【lịch thi đấu đêm nay】Nên dạy trẻ cách ứng xử với tiền
Trong cuộc trò chuyện,ạytrẻcaacutechứngxửvớitiềlịch thi đấu đêm nay chị cho biết vẫn cho con tiền tiêu vặt để bé có thể mua chút đồ ăn vặt vui với các bạn, không bị lệ thuộc vào bạn có tiền. Dĩ nhiên là phải dạy bé cần mua những thức ăn gì không độc hại. Tan học, chị đều hỏi con những việc diễn ra trong ngày, kể cả việc con có xài tiền mẹ cho không? Nhưng đa phần bé ít xài mà để dành đóng tiền thực hiện “Kế hoạch nhỏ” hoặc góp giúp các bạn khó khăn khi trường phát động, đôi khi để dành mua đồ chơi cho em, tặng quà sinh nhật cho bạn...
Chị nói chị muốn bé hiểu được giá trị đồng tiền, biết cách kiếm tiền và tiêu xài tiết kiệm phù hợp với khả năng, lứa tuổi. Năm bé 2 tuổi, chị đã thu thập toàn bộ các mệnh giá tiền với những tờ mới và chỉ cho bé cách nhận biết. Đến năm 3, 4 tuổi, chị cho bé cầm những tờ tiền mệnh giá nhỏ đi mua bánh kẹo đầu hẻm và lấy tiền thừa mang về. Khi bé 5 tuổi, chị cho con ví nhỏ để cất tiền mừng tuổi và dạy con tập viết, làm quen với những con số. Bé làm việc gì trong nhà giỏi như dọn dẹp đồ đạc, quét nhà, đọc sách, chăm học đều được tuyên dương thưởng tiền. Và ngược lại, bé làm gì sai thì bị phạt tiền, bởi theo nội quy gia đình ai làm sai đều bị phạt tiền đóng vào quỹ chung cả nhà. Dần dần, số tiền bé tích góp lên đến vài triệu đồng và được mẹ đổi tờ tiền mới, bé vui lắm.
Thỉnh thoảng, ba mẹ mượn con tiền đi mua thức ăn, đóng tiền điện... bé ghi lại cẩn thận trong cuốn sổ ghi nợ riêng. Lúc rảnh rỗi, bé lấy tiền mới ra đếm cộng trừ miết nên vô tình bé đã thành thạo phép cộng trừ đơn giản khi bước vào lớp 1. Từ đó, tạo thói quen trong suy nghĩ của bé phải lao động mới có tiền nên bé quý trọng tiền, không tiêu xài lãng phí. Nhà có hai đứa con, khi mua đồ chơi hoặc đi bơi, đi chơi, ai có tiền phải tự chi trả, bé nào không có tiền thì ở nhà. Chị chia sẻ, tuy có lúc hơi “rắn” nhưng giúp bé hiểu sâu sắc về giá trị đồng tiền. Điều này khác với các phụ huynh cứ tặc lưỡi cho rằng trẻ nhỏ biết gì mà dạy kiếm tiền và không cho xài tiền, sợ trẻ sẽ trộm tiền và sống thực dụng sớm. Có lẽ đó là suy nghĩ hơi lệch lạc của phần đông phụ huynh bây giờ, trong đó có tôi. Tiền bạc là vấn đề quan trọng cần dạy trẻ hiểu sớm về giá trị và cách sử dụng nó.
Tôi thầm nghĩ thảo nào bé lớp trưởng lớp con tôi thật chững chạc, ngoan ngoãn vì bé có người mẹ có những quan niệm rất hay về vấn đề dạy con. Chị không quên nhắc tôi rằng, đặc biệt cần dạy con những thứ có giá trị cao hơn cả tiền như đạo đức, sức khỏe, thời gian, niềm tin, sự an lạc trong tâm hồn...
Thu Thủy
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Bộ trưởng GTVT: Sẽ xây dựng chính sách đột phá trong đầu tư hạ tầng
- ·Man handed six
- ·Việt Nam sends congratulations to US on 247th Independence Day
- ·Việt Nam seeks further investment from RoK in infrastructure, semiconductors, renewables: PM
- ·Uất nghẹn vì một lần dâng hiến …
- ·President hosts outgoing head of EU Delegation to Việt Nam
- ·Thừa Thiên
- ·PM Chính calls for proactive military enhancement to meet new challenges
- ·Bức thư giã từ người tình cũ
- ·Caring for national contributors a regular task: PM
- ·CEO Nhà Today: Cơ hội sở hữu biệt thự Vinhomes Royal Island với giá 'không tưởng'
- ·PM meets Vietnamese community in China
- ·Hà Nội determined to reach growth of 7% in 2023
- ·Proper attention needed to develop Vietnamese culture in major national programme
- ·Góc thành Huế có một tình yêu đẹp
- ·Officers of Level
- ·Việt Nam to work with WIPO to develop efficient global intellectual property ecosystem
- ·11th Ocean Dialogue talks hybrid, grey zone activities
- ·VPI dự báo giá xăng bán lẻ có thể giảm 4% trong ngày 2/10
- ·Foreign Minister appreciates ambassador’s contributions to Việt Nam