【ket qua bong da hang 2 duc】Ngành "bị cô em họ xa lánh" điểm chuẩn thấp, thu nhập khó tin
Ngành "bị cô em họ xa lánh" điểm chuẩn thấp,ànhquotbịcôemhọxalánhquotđiểmchuẩnthấpthunhậpkhóket qua bong da hang 2 duc thu nhập khó tin
Hoài Nam(Dân trí) - Đây là ngành học nhiều tiềm năng, thu nhập cao nhưng cũng đầy áp lực, thách thức. Thậm chí, nhiều người theo công việc này bị chính cả người thân xa lánh.
Đi làm nghề, bị... xa lánh
Năm 2019, khi nghỉ công việc kế toán, chị L.N.D., 31 tuổi ở TPHCM, chính thức đi bán bảo hiểm nhân thọ sau nhiều khóa đào tạo về chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp.
Đã lường trước phần nào về sự kỳ thị của mọi người với công việc bán bảo hiểm nhưng khi chính thức bắt tay vào việc, tiếp cận khách hàng, chị D. mới cảm nhận rõ về sự "ghẻ lạnh" này.
Nhóm bạn thân từ hồi đại học cả chục năm qua thường xuyên tụ tập, giờ những cuộc gặp có mặt chị thưa dần, không ai gọi chị. Có lúc, chị chủ động lên cuộc hẹn, bạn bè đều... tránh. Trên Facebook, không ít người quen đã khóa, đã chặn chị.
Không chỉ bạn bè, chị D. cho hay chính người thân cũng nhìn mình đầy dè dặt. Chị giới thiệu và tư vấn cho nhiều anh em họ hàng về bảo hiểm nhân thọ, có người mua, có người từ chối nhưng chị nhận thấy mình cũng không chèo kéo hay gây khó dễ đến ai.
Chị đau đớn nhất là mình bị chính em họ con dì ruột tránh mặt. Cuối năm ngoái, cô em từ Nghệ An vào TPHCM xin việc nhưng không hề báo tin cho chị - là người thân duy nhất trong này. Đứa em một mình xoay xở chỗ trọ, đi lại, với môi trường mới...
Chị D. nghe mẹ ở quê nói nhỏ, dì và em không muốn qua lại vì sợ "bị bà chị mời mua bảo hiểm".
Từ trải nghiệm của mình, chị D. cho hay: "Để bám trụ công việc bán bảo hiểm không chỉ phải liên tục học lên, cập nhật thông tin, kiến thức, trau dồi các kỹ năng mà còn phải có bản lĩnh sống cùng với sự... kỳ thị".
Tại một chuyên đề về ngành bảo hiểm thương mại diễn ra tại TPHCM, ông Ngô Trung Dũng, Phó Tổng thư ký Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, chia sẻ chính ông khi đang làm marketing cho một công ty bảo hiểm cũng rất tủi thân vì bị bạn bè… tránh mặt, gọi điện không nghe máy.
Theo ông Dũng, nhiều người "ác cảm" với đa cấp biến tướng nên vô hình đánh đồng bảo hiểm như đa cấp do có mặt cùng thời vào thập niên 90, rồi cho đến cách ăn mặc cũng bóng bẩy, lượt là... Ngoài ra, còn xuất phát từ việc nhiều người chưa hiểu đúng về lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ.
Trong khi, ông Dũng khẳng định, đây là ngành rất tiềm năng, sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai. Người có năng lực sẽ đạt mức thu nhập rất tốt.
Điểm chuẩn thấp, thu nhập khủng
Theo báo cáo tài chính năm 2023 của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam cho thấy nhân sự ngành bảo hiểm có mức thu nhập "khủng", vượt xa mức thu nhập bình quân cả nước.
Tại 3 công ty bảo hiểm đứng đầu danh sách trả lương cao trong năm 2023 gồm FWD Việt Nam, Prudential Việt Nam và Fubon Việt Nam, mức thu nhập bình quân cho một nhân viên từ 794 triệu đồng đến hơn 1,4 tỷ đồng/năm, tương đương hơn 66 triệu đồng đến 117 triệu đồng/tháng.
Mức thu nhập này cao gấp 9,3 lần đến 16,5 lần so với thu nhập bình quân cả nước.
Hiện nay, chưa nhiều trường đại học đào tạo ngành bảo hiểm độc lập. Phần lớn, bảo hiểm mới dừng lại là môn học hoặc chuyên ngành trong ngành tài chính ngân hàng tại các trường.
Tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, bảo hiểm là ngành có điểm chuẩn ở nhóm thấp.
Với thang điểm 30, điểm chuẩn theo phương thức xét điểm tốt nghiệp vào trường năm nay dao động từ 26,57 đến 28,18. Ngành bảo hiểm có điểm chuẩn ở mức 26,71.
Năm nay, điểm chuẩn Trường Đại học Lao động - Xã hội cơ sở Hà Nội theo phương thức xét điểm tốt nghiệp THPT từ 17 đến 26,33 điểm. Trong đó ngành bảo hiểm có điểm chuẩn thấp nhất chỉ 17 điểm, ngành bảo hiểm - tài chính 21,75 điểm.
Tại Trường Đại học Kinh tế - Tài chính (UEF), Trường Đại học Tài chính - Marketing chưa phải là ngành đào tạo độc lập mà chỉ mới là chuyên ngành nằm trong ngành tài chính ngân hàng.
Giám đốc tuyển sinh một trường đại học ở TPHCM cho hay, hầu hết các trường chưa có ngành bảo hiểm riêng để trang bị kiến thức toàn diện hơn cho người học cả về khía cạnh kỹ thuật lẫn kinh doanh trong ngành bảo hiểm.
Việc đào tạo nhân lực về bảo hiểm trong các trường đại học vẫn chưa theo kịp tốc độ phát triển của lĩnh vực này.
Điều này dẫn đến sự thiếu hụt trầm trọng trong lĩnh vực bảo hiểm, nhiều người là "dân tay ngang" đi bán bảo hiểm không hề có đầy đủ kiến thức chuyên môn, kỹ năng và cả đạo đức nghề nghiệp.
Theo kết quả đánh giá uy tín của các công ty bảo hiểm do Vietnam Report thực hiện, có đến 20% số doanh nghiệp bảo hiểm đang gặp phải tình trạng thiếu hụt nhân sự. Đáng chú ý, 40% số doanh nghiệp bảo hiểm tham gia khảo sát có tỷ lệ nhân sự tốt nghiệp chuyên ngành bảo hiểm chỉ dưới 10%.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Giường Tủ Đẹp
- ·Những hội nhóm đua xe, bốc đầu từ mạng xã hội 'đổ bộ' xuống phố
- ·Rào chắn 60m đường Nguyễn Trãi phục vụ thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá
- ·Tập đoàn Đèo Cả báo cáo Thủ tướng về thông tin 'phá rừng tự nhiên làm cao tốc'
- ·Cảng Quốc tế Long An có Giám đốc Điều hành Vận hành mới
- ·Mẹ của người phụ nữ bị chồng bạo hành khóc ngất khi thấy con tàn tạ về nhà
- ·Bắt 2 đối tượng 'cò' mua bán giấy tờ khám chữa bệnh, trục lợi bảo hiểm xã hội
- ·Công an điều tra vụ trục lợi bảo hiểm xã hội hàng trăm tỷ đồng ở Đồng Nai
- ·Thống đốc Ngân hàng: DN xăng dầu chưa sử dụng hết hạn mức tín dụng
- ·Dự báo thời tiết 5/6: Miền Bắc nắng nóng suy yếu, chiều có mưa
- ·Đến lượt Công ty SJC bán vàng online
- ·Cục Hàng không lên tiếng về thông tin trụ sở chưa nghiệm thu PCCC đã hoạt động
- ·Bắt giữ toàn bộ các đối tượng cầm đầu vụ tấn công trụ sở xã tại Đắk Lắk
- ·Đề nghị Phó Chủ tịch Quốc hội phụ trách quốc phòng an ninh mang hàm đại tướng
- ·'Khởi nghiệp sáng tạo để vươn xa, bay cao trong bầu trời kỷ nguyên số'
- ·Mẹ của người phụ nữ bị chồng bạo hành khóc ngất khi thấy con tàn tạ về nhà
- ·Xin ý kiến Quốc hội không lấy phiếu tín nhiệm người nghỉ chữa bệnh hiểm nghèo
- ·Chung cư mất nước giữa đêm Hà Nội nóng hầm hập, trăm hộ dân lỉnh kỉnh xô chậu
- ·Quỹ bình ổn giá xăng dầu: Nên bỏ hay giữ lại?
- ·Vì sao đầu tư nghìn tỷ nâng cấp, hiệu suất đường băng Tân Sơn Nhất thấp hơn?