【giải ngoại hạng đức】Tăng lương cho giáo viên phải song hành với chất lượng giảng dạy
Theănglươngchogiáoviênphảisonghànhvớichấtlượnggiảngdạgiải ngoại hạng đứco thống kê của các trường sư phạm trên cả nước, mỗi năm chỉ có khoảng từ 20-30% sinh viên tốt nghiệp có việc làm đúng ngành nghề. Số lượng còn lại là không tìm được việc làm hoặc phải làm trái ngành. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng giảng dạy của giáo viên vẫn còn yếu kém. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục cũng như đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.
Để có được đội ngũ giáo viên, nhà giáo giỏi cho đất nước, nhiều ý kiến cho rằng, cần tăng lương cho họ và tạo điều kiện để sinh viên sư phạm tốt nghiệp là có việc làm ngay. Xung quanh vấn đề này, phóng viên VOV.VN phỏng vấn GS.TS Đinh Quang Báo, nguyên cán bộ nghiên cứu cao cấp Viện Nghiên cứu sư phạm (ĐH Sư phạm Hà Nội).
GS.TS Đinh Quang Báo
PV: Thưa GS, việc tăng lương cho giáo viên đã được đề cập rõ trong Nghị quyết Trung ương lần thứ 2 khóa VIII, Nghị quyết Trung ương lần thứ 8 khóa XI. Đó làlương nhà giáo phải được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bảng lương hành chính sự nghiệp, có phụ cấp tùy theo tính chất công việc và theo vùng. Tuy nhiên, tại sao hiện nay, lương giáo viên vẫn xếp thứ 14 trong hệ thống thang bảng lương hành chính sự nghiệp?
GS.TS Đinh Quang Báo: Hiện nay, ngân sách chi cho lĩnh vực Giáo dục là 20% so với tổng chi của ngân sách Nhà nước. Đây là tỷ lệ thể hiện sự ưu tiên hơn cho giáo dục nhưng thực tế, việc tăng lương cho nhà giáo và giáo viên lại cần một khoản chi lớn hơn như vậy.
Hiện đất nước ta còn khó khăn, còn nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác cũng cần được đầu tư, cần được tăng lương mà chưa thực hiện được. Đây là nguyên nhân khiến cho lương của nhà giáo hiện vẫn xếp thứ 14 trong hệ thống thang bảng lương hành chính sự nghiệp.
Ngoài ra, trong khi các ngành khác có khoảng 5 bậc lương thì ngành Giáo dục lại có nhiều bậc hơn. Điều này cũng khiến cho việc tăng lương của giáo viên chậm lại.
PV: Thưa GS, có ý kiến cho rằng, trong khi ngân sách Nhà nước dành cho việc tăng lương chỉ có hạn thì việc tăng lương chỉ nên ưu tiên cho những giáo viên giảng dạy ở những vùng miền xa xôi, có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn. Ý kiến của GS về vấn đề này như thế nào?
GS.TS Đinh Quang Báo: Thực tế là Chính phủ đã có nhiều chính sách như tăng lương, phụ cấp để thu hút giáo viên lên các địa phương, vùng, miền khó khăn giảng dạy. Chính vì thế, trong những năm gần đây, nhiều giáo viên rất mong muốn lên những nơi này để làm việc nên không còn thiếu giáo viên như trước nữa.
Tôi được biết là hiện nay có nhiều giáo viên lại muốn được lên những địa phương khó khăn để giảng dạy nhưng một số nơi còn cho là phải bình xét.
Chính vì vậy, vấn đề lưu ý ở đây là không phải chúng ta thiếu giáo viên mà cần quan tâm là chất lượng giảng dạy của họ. Để làm được điều này thì các địa phương nên thực hiện việc kiểm tra, đánh giá xem người nào có trình độ chuyên môn giỏi, tâm huyết với nghề thì tạo điều kiện để họ giảng dạy ở những vùng miền khó khăn.
Bên cạnh việc tăng lương, phụ cấp cho giáo viên ở vùng khó khăn thì ngành giáo dục ở các địa phương cần chú ý tới điều kiện sống tốt để họ yên tâm bám trụ với nghề.
Khi Nhà nước chưa thể tăng lương đồng loạt cho giáo viên ở tất cả các vùng miền thì có thể ưu tiên cho những giáo viên giỏi công tác tại những địa phương còn khó khăn.
Mặt khác, chúng ta cũng cần chú ý đến chính sách lương thỏa đáng để thu hút những người có trình độ cao, được đào tạo bài bản ở nước ngoài về làm công tác giảng dạy. Nếu nghiên cứu sinh học tập ở nước ngoài về nước mà chỉ thu nhập trên 3 triệu đồng/tháng thì không thể thu hút được người giỏi vào giảng viên ở các trường học.
PV: Ngoài việc chú trọng đến lương bổng, phụ cấp cho giáo viên, chúng ta cần phải làm gì để có được đội ngũ nhà giáo giỏi chuyên môn, kỹ năng và tâm huyết với học trò trong tương lai, thưa GS?
GS.TS Đinh Quang Báo: Ngoài việc cần cải thiện mức lương cho giáo viên để họ có thể đủ sống bằng nghề thì Bộ GD-ĐT phải có chiến lược quy hoạch đào tạo giáo viên, đảm bảo cho sinh viên tốt nghiệp xong là có việc làm.
Trên cơ sở quy hoạch này, Bộ GD-ĐT sẽ giao cho các trường sư phạm đào tạo theo chỉ tiêu nâng cao chất lượng đào tạo là chính chứ không phải chạy theo số lượng. Vì vậy, chúng ta phải đảm bảo nguồn tuyển sinh “đầu vào” bằng nhiều cách như miễn học phí và tạo điều kiện để sinh viên sư phạm khi tốt nghiệp là có việc làm ngay như sinh viên các trường quân đội, công an.
PV: Xin cảm ơn GS!
Theo VOV
Lương giáo viên tiểu học sẽ được tính theo 3 hạng(责任编辑:Cúp C1)
- ·Giá chỉ từ hơn 300 triệu đồng nhưng chiếc ô tô nhập này ‘ế’ nặng tại Việt Nam
- ·Việt Nam trở thành quốc gia thành viên chính thức của 3GF Summit 2016
- ·Thận trọng khi trao giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 5
- ·Hợp tác thương mại Việt Nam
- ·Chi nhánh Dược phẩm Hà Tây bị xử phạt về mua bán thuốc
- ·Lửa bùng lên trên sân khấu giữa lúc ban nhạc đang biểu diễn
- ·Sắm "dế" đỏ đón Noel
- ·Nguyễn Trần Trung Quân: Hát ballad cũng cần kỹ thuật!
- ·Nhà đầu tư đổ xô mua đất Mũi Né trước khi có sân bay 10 nghìn tỷ đồng
- ·Gợi ý điểm đến hấp dẫn ở châu Á cho chuyến du xuân 2018
- ·Sau rao bán ‘Thần gió’ gần 100 tỷ, Minh ‘nhựa’ bán tiếp siêu xe 35 tỷ
- ·Giá thịt lợn có thể tăng, nhưng sẽ không thiếu trước và sau Tết Nguyên đán
- ·Bám sát mục tiêu chiến lược
- ·Kho bạc Nhà nước trao đổi học hỏi kinh nghiệm về tài chính công với Bộ Tài chính Cuba
- ·Loại hình bất động sản 'hốt bạc' gây sốt tại Quy Nhơn
- ·Hội chợ Giáng sinh quốc tế Praha 2017 kết nối các nền văn hóa
- ·Thu hồi dung dịch vệ sinh phụ nữ Kare Fresh
- ·Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 1/2019
- ·Giá vàng hôm nay ngày 21/8: Phục hồi sau phiên giảm mạnh chốt lời của nhà đầu tư
- ·Doanh nghiệp Việt vẫn thờ ơ với phòng vệ thương mại