【tỷ số atalanta hôm nay】Quỹ Tiền tệ quốc tế lạc quan về triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam, dự báo đạt 6,1%
IMF ghi nhận việc các cơ quan chức năng của Việt Nam đã hành động nhanh chóng nhằm hạn chế rủi ro trên thị trường bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp.
IMF lạc quan về triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Ban Giám đốc Điều hành của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vừa công bố kết luận về đợt tham vấn theo Điều IV năm 2024 với Việt Nam. TheỹTiềntệquốctếlạcquanvềtriểnvọngtăngtrưởngkinhtếViệtNamdựbáođạtỷ số atalanta hôm nayo đó, kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng ở mức 6,1% trong năm 2024.
Xuất khẩu và du lịch phục hồi
Kết luận tham vấn Điều IV của Ban Giám đốc điều hành IMF nhận định trong năm 2023 đầy thách thức, nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng 5% nhờ những chính sách quyết liệt của Chính phủ.
Quá trình phục hồi bắt đầu từ cuối năm 2023 nhờ xuất khẩu và du lịch phục hồi, cũng như sự hỗ trợ của chính sách tài khóa và tiền tệ mở rộng phù hợp. Lạm phát tăng trong năm 2024 chủ yếu do giá lương thực thực phẩm tăng, mặc dù lạm phát cơ bản vẫn duy trì tương đối thấp và ổn định. Cán cân vãng lai đối ngoại đã thặng dư lớn trong năm 2023 ở mức 5,8% GDP, phần nhiều là do nhập khẩu sụt giảm đáng kể.
Tăng trưởng kinh tế dự báo sẽ phục hồi ở mức 6,1% trong năm 2024 được hỗ trợ bởi cầu bên ngoài tiếp tục mạnh mẽ, đầu tư trực tiếp nước ngoài ổn định và các chính sách nới lỏng. Dự kiến tăng trưởng cầu trong nước sẽ hồi phục dần do doanh nghiệp phải chèo chống với mức nợ cao trong khi thị trường bất động sản sẽ chỉ phục hồi hoàn toàn trong trung hạn. Lạm phát dự kiến sẽ dao động quanh mức mục tiêu 4%-4,5% của Ngân hàng Nhà nước trong năm nay.
Tuy vậy, các Giám đốc của IMF cũng lưu ý những rủi ro tiêu cực vẫn còn cao. Xuất khẩu - động lực chính của nền kinh tế Việt Nam - có thể yếu hơn nếu tăng trưởng toàn cầu không được như kỳ vọng, căng thẳng địa chính trị toàn cầu dai dẳng hoặc tranh chấp thương mại gia tăng. Với điều kiện tiền tệ nới lỏng, nếu áp lực tỷ giá hối đoái kéo dài lâu hơn, việc này sẽ dẫn đến tác động truyền dẫn lớn hơn đến lạm phát trong nước.
Bên cạnh đó, những yếu kém kéo dài của thị trường bất động sản và thị trường trái phiếu doanh nghiệp có thể tác động mạnh hơn dự kiến đến khả năng mở rộng tín dụng của các ngân hàng, làm phương hại đến tăng trưởng kinh tế cũng như làm suy giảm sự ổn định tài chính.
Tăng cường quản lý và giám sát các ngân hàng
Ban Giám đốc Điều hành IMF đánh giá cao các cơ quan chức năng đã hành động nhanh chóng để duy trì sự ổn định tài chính vĩ mô khi quá trình phục hồi kinh tế sau đại dịch phải đối mặt với những cơn gió ngược cả trong và ngoài nước. IMF lưu ý rằng rủi ro vẫn ở mức cao và cần phải nỗ lực hơn nữa để đảm bảo sự ổn định tài chính vĩ mô và có các cải cách sâu rộng nhằm khắc phục các điểm yếu và đảm bảo tăng trưởng xanh, mạnh mẽ và toàn diện trong trung hạn. Việc tiếp tục tăng cường năng lực sẽ rất quan trọng để hỗ trợ các cải cách.
Do dư địa tài khóa vẫn còn nhiều trong khi việc nới lỏng chính sách tiền tệ còn tương đối ít, IMF khuyến nghị Việt Nam nên đưa chính sách tài khóa đi đầu trong việc hỗ trợ hoạt động sản xuất, phục hồi kinh tế.
IMF hoan nghênh kế hoạch của các cơ quan chức năng nhằm đẩy nhanh thực hiện đầu tư công, điều này sẽ đòi hỏi phải giải quyết các nút thắt và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc mở rộng lưới an sinh xã hội để hỗ trợ những đối tượng dễ bị tổn thương nhất.
Đơn vị này đánh giá cao việc các cơ quan chức năng đã kiểm soát rủi ro lạm phát hiệu quả nhưng nhấn mạnh rằng, chính sách tiền tệ cần tiếp tục thận trọng trong bối cảnh phức tạp và không gian chính sách còn hạn hẹp. IMF cũng hoan nghênh các bước tiến tới tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn và khuyến nghị tiếp tục có tiến triển trong lĩnh vực này, cùng với việc hiện đại hóa khuôn khổ chính sách tiền tệ.
Bên cạnh đó, các Giám đốc Điều hành của IMF nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường sức chống chịu của hệ thống tài chính bằng cách củng cố các đệm vốn, loại bỏ dần các quy định về gia hạn nợ nhưng vẫn giữ nguyên nhóm nợ và xử lý các khoản nợ xấu gia tăng.
IMF cũng nhấn mạnh cần cải thiện bộ công cụ của các cơ quan chức năng để ngăn ngừa và quản lý các khủng hoảng ngân hàng bằng cách củng cố khuôn khổ pháp lý về xử lý ngân hàng và cấp thanh khoản khẩn cấp, hoan nghênh việc sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng. Một khuyến nghị khác cho Việt Nam trong vấn đề này là cần tiếp tục các nỗ lực tăng cường quản lý và giám sát các ngân hàng.
Ngoài ra, IMF ghi nhận việc các cơ quan chức năng của Việt Nam đã hành động nhanh chóng nhằm hạn chế rủi ro trên thị trường bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp.
"Việc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế có thu nhập trung bình cao cũng sẽ đòi hỏi có nhiều nỗ lực hơn để cải thiện môi trường kinh doanh, tăng cường cơ sở hạ tầng quan trọng và đầu tư vào nguồn nhân lực," báo cáo của IMF nhấn mạnh./.
Theo TTXVN
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Vinpearl công bố chiến lược mở rộng thị trường quốc tế và hợp tác hàng không
- ·Truyền tải thông tin nhanh qua phương tiện thông tin đại chúng
- ·Kết quả bóng đá Saudi Arabia 1
- ·TP. Hồ Chí Minh: 23/24 chi cục thuế thu đạt và vượt dự toán
- ·Thủ tướng: 'Xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân gây ra vụ tai nạn đường thuỷ ở Quảng Nam'
- ·Kết quả bóng chuyền nữ Việt Nam 0
- ·Phản hồi tích cực về dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực hải quan
- ·TP. Hồ Chí Minh: 23/24 chi cục thuế thu đạt và vượt dự toán
- ·Hà Nội bảo đảm nguồn cung thịt lợn dịp Tết Canh Tý
- ·Dự án khai thác tuyển quặng và xây dựng nhà máy phôi thép Thạch khê: Tập trung giải phóng mặt bằng
- ·Chủ động các kế hoạch để phòng chống dịch hiệu quả, phục hồi và phát triển KTXH
- ·Thủy điện An Khê
- ·Kết quả bóng đá hôm nay 12/9
- ·Sabalenka hạ Pegula, vô địch US Open 2024
- ·Phát hiện nhiều cửa hàng kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu
- ·Hải quan khởi tố vụ buôn lậu 619 kg ngà voi qua cảng Cát Lái
- ·Hùng Dũng nói tuyển Việt Nam chưa bàn phương án đấu Nga
- ·Đồng bộ, đơn giản hóa quy định về hoạt động hải quan
- ·Bảo hiểm thất nghiệp: Phao cứu sinh của người lao động
- ·Làm thủ tục miễn thuế thủ công khi hệ thống gặp sự cố