【albirex – avispa】Sạt lở đe doạ rừng phòng hộ và cuộc sống người dân
(CMO) Tình hình sạt lở khu vực ven biển Ðông trên địa bàn xã Tam Giang Ðông, huyện Năm Căn, diễn ra ngày một nghiêm trọng, không chỉ ảnh hưởng đến rừng phòng hộ ven biển mà còn trực tiếp tác động đến đời sống người dân. Bờ bao vuông tôm bị phá vỡ, người dân ở khu tái định cư phải bỏ đi bởi lo sợ ảnh hưởng đến tài sản và tính mạng.
Theo ông Nguyễn Quốc Em, Trưởng ban Quản lý rừng phòng hộ Tam Giang, tình hình sạt lở nghiêm trọng đang diễn ra hiện nay không chỉ trong khu vực đơn vị quản lý mà còn là toàn tuyến trên địa bàn xã Tam Giang Ðông.
“Sạt lở diễn ra nghiêm trọng, đặc biệt khi thuỷ triều dâng cao. Có 10 hộ dân bị mất đất sản xuất với diện tích khoảng 50 ha; bên cạnh đó, khoảng 20 hộ dân sống trong khu vực có nguy cơ sạt lở cao. Ðây chỉ là tính riêng trong khu vực đơn vị quản lý, còn tính chung các khu vực khác trên địa bàn xã thì số lượng rất lớn”, ông Nguyễn Quốc Em băn khoăn.
Trong khi đó, vấn đề phòng, chống sạt lở rất khó khăn khi không có tuyến kè chống sạt lở cho toàn tuyến. Theo ông Nguyễn Quốc Em, tuy đã có 5 km kè từ Hố Gùi đến Kênh 24 nhưng kè còn thấp, khi sóng lớn, mực nước cao hơn kè khoảng 1 m; ngành chức năng cần tiếp tục có nghiên cứu về tính khả thi cũng như đầu tư thêm kè cho toàn tuyến thì mới giải quyết được vấn đề.
Ðoạn kè dài 5 km mới bắt đầu thi công trên địa bàn xã Tam Giang Ðông, nhưng kè còn thấp, về lâu dài, cần đầu tư hoàn thiện để phát huy hiệu quả một cách bền vững. |
Cùng quan điểm trên, ông Vũ Hùng Thịnh, Phó chủ tịch UBND xã Tam Giang Ðông, huyện Năm Căn, cho biết: “Ðịa phương cũng đề xuất và mong muốn tiếp tục được đầu tư kè đến cửa Bồ Ðề để bảo vệ hiệu quả đai rừng phòng hộ và đất sản xuất cũng như khu tái định cư ấp Bỏ Hủ”.
Thực tế, hiện có tổng cộng 13 km bị sạt lở, có những đoạn lở theo kiểu “hàm ếch” với chiều dài từ 70-100 m, ảnh hưởng trực tiếp đến diện tích đất rừng sản xuất của người dân. Ông Vũ Hùng Thịnh cho biết: “Năm nay có 6 hộ bị sạt lở mất phần hậu đất, bà con đã nhiều lần gia cố nhưng không khắc phục được. Ðiều này ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế của người dân”.
Ấp Bỏ Hủ là một trong những điểm nóng về sạt lở trên địa bàn xã Tam Giang Ðông. Tại khu vực này, nhiều hộ dân cho rằng mấy năm gần đây họ không thể nuôi tôm vì tình trạng sạt lở dẫn đến ô nhiễm môi trường nước trong vuông nuôi.
Ông Lê Văn Hải, ấp Bỏ Hủ, cho biết: “Ðất sạt lở gây ô nhiễm môi trường nước nên nuôi tôm mấy năm nay không hiệu quả, vuông tôm toàn lá đước. Giờ không thể trả nỗi lãi ngân hàng. Chúng tôi mong muốn Nhà nước làm bờ bao để bảo vệ đất sản xuất mới có thể nuôi tôm được để sinh sống ổn định và trả lãi ngân hàng”.
Bà con sống ở khu tái định cư ấp Bỏ Hủ bỏ đi ngày càng nhiều do sạt lở, hiện nhu cầu tái định cư cho người dân là bức thiết, thế nhưng những dự án tái định cư đang triển khai vướng nhiều vấn đề khiến người dân bức xúc.
Ông Chung Minh Trí, ấp Vinh Hoa, trăn trở: “Khu tái định cư mới xây dựng chưa hoàn thành thì triều cường đã ngập lên cả tấc nước, làm sao người dân có thể vào ở? Chúng tôi mong Nhà nước quan tâm kiểm tra chất lượng các khu tái định cư hiện nay”.
Nói về vấn đề này, ông Vũ Hùng Thịnh cho biết: “Khu tái định cư Kinh Ba bắt đầu thực hiện từ năm 2020 nhưng mặt bằng không đảm bảo, khi triều cường lên có khi ngập từ 5-8 cm. Chúng tôi đã có đề xuất ngành chức năng, đơn vị thi công sớm khắc phục. Tuy nhiên, do nhu cầu cấp thiết về di dời nơi ở của người dân ở những khu sạt lở, UBND xã đã đề xuất tạm thời giao 80 nền để di dời một số hộ dân về”.
Nhu cầu di dời người dân ở khu vực sạt lở trên địa bàn xã Tam Giang Ðông là rất bức thiết, ông Vũ Hùng Thịnh lo lắng: “Tình hình sạt lở ngày càng diễn ra phức tạp hơn, trong đó khu tái định cư ấp Bỏ Hủ cần được đầu tư kè hoặc di dời. Ấp Bỏ Hủ trước đây có làm con đê bằng đất đen nhưng hiện nay do sạt lở nên con đê này gần như không còn nữa, do đó xã cần được đầu tư bờ kè bảo vệ, chống sạt lở hoặc có chủ trương hoán đổi đất để bố trí tái định cư cho bà con ở khu vực khác phù hợp và an toàn hơn”.
Sạt lở khiến người dân mất đất sản xuất, trong khi đó địa phương không có những công ty, xí nghiệp lớn để giải quyết việt làm cho lao động, dẫn đến nhiều hộ bỏ đi xứ khác làm ăn, còn lại những lao động nhàn rỗi không có việc làm có thể sẽ dẫn đến nhiều vấn đề bất cập về an ninh trật tự, bảo vệ rừng.
Ông Nguyễn Quốc Em chia sẻ thêm: “Ðơn vị cũng như chính quyền địa phương làm rất tốt công tác tuyên truyền nên thời gian qua không xảy ra tình trạng người dân phá rừng. Nhưng với tình hình sạt lở ảnh hưởng đến đời sống dân sinh như hiện nay mà không có giải pháp khắc phục, rất dễ dẫn đến nguy cơ tái diễn tình trạng một số người làm liều vào chặt phá cây rừng. Chúng tôi mong sớm có giải pháp hiệu quả một cách bền vững trong phòng, chống sạt lở để không chỉ bảo vệ được rừng phòng hộ mà còn đảm bảo đời sống kinh tế cũng như sự an toàn của bà con sống trên địa bàn”./.
Ðặng Duẩn
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Vụ nữ Chánh văn phòng nói ‘mạng người không quan trọng’: Công an công bố chi tiết vụ việc
- ·“Kỷ nguyên Park Chung Hee và quá trình phát triển thần kỳ của Hàn Quốc”
- ·Vẻ đẹp phức cảm trong thơ My Tiên
- ·Cảnh báo tổn thương thần kinh vì bóng cười
- ·Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải diễn tiến sức khỏe xấu
- ·Thường xuyên tái khám để tránh mù loà do bệnh lý đáy mắt
- ·600 doanh nhân tham gia diễn đàn Mekong Connect
- ·2 hiệp sỹ bị cướp đâm chết: Phó Thủ tướng chỉ đạo xử nghiêm
- ·Khánh Hòa: Hỗ trợ doanh nghiệp cải tiến, tăng năng suất chất lượng
- ·Thủ tướng bắt đầu thăm chính thức Singapore
- ·Hội đồng châu Âu phê chuẩn hoàn tất Hiệp định EVFTA
- ·Thêm phát hiện mới về hiệu quả tiêm vắc
- ·Bắt đầu các hoạt động tại Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X
- ·Thủ tướng thăm Lam Kinh và các cơ sở động lực kinh tế của Thanh Hóa
- ·Khuyến khích doanh nghiệp nước ngoài mở rộng đầu tư tại Việt Nam
- ·Linh hoạt chính sách ứng phó Omicron
- ·Chính phủ phấn đấu nhiều chỉ tiêu tích cực trong năm 2019
- ·Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Thi đua phải tránh hình thức
- ·Các trường đại học phía Bắc cùng công bố điểm chuẩn vào 15h chiều nay
- ·Taliban loay hoay vật lộn với khó khăn