会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kết quả bống đá】Danh sĩ Nguyễn Thông!

【kết quả bống đá】Danh sĩ Nguyễn Thông

时间:2024-12-23 23:11:06 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:243次

Nguyễn Thông sinh ngày 28 tháng 5 năm 1827 tại làng Bình Thạnh,ĩNguyễkết quả bống đá tổng Thạch Hội Hạ, huyện Tân Thạnh, phủ Tân An, tỉnh Gia Định (nay thuộc xã Phú Ngãi Trị, huyện Châu Thành, tỉnh Long An). Thân phụ ông là Nguyễn Hanh, người Tân Thạnh (tỉnh Gia Định), kết hôn cùng bà Trịnh Thị A Mầu nguyên quán ở Thừa Thiên và sinh hạ được hai trai là Nguyễn Thông và Nguyễn Hài.

Thuở nhỏ, hai anh em ông được cha dạy dỗ. Năm Nguyễn Thông mười tuổi thì mẹ mất, mười bảy tuổi thì cha mất, hai anh em phải vất vả kiếm sống. Rất ham học nhưng không có thầy, Nguyễn Thông cùng em tự học. Đến khi Nguyễn Nhữ Hiền được bổ làm Tri phủ ở Tân An, hai anh em ông liền đến xin thọ giáo. Nhưng học chẳng được lâu, vì thầy dạy phải trở về kinh. Năm 1844, Nguyễn Thông ra học ở Huế. Năm 1849, ông thi đậu cử nhân nhưng thi hội bị đánh hỏng vì tập bài thi bị lấm mực. Biết văn tài của Nguyễn Thông, nhiều người khuyên nên đợi để thi khoa sau. Nhưng vì nhà nghèo không thể tiếp tục học, Nguyễn Thông nhận chức huấn đạo tại Phú Phong, tỉnh An Giang.

Sáu năm sau (1855), ông được triệu ra Huế và được thăng Hàn lâm viện tu soạn, tham gia soạn sách “Nhân sự kim giám” (Gương vàng soi việc người). Năm 1859, khi thực dân Pháp xâm chiếm miền Đông Nam kỳ, ông xin tòng quân và được cử làm tham mưu (coi việc cơ mật) cho tướng Tôn Thất Hiệp. Năm 1861, đại đồn Chí Hòa thất thủ, ông được thăng từ Vệ úy lên Chưởng vệ, sung chức Phó đề đốc, để hiệp cùng Trương Định chống giặc.

Năm 1862, triều đình Huế cắt ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho Pháp, ông đến Phước Tuy (Bà Rịa). Được Phan Thanh Giản đề cử, ông trở về Vĩnh Long giữ chức Đốc học. Thời gian này, ông đã cho xây dựng lại Văn Thánh Miếu Vĩnh Long, đồng thời liên lạc chặt chẽ với các tổ chức chống Pháp. Cùng trong thời gian này, ông cùng các bạn đồng môn đã tổ chức cải táng Võ Trường Toản từ Chí Hòa về Ba Tri (tỉnh Bến Tre) vì không muốn mộ phần thầy nằm trên đất của đối phương.

Năm 1867, ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ cũng bị Pháp xâm chiếm, ông cùng với nhiều sĩ phu Nam Kỳ không chịu hợp tác, nên đã tị địa ra tại Bình Thuận. Năm 1867, Nguyễn Thông đuợc cử làm Án sát Khánh Hòa rồi Quảng Ngãi. Thời gian này ông dâng sớ lên triều đình, để biện bạch cho Phan Thanh Giản, đồng thời dâng bốn bản điều trần về kế sách hưng thịnh quốc gia cho vua Tự Đức. Tuy nhiên, tất cả đều không được chấp nhận vì sự gièm pha của các đại thần khác chính kiến trong triều.

Năm 1870, ông tham gia chấm thi trường Thừa Thiên, kết thân với Phạm Phú Thứ, Nguyễn Tư Giản, Đỗ Đăng Đệ... rồi làm Biện lý bộ hình, Bố chánh Quảng Ngãi. Ở đây, Nguyễn Thông đã tích cực thi hành những biện pháp để bài trừ nạn tham ô, hà hiếp dân chúng của bọn cường hào ác bá địa phương. Việc làm này của ông đã đụng chạm tới quyền lợi của một số đại thần trong triều, vì vậy không lâu sau ông bị cách chức, tống giam và bị xử trượng, sau nhờ dân chúng kêu oan tới vua, mới được giải tội.

Năm 1873, ông xin về dưỡng bệnh tại Sơn Trung (Bình Thuận), kết bạn cùng các thân hào trí thức địa phương, đồng thời thực hiện các hoạt động khai khẩn. Năm 1874, triều đình cho phục chức, làm việc trong bộ Lễ nhưng khi đến Huế, ông lại bị bệnh nên phải cáo về. Năm 1876, ông lại được triệu về kinh, giữ chức Tu nghiệp Quốc Tử Giám.

Năm 1878, bệnh cũ tái phát, ông xin nghỉ dài hạn. Năm 1881, Nguyễn Thông được bổ làm Phó sứ điển nông kiêm đốc học tỉnh Bình Thuận. Năm sau thăng Hồng lô tự khanh. Năm 1883, kinh thành thất thủ, Tự Đức băng hà, ông ra Huế thọ tang vua. Tháng 4 năm 1884, Ngọa Du Sào văn tập của ông ra đời. Nguyễn Thông mất ngày 7 tháng 7 năm 1884 (tức ngày 27 tháng 8 năm Giáp Thân), thọ 57 tuổi.

Lời bàn:

Theo các tài liệu lịch sử còn lưu truyền đến ngày nay, Nguyễn Thông được người đương thời tôn vinh là một danh sĩ, sử gia của triều đình nhà Nguyễn ở cuối thế kỷ thứ 19. Nhưng sự tôn vinh ấy với ông là chưa đủ. Bởi ông còn là một nhà thơ, nhà văn hóa có tấm lòng ưu ái đối với những người cùng khổ, những người xấu số trong cuộc đời. Được sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà Nho nghèo nên ông sớm gần gũi với những người lao động và gắn bó với đời sống của nông dân ...nên hầu hết các tác phẩm của ông đều thiên về tả thực, giàu chất trữ tình, mang tính tố cáo cao. Đặc biệt, ông không chỉ đề cao mà còn ca ngợi và xót thương những người hy sinh trong cuộc chiến đấu chống Pháp.

Tuy nhiên, nổi bật và bao trùm trong thơ văn của ông là tấm lòng yêu mến quê hương mà ông phải lìa bỏ vì không chịu sống trên đất kẻ thù đã chiếm đóng... Chính vì thế mà đôi lúc trong thơ văn của ông mang nỗi buồn hiu hắt của một nhà Nho bất lực trước vận mệnh tồn vong của non sông, của dân tộc mà ông yêu mến. Vẫn biết rằng trong thời buổi vua nhu nhược, triều thần lại toàn những kẻ tham lam, nịnh bợ... thì một mình Nguyễn Thông dù có tài mấy cũng chẳng làm được điều gì cho dân, cho nước, ngoài những tiếng thở dài ai oán. Tuy nhiên, hậu thế không thể quên vì ông đã để lại cho đời một bức tranh tả thực và qua đó người đời nay hiểu rõ hơn cuộc sống của người dân mất nước.              

Đ.T

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • Hải Phòng: Bị giữ xe do vi phạm đối tượng thẳng tay rút dao đâm Công an
  • ISC Hậu Giang cùng 7 trung tâm GDNN
  • Năm 2024, tổng số biên chế công chức toàn tỉnh là 2.250 người
  • Huyện Long Mỹ: Sẽ tổ chức hội nghị kết nối sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
  • Giải ngân vốn đầu tư công: Tại sao người ta làm được mình lại chậm trễ?
  • Mang đến sự hài lòng cho người dân, doanh nghiệp
  • Chấp thuận cho Hậu Giang chuyển 15,5ha đất lúa để làm khu đô thị mới
  • Anh Võ Thanh Đẳng giữ chức Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam huyện An Biên
推荐内容
  • Lời khai của người mẹ bỏ bé trai 1 ngày vẫn còn nguyên dây rốn
  • Đoàn khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh thăm, tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng
  • Kiên Giang chỉ đạo thực hiện kiểm điểm, đánh giá chất lượng tập thể, cá nhân năm 2024
  • Xuân tình nguyện, lan tỏa yêu thương
  • San phẳng sào huyệt của trùm ma túy ở Lóng Luông
  • Khánh thành, bàn giao 1.400 căn nhà đại đoàn kết