là người tìm hiểu sâu cũng như có kinh nghiệm tu tập ở cả hai pháp môn, thầy Thích Pháp Hòa đã giải thích cặn kẽ tính phương tiện và điểm chung cốt lõi của hai truyền thống này.
Đồng thời, hướng dẫn người đọc nhiều phương pháp để thực hành như mười cách niệm Phật, đếm hơi thở, quan sát cảm giác, quan sát tâm hành… để mỗi độc giả tự lựa chọn những "món ăn" phù hợp cho con đường tu học của mình.
Tu hành là trở về với chính mình
Nhiều người vẫn nghĩ, tu hành là lánh đời, cách xa mọi sự, không còn lo nghĩ chuyện gì. Song, sự thật của tu hành là trở về với chính mình, tạo được nguồn tuệ giác nơi mình để quán chiếu mọi việc trong cuộc sống.
Vì thế Con đường chuyển hóatập trung vào cách để mọi người tu tâm và tu trí - hai mục đích cốt lõi của người tu theo đạo Phật.
Nhìn chung, những việc chúng ta làm đều xuất phát từ tâm, nếu tâm an lạc thì mọi việc sẽ bình an.
Vì lẽ đó, tất cả các phép tu đều nhằm mục đích để chúng ta điều phục được tâm của mình. Nếu tâm thiện, ta hoan hỉ phát huy tâm thiện đó nhiều hơn. Nếu tâm bất thiện, ta tìm cách giảm bớt.
Khi quay về bên trong, ta đồng thời nhìn thấy trí tuệ nơi mình, từ đó nhìn thấy được vẻ đẹp của vạn vật. Người có trí thì luôn nhìn đời với cặp mắt thương yêu và hiểu biết, luôn an nhiên và tự tại trước mọi sự "được - mất", "thắng - thua" ở đời.
Thầy Thích Pháp Hòa nhìn nhận: "Mình thấy rõ là trong cuộc đời, được - mất, thành - bại, thắng - thua… cái gì cũng là tạm. Nói như vậy không phải là để chúng ta bi quan, mà để chúng ta có một sự sống vui vẻ, để chúng ta sống với tâm hoan hỉ, rộng mở, chấp nhận, thương yêu, tha thứ, chứ không phải buồn rầu, sầu khổ.
Thấy cuộc đời dường như vô nghĩa, chúng ta nguyện sống cho có ý nghĩa, chứ không phải thấy cuộc đời buồn bã như vậy rồi chúng ta buông xuôi. Vì đó là sự thật của đời sống. Mình chấp nhận nó, nó cũng sẽ đến.
Mình không chấp nhận nó, nó cũng sẽ đến. Nếu mình chấp nhận nó thì khi nó đến, mình nhẹ lòng lắm".
Với những lời giảng gần gũi và khiêm cung, Con đường chuyển hóacủa thầy Thích Pháp Hòa không chỉ mang đến một cái nhìn sâu sắc hơn về đạo Phật mà còn giúp chúng ta tự tìm cho mình một cánh cửa phù hợp để tu tập và chuyển hóa những nỗi khổ, niềm đau của mình.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Vì sao nhiều giám đốc doanh nghiệp nước ngoài bị tạm hoãn xuất cảnh?
- ·Soi kèo phạt góc Marseille vs PSG, 2h45 ngày 28/10
- ·Soi kèo góc Arsenal vs Liverpool, 23h30 ngày 27/10
- ·Soi kèo góc Brighton vs Liverpool, 2h30 ngày 31/10
- ·Quả cầu Vàng 2025: Tôn vinh nghệ thuật và những câu chuyện đầy cảm hứng
- ·Soi kèo góc Venezia vs Udinese, 0h30 ngày 31/10
- ·Soi kèo phạt góc Everton vs Fulham, 23h30 ngày 26/10
- ·Soi kèo góc Southampton vs Stoke, 2h45 ngày 30/10
- ·Kinh ngạc em bé sinh ra từ phôi thai đông lạnh cách đây 14 năm
- ·Soi kèo góc Monaco vs Crvena Zvezda, 23h45 ngày 22/10
- ·35 công ty doanh thu cao nhất thế giới năm 2024
- ·Soi kèo góc Wolverhampton vs Man City, 20h00 ngày 20/10
- ·Soi kèo phạt góc Juventus vs Parma, 02h45 ngày 31/10
- ·Soi kèo phạt góc Liverpool vs Chelsea, 22h30 ngày 20/10
- ·Quá nửa người dùng Việt Nam lo lắng về lừa đảo ngân hàng trực tuyến
- ·Soi kèo phạt góc Mexico vs Mỹ, 09h30 ngày 16/10
- ·Soi kèo góc Athletic Bilbao vs Espanyol, 19h00 ngày 19/10
- ·Soi kèo góc MU vs Brentford, 21h00 ngày 19/10
- ·Khái niệm 'triệu phú' có từ bao giờ?
- ·Soi kèo góc Bochum vs Bayern Munich, 21h30 ngày 27/10