【india mumbai super division】Thừa Thiên Huế phát huy bản sắc, thông minh, thích ứng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, bền vững
Thừa Thiên Huế: Phát triển khu công nghiệp theo hướng xanh,ừaThiênHuếpháthuybảnsắcthôngminhthíchứngxanhsạchđẹpantoànbềnvữindia mumbai super division đa ngành Thủ tướng Chính phủ dự hội nghị Quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế 2024 Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công Bệnh viện Quốc tế tại Thừa Thiên Huế |
Ngày 6/4, tại thành phố Huế, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 và xúc tiến đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị (Ảnh: Hoàng Lê) |
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, Thừa Thiên Huế có vị trí chiến lược quan trọng, đặc biệt, là cầu nối từ Bắc vào Nam, với truyền thống văn hóa, lịch sử, bản sắc riêng "rất Huế". Việc phát triển Thừa Thiên Huế toàn diện theo định hướng "bản sắc, thông minh, thích ứng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, bền vững" là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu, đặc biệt là phát triển công nghiệp văn hóa, kinh tế di sản.
Về công tác quy hoạch, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, cần chú trọng 3 yếu tố quan trọng về tư tưởng chủ đạo trong công tác quy hoạch: Luôn đặt con người là trung tâm, chủ thể và nguồn lực, động lực; xác định nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ doanh nghiệp và nhân dân; quy hoạch phải phù hợp với xu thế phát triển của các ngành, lĩnh vực, vùng, đất nước, thế giới.
Về nhiệm vụ thực hiện, Thủ tướng nhấn mạnh, Thừa Thiên Huế cần chú trọng, tập trung thực hiện "1 trọng tâm, 2 tăng cường, 3 đẩy mạnh" khi triển khai các quy hoạch.
"Một trọng tâm" là huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực hợp pháp để thúc đẩy các động lực tăng trưởng truyền thống (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng); đột phá vào các động lực tăng trưởng mới như kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí, ứng phó biến đổi khí hậu.
"Hai tăng cường", gồm: Tăng cường đầu tư, phát triển yếu tố con người (nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài; bảo đảm công bằng, tiến bộ, an sinh xã hội, không để ai bị bỏ lại phía sau); tăng cường kết nối vùng, khu vực, trong nước và quốc tế thông qua kết nối văn hóa và du lịch, kết nối giao thông, hệ thống sản xuất và cung ứng theo chuỗi, đa dạng hóa thị trường.
"Ba đẩy mạnh", gồm: Đẩy mạnh phát triển hệ thống hạ tầng chiến lược đồng bộ, bao trùm (về giao thông, ứng phó biến đổi khí hậu, hạ tầng số, văn hóa, y tế, giáo dục, xã hội...); đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí, công nghiệp phục vụ cho chế biến, chế tạo, chuỗi sản xuất-cung ứng cho khu vực, thế giới; nhất là những ngành có thế mạnh, khai thác tối đa tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của địa phương; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp trong sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân ổn định và phát triển.
Thủ tướng Chính phủ trao Quyết định Phê duyệt quy hoạch chung đô thị Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến 2065 (Ảnh: Hoàng Lê) |
Về các giải pháp trọng tâm, Thủ tướng yêu cầu: Thứ nhất,xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch, đảm bảo tính tuân thủ và đồng bộ trong tổ chức thực hiện quy hoạch; phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch ngành. Tỉnh Thừa Thiên Huế cần tập trung phối hợp với bộ, ngành hoàn thành thủ tục về Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội; để năm 2025 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương nếu đủ điều kiện.
Thứ hai,phải luôn đổi mới tư duy, tầm nhìn phát triển, khai thác tối đa nguồn lực bên trong, phát huy truyền thống lịch sử-văn hóa; đẩy mạnh hợp tác công tư, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư, khơi thông mọi nguồn lực; đẩy mạnh đầu tư hạ tầng chiến lược.
Thủ tướng lưu ý, cần làm mới văn hóa truyền thống bằng công cụ hiện đại, quốc tế hóa bản sắc, tinh hoa văn hóa dân tộc và dân tộc hóa các giá trị, tinh hoa văn hóa thế giới.
Thứ ba, phát huy hiệu quả 3 trung tâm động lực kinh tế của tỉnh, bố trí nguồn lực thực hiện đồng bộ, hiệu quả không gian phát triển. Phát triển kinh tế biển, kinh tế du lịch, kinh tế di sản theo hướng xanh, số, tuần hoàn (nâng cao hiệu quả khai thác Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô, Cảng hàng không Quốc tế Phú Bài, Cảng nước sâu Chân Mây, Lăng Cô-Bạch Mã, vùng đầm phá Tam Giang-Cầu Hai, Quần thể di tích Cố đô Huế...).
Thứ tư, quan tâm đầu tư cho giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nhân lực số, đổi mới giáo dục nghề nghiệp, ưu tiên các lĩnh vực tiềm năng của tỉnh như du lịch, tài chính, công nghệ thông tin, y tế chuyên sâu...
Thứ năm, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; tiếp tục nâng cao hơn nữa các chỉ số như PAPI, PCI...; chuẩn bị tốt các dự án, lĩnh vực mời gọi đầu tư để đón các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư lớn, có tiềm năng…
Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành Trung ương tiếp tục giám sát, phối hợp thực hiện hiệu quả quy hoạch; tổng kết, rút kinh nghiệm, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp; phối hợp, hỗ trợ hiệu quả, đồng bộ với địa phương; cùng địa phương, cùng cả vùng phát huy sức mạnh tổng hợp trong thực hiện quy hoạch.
Thủ tướng đề nghị cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, cùng toàn thể các bộ, ngành và lãnh đạo các cấp của tỉnh Thừa Thiên Huế: Đã nói thì phải làm, đã cam kết thì phải thực hiện, đã thực hiện thì phải có kết quả thực chất, cân - đong - đo - đếm và lượng hóa được; tạo khí thế, động lực mới cho phát triển.
"Chúng ta mong muốn và tin tưởng rằng, với truyền thống văn hóa, lịch sử, truyền thống cách mạng, với đà phát triển những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, với sự ủng hộ, nỗ lực của các bộ, ngành trung ương, các địa phương khác, các nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ phát triển đúng tầm nhìn, tư duy, sự đổi mới như các quy hoạch đã công bố, Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị về Thừa Thiên Huế và Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị về vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ", Thủ tướng nhấn mạnh.
Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế Lê Trường Lưu cho biết, Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được xây dựng với tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược dựa trên tiềm năng, thế mạnh và lợi thế so sánh khác biệt của tỉnh đã mở ra không gian phát triển mới, cơ hội mới; điều đó đã thể hiện được bản lĩnh, ý chí và khát vọng vươn lên mạnh mẽ của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế.
“Để hiện thực hóa được mục tiêu và tầm nhìn quy hoạch, ngay sau hội nghị này, tỉnh sẽ khẩn trương hoàn thiện kế hoạch, xây dựng lộ trình cụ thể để thực hiện hiệu quả các quy hoạch. Tỉnh cam kết sẽ nỗ lực hết sức mình để tạo dựng môi trường đầu tư bình đẳng, thuận lợi, thực chất, hiệu quả, nhanh chóng biến những tiềm năng, lợi thế thành kết quả cụ thể, thiết thực; luôn lắng nghe, chia sẻ, sẵn sàng hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để đồng hành cùng doanh nghiệp, nhà đầu tư và mong muốn các nhà đầu tư, doanh nghiệp phải là “người thật, việc thật, làm thật”, chung sức đồng lòng cùng với địa phương sớm hiện thực hóa các quy hoạch, trên tinh thần chân thành, tin cậy và hiệu quả”,Bí thư Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế Lê Trường Lưu nhấn mạnh.
Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế trao giấy chứng nhận đầu tư (Ảnh: Hoàng Lê) |
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương cho biết, hai Quy hoạch này có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt, tạo hành lang pháp lý trong hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nhanh, toàn diện và bền vững, tạo không gian phát triển mới, khơi thông nguồn lực và khai thác hiệu quả hơn tiềm năng, thế mạnh, lợi thế so sánh khác biệt của tỉnh; từng bước tháo gỡ những “điểm nghẽn”, giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa; giữa bảo tồn, giữ gìn truyền thống và phát huy các giá trị di sản; giữa phát triển đô thị di sản và phát triển thành phố trực thuộc trung ương.
Theo đó, đã xác định mục tiêu đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương với đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam; một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu. Đồng thời là một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao.
Tại hội nghị, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tiến hành trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hơn 10 dự án với tổng vốn đăng ký trên 3,5 nghìn tỷ đồng. Đồng thời, giới thiệu với các doanh nghiệp, nhà đầu tư về danh mục các dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư với mong muốn ngày càng có thêm nhiều nhà đầu tư chiến lược trong nước và quốc tế quan tâm, ưu tiên lựa chọn và quyết định đầu tư vào tỉnh Thừa Thiên Huế.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Hãy là một phần của Kế hoạch đa dạng sinh học
- ·PM orders meticulous preparation for WEF ASEAN
- ·Việt Nam seeks closer ties with Rwanda, Guinea
- ·Diplomats must focus on business: PM
- ·Đồng Tâm Group và Tập đoàn CS WIND ký kết thỏa thuận hợp tác
- ·Việt Nam innovation network programme launched
- ·Việt Nam innovation network programme launched
- ·Vietnamese FM meets regional counterparts on sidelines of AMM
- ·Dolin – Nhà sản xuất motor giảm tốc uy tín thế giới đến từ Đài Loan
- ·Party chief greets Dominican politician
- ·Ra mắt nền tảng tư vấn giáo dục, hướng nghiệp uy tín Navigates.vn
- ·Vets asked to help reduce poverty
- ·Cryptocurrency fraud scheme prosecuted in HCM City
- ·PM appreciates Japan’s 26
- ·Báo giá sắt thép xây dựng hôm nay: Liệu có tăng mạnh như dự đoán?
- ·Việt Nam co
- ·Minister Lâm said no 'restricted zone' in handling wrongdoings
- ·VN welcomes Monsanto ruling: Foreign ministry
- ·Yêu cầu tỉnh thành ven biển bão Yagi đổ bộ cấm đường đến 20h
- ·New rural development at village level in poor areas urged: Deputy PM