【kết quả j1 nhật bản】Tìm lại chùa Khoai
Ông Trần Đình Hậu bên cạnh chiếc giếng chùa Khoai
Nền đất trồng khoai nuôi cách mạng
Thấy chúng tôi chăm chú quan sát chiếc giếng ông Trần Đình Hậu (52 tuổi),ìmlạichùkết quả j1 nhật bản nhà phía đối diện kể: “Giếng này được gọi là giếng chùa Khoai, nước ngọt và mát lắm. Nghe mẹ tôi kể, ông ngoại ngày trước trồng khoai nhờ nước của giếng này”.
Ông Hậu cho biết, ông ngoại của mình là Phạm Ngọc Em (còn gọi là Phạm Em) sinh năm 1908, một trong những hộ dân đầu tiên đến cư ngụ ở khu vực cạnh chùa Khoai. “Mảnh đất này khi ông ngoại tôi đến chỉ toàn cỏ mọc với những gạch vồ, đá táng và chiếc giếng cổ được xếp bằng các phiến đá. Canh tác trên đất ấy ông tôi chỉ trồng khoai. Có điều rất lạ khoai từ, khoai tía trồng trên đất sỏi lại xanh tốt”, ông Hậu kể.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, chùa Khoai và khu vực liền kề thuộc thôn Hạ 2, phường Thủy Xuân, TP. Huế nay là vùng tranh chấp vì vậy có rất nhiều cơ sở cách mạng được hình thành từ các nhà dân. Lẩn khuất trong những nương khoai là hầm trú ẩn và vũ khí đạn dược. Nhiều cán bộ cách mạng, như đồng chí Thân Trọng Một, Bảy Khiêm (Nguyễn Đình Bảy)… đã lưu lại ở cơ sở cách mạng của ông Phạm Ngọc Em.
“Ngày 10/2/1968, ông ngoại tôi và dì là Phạm Thị Hường đã chết vì trúng bom oanh kích của Mỹ. Cũng có vài chục đội viên du kích ngã xuống ở vị trí này trong ngày hôm đó. Những mảnh bom vẫn còn trong thân cây mít đó chú”, ông Hậu dẫn chúng tôi đến cạnh gốc cây và kể. Mẹ ông Hậu là chị cả cùng bốn chị em gái khác may mắn thoát chết nhưng có người bị thương trong sự kiện ngày hôm đó. Hai hố bom sau 50 năm đã được phủ kín bởi cây cỏ nhưng hình dạng vẫn không thay đổi.
Cùng với gia đình ông Võ Đăng Thụ (đã mất), Phạm Ngọc Lớn…, gia đình ông Trần Đình Hậu cư ngụ ở vùng đất này đã 3 đời nhưng khi được hỏi về tên gọi của ngôi chùa họ chỉ cho biết ông cha gọi đó là chùa Khoai. “Một số nhà nghiên cứu lên đây khi được tôi dẫn đi thăm đều nói đây là chùa Khoai vì ngày xưa vùng này có chợ khoai rất lớn của làng Dương Xuân”, ông Hậu kể.
Ngôi đại tùng lâm thời Nguyễn
Tìm trong sử liệu, chùa Khoai được nhắc đến gần nhất qua cuộc nổi dậy Chày Vôi diễn ra dưới thời vua Tự Đức (1866) do Đoàn Hữu Trưng, Đoàn Tư Trực và sư Nguyễn Văn Quý tổ chức. Cuộc nổi dậy thất bại, chùa Khoai bị xóa sổ và không được đề cập trong sử sách triều Nguyễn kể từ ngày đó. Những dấu tích liên quan đến ngôi chùa đều bị di dời, đổi tên… duy chỉ còn mỗi chiếc giếng chùa.
Thực tế, chùa Khoai là tên gọi mà dân gian đặt cho ngôi chùa do sư Nguyễn Văn Quý trú trì sau sự kiện nổi dậy Chày Vôi. Sự thật đây là ngôi đại tùng lâm dưới thời các chúa Nguyễn, bắt đầu hiện diện từ thời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691- 1725).
Đại đức Thích Không Nhiên (chùa Hải Đức, TP.Huế) cho biết: “Chùa Khoai còn có tên gọi khác là chùa Thiên Phúc, chùa Pháp Vân, được bà Trần Thị Thiên có chồng là Cai đội Phổ dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu người vùng Dương Xuân, xứ Thuận Hóa xây dựng và cúng tiến cho Hòa thượng Phật Thanh Huyền Khê thuộc dòng thiền Lâm Tế thứ 35. Ngôi chùa này thuộc hàng quan tự trực thuộc phủ chúa, có liên quan đến tôn thất nhà Nguyễn nên như bao ngôi cổ tự khác nó bị điêu tàn dưới thời Tây Sơn”.
Dấu tích khẳng định chùa Thiên Phước (Pháp Vân, chùa Khoai) là một ngôi đại danh lam ở vùng đồi Dương Xuân – Thuận Hóa dưới thời chúa Nguyễn vì nơi đây đã quy tụ nhiều danh tăng với đông đảo tăng chúng tu học; ruộng đất chùa có đến 47 mẫu gồm cả quan điền và tự điền. Sau thời Tây Sơn bị hủy hoại, chùa được Hòa thượng Tế Bổn Viên Thường cho xây dựng, trùng tu lại dưới thời vua Minh Mạng và tổ chức Đại giới đàn truyền pháp vào năm Thiệu Trị thứ 3 (1843).
Một vùng cỏ mọc ngút ngàn và dấu tích của ngôi chùa bị lưu tán như hiện nay nói lên nhiều biến động của ngôi cổ tự này. Ngay cả cái tên cũng nhiều phen thay đổi. Hơn 100 năm biến thành bình địa, năm 2009 UBND tỉnh có Quyết định số 885/QĐ-UBND về việc thu hồi diện tích 12.820,4m2 tọa lạc tại thôn Hạ 2, xã Thủy Xuân (nay là phường Thủy Xuân), TP. Huế để bồi thường giải phóng mặt bằng, thực hiện dự án xây dựng chùa Khoai. Đây là một chủ trương đúng của chính quyền, chỉ tiếc do chậm thực hiện dự án nên Quyết định trên đã bị hủy bỏ ngày 12/4/2018 theo quy định hiện hành của Luật Đất đai.
Thành Nhân
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Đội tuyển U23 Việt Nam tiếp tục nhận thưởng ‘khủng’ từ Bầu Hiển
- ·Cách đặt lịch trả lời email trên iOS 16
- ·Sợi thế kỷ tăng trưởng trở lại nhờ sợi tái chế
- ·Doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính: “Con dao hai lưỡi"
- ·Chậu hoa đỗ quyên 3 triệu đồng tuyệt đẹp chơi Tết Mậu Tuất 2018
- ·Apple huỷ kế hoạch tăng sản lượng iPhone
- ·23 bộ, tỉnh có tỷ lệ đảm bảo an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ dưới 10%
- ·Thêm 3 nền tảng số Việt Nam được công nhận đạt tiêu chí phục vụ người dân
- ·Chủ tịch VCCI: Bảo hộ kiểu dáng, nhãn hiệu hàng hóa Việt còn hạn chế
- ·Doanh nghiệp ở Hải Dương chủ động gỡ khó trong thời gian cách ly
- ·Thu ngân sách nhà nước đạt trên 700.000 tỷ đồng 7 tháng năm 2019
- ·EZVIZ ra mắt camera thông minh H8c giá bình dân
- ·Apple Watch phát nổ
- ·Savista gia tăng tiện ích chung cư với ứng dụng Salink Pro
- ·Học khối C nên chọn ngành gì cho kì tuyển sinh năm 2018
- ·Hướng dẫn sử dụng Siri trên iOS 16
- ·Chuyển mạng giữ số: Viettel, Reddi hưởng lợi, Vietnamobile mất thuê bao
- ·BV Phụ sản Hà Nội: Tự chủ thành công nhờ nguồn nhân lực chất lượng cao
- ·Trường Cao đẳng VCI: Tạo điều kiện tốt nhất để sinh viên vững tâm nhập học năm học 2020
- ·Xổ số nhanh Bingo18, những điểm đặc biệt gây cảm giác thèm chơi