【lịch bóng đá c1 hôm nay】Doanh nghiệp thủy sản thích ứng với cục diện mới
Các doanh nghiệp thủy sản sẽ có sự điều tiết thị trường qua công tác xúc tiến thương mại. Ảnh: T.H |
Biến nguy thành cơ
Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong tháng 1/2024, XK thủy sản đã có tín hiệu tích cực, tăng 64% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 750 triệu USD. Trong đó, các mặt hàng chủ lực đều có bứt phá đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái.
Về thị trường, tăng đột phá nhất là Trung Quốc và thị trường Hồng Kông (Trung Quốc) tăng gấp hơn 3 lần, XK sang Mỹ tăng 63%, sang Nhật Bản tăng 43%, sang EU tăng 34%...
Theo bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Chủ tịch VASEP, mặc dù nhiều doanh nghiệp cho biết thị trường chưa thực sự khởi sắc và còn nhiều khó khăn, nhưng những con số tăng trưởng cao của tháng đầu năm 2024 vẫn mang lại cảm xúc tin tưởng và hy vọng vào sự hồi phục mạnh mẽ hơn trong năm nay.
Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn còn những vấn đề phải đối mặt, như: tình trạng dư cung, tồn kho nhiều, giá mua thấp, áp lực cạnh tranh lớn… Song doanh nghiệp hy vọng nửa cuối năm giá bán sẽ tốt hơn khi lượng tồn kho giảm, nhu cầu của các thị trường hồi phục.
Bên cạnh đó, xuất hiện những thách thức mới như căng thẳng Biển Đỏ làm cước vận tải tăng, "thẻ vàng" IUU và thuế chống trợ cấp sẽ làm khó cho doanh nghiệp, nhưng với bản lĩnh vượt khó, kinh nghiệm thương trường và sự linh hoạt, nhạy bén, doanh nghiệp sẽ "biến nguy thành cơ”, khai thác và phát triển được các sản phẩm và thị trường phù hợp. Đồng thời, hy vọng ngành tôm Việt Nam không bị áp thuế chống trợ cấp, ngành hải sản sẽ được tháo gỡ "thẻ vàng" IUU trong thời gian nhanh nhất.
VASEP cùng cộng đồng doanh nghiệp sẽ nỗ lực hết mình, chủ động và năng động để đảm bảo chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị ngành thủy sản chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, hướng tới mục tiêu là nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững ngành hàng thủy sản.
Sự thích ứng của doanh nghiệp
Bà Lê Hằng, Giám đốc truyền thông của VASEP nhận định, lạm phát và những biến động địa chính trị như chiến tranh Nga – Ukraine, xung đột Biển Đỏ đã khiến cho cục diện thị trường thủy sản thay đổi. Cùng với đó, một số diễn biến như việc Mỹ và EU cấm thủy sản của Nga, khiến cho Trung Quốc trở thành thị trường mục tiêu của doanh nghiệp Nga, ít nhiều cũng làm giảm thị phần của các nước khác tại lục địa này. Hoặc việc Trung Quốc cấm nhập khẩu thủy sản Nhật Bản hay Mỹ và EU cảnh báo vấn đề lao động cưỡng bức tại các nhà máy chế biến Trung Quốc, là những tác nhân thúc đẩy các doanh nghiệp Nhật, Mỹ, châu Âu tìm kiếm đối tác ở Việt Nam.
Theo bà Hằng, những thay đổi này vừa là thách thức, vừa là cơ hội. Do vậy, các doanh nghiệp nên nhìn nhận lại chiến lược thị trường của mình. Trong đó, thị trường XK nên được đánh giá lại, không quá lệ thuộc vào những thị trường truyền thống để phải chịu những áp lực cạnh tranh dữ dội và các quy định, rào cản khắt khe. Ví dụ, Trung Quốc là một thị trường lớn, dân số đông, nhu cầu gia tăng vì tầng lớp trung lưu ngày càng nhiều, vị trí địa lý thuận lợi… nhưng một số doanh nghiệp vẫn còn nhìn nhận Trung Quốc là thị trường hay thay đổi, rủi ro trong thanh toán, chỉ thích mua hàng giá rẻ, khó cạnh tranh với các nước khác…
Ngoài ra, các doanh nghiệp còn có các cơ hội thị trường khác, như là phân khúc thị trường cho hàng khô, đồ hộp cho các khu vực bị ảnh hưởng chiến tranh, lạm phát cao hoặc cơ hội ở những thị trường có vị trí gần hơn như các nước ASEAN, giảm những thiệt hại do chi phí vận tải tăng cao…
Cùng với xuất khẩu, thị trường nội địa thực sự tiềm năng với dân số 100 triệu người và mức sống đang ngày càng tốt hơn. Sức mua không chỉ tiềm năng ở các kênh bán lẻ, kênh dịch vụ mà cả ở lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, du lịch, chợ truyền thống, khu dân cư…
Để thích ứng với những thay đổi, bà Nguyễn Thị Thu Sắc đề nghị doanh nghiệp quan tâm, đầu tư và giữ vững thương hiệu chất lượng an toàn của thuỷ sản Việt Nam. Doanh nghiệp không chỉ cần có số lượng hàng hoá lớn mà quan trọng là chất lượng nguyên liệu, nguyên liệu hợp pháp với giá thành hợp lý nhất.
Về thị trường, cộng đồng doanh nghiệp thuỷ sản đã có hàng chục năm nỗ lực từ nguyên liệu, tài chính, sản xuất, chứng nhận và chất lượng để thâm nhập các thị trường khó tính nhất như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc.
“Với sự nỗ lực, linh hoạt và thích ứng của doanh nghiệp thủy sản và sự đồng hành hỗ trợ của Chính phủ và các bộ ngành, tôi tin rằng năm 2024, XK thủy sản sẽ cao hơn năm 2023, có thể tới mốc 9,5 tỷ USD”- bà Nguyễn Thị Thu Sắc nói.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Ra mắt Bộ Quy chế Quản trị nội bộ Tập đoàn Dầu khí dạng E
- ·Tái diễn mua bán ấn tại đền Bảo Lộc dù có chỉ đạo chấm dứt 'đóng ấn thu tiền'
- ·Cảnh sát dùng hình ảnh camera hành trình để xử phạt, tài xế chạy ẩu phải e dè
- ·Cảnh sát dùng hình ảnh camera hành trình để xử phạt, tài xế chạy ẩu phải e dè
- ·Hẻm 40 'phố Tây' Bùi Viện hạn chế đi lại sau ca nhiễm Covid
- ·Tiệm làm nail, tóc kín chỗ, thợ không kịp ăn dịp Tết
- ·Nghi phạm sát hại cô gái 21 tuổi ở Hà Nội bị bắt giữ từ vụ trộm cắp tài sản
- ·Lật tẩy vỏ bọc đại gia của nhóm Phan Công Khanh trong các vụ lừa đảo bán siêu xe
- ·Đảm bảo tốt quy định về truy xuất nguồn gốc hàng hóa giữa dịch Covid
- ·Tàu kiểm ngư, công an ngăn chích điện bắt cá phóng sinh tiễn ông Táo
- ·3 từ khóa cho hệ sinh thái đổi mới sáng tạo mở
- ·Huy động người nhà, xuyên đêm nướng hơn 5000 cá lóc phục vụ ngày vía Thần Tài
- ·Sáng 28 Tết, ô tô xếp hàng dài hơn 2km để vào cao tốc Pháp Vân
- ·Xe công của Hội Phụ nữ Hà Tĩnh dùng đèn, còi ưu tiên để đón người nhà lãnh đạo
- ·EC đề xuất hỗ trợ dành cho các công ty xuyên biên giới nhằm cải thiện môi trường kinh doanh
- ·Lý do Lào Cai chứng thực vào tài liệu giả của công ty cung ứng bò ở Điện Biên
- ·Người dân dồn dập trở lại Hà Nội sau Tết, đường vành đai bỗng thành 'bến xe'
- ·Mải 'nâng chén' khi đi du xuân, loạt tài xế vi phạm nồng độ cồn ở mức rất cao
- ·Tín hiệu tích cực của thị trường bán lẻ hàng hóa
- ·Vụ thiếu nữ 14 tuổi mất tích từ mùng 6 Tết: Người mẹ nhận tin nhắn dọa tống tiền