【kkqbd】Hoàn thiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình
Bày tỏ tán thành cao với sự cần thiết ban hành Luật Phòng,ệnLuậtPhngchốngbạolựcgiađkkqbd chống bạo lực gia đình (sửa đổi), song nhiều đại biểu tại các sở, ngành, địa phương cũng đề nghị làm rõ thêm một số vấn đề phát sinh trong thực tiễn, hướng đến khắc phục những bất cập, qua đó hoàn thiện các quy định pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
Đại biểu tham gia góp ý đối với dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.
Sau gần 15 năm triển khai, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình được ban hành đã tạo chuyển biến tích cực về nhận thức trong phòng, chống bạo lực gia đình, góp phần bảo vệ người bị bạo lực gia đình, xử lý các hành vi bạo lực gia đình, nâng cao bình đẳng giới. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, bạo lực gia đình vẫn còn là một vấn đề nhức nhối, nan giải ở nước ta. Nhiều vụ việc xuất hiện những hành vi bạo lực gia đình có mức độ gây hại nghiêm trọng, diễn biến phức tạp, tinh vi, khó lường và khó xử lý bằng các quy định pháp luật hiện hành.
Tham gia góp ý đối với dự thảo luật, bà Nguyễn Thị Hương Trà, Phó ban Văn hóa - Xã hội, HĐND tỉnh, cho biết, dự thảo luật đã sửa đổi, bổ sung các hành vi bạo lực gia đình so với luật hiện hành. Theo đó, Điều 3 dự thảo quy định các hành vi bạo lực có thể chia thành 4 nhóm gồm: hành vi bạo lực về thể chất, hành vi bạo lực về tinh thần, hành vi bạo lực về kinh tế, hành vi bạo lực tình dục.
Đại biểu cho rằng, các nhóm hành vi bạo lực này có tính chất, phương thức thực hiện, hậu quả xảy ra rất khác nhau nên về nguyên tắc, để phòng, chống có hiệu quả, bảo đảm tính răn đe thì cần áp dụng các biện pháp phù hợp với từng nhóm hành vi cũng như mức độ nghiêm trọng của từng hành vi. Do đó, đại biểu đề nghị dự thảo cần bổ sung, quy định rõ hơn về cơ chế, cách thức và các biện pháp xử lý cụ thể với từng loại hành vi, mức độ của hành vi.
Đối với quy định về xử phạt đối tượng có hành vi bạo lực gia đình, bà Võ Thị Hoàng Loan, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh, góp ý cụ thể về khoản 4, Điều 10 quy định trách nhiệm khắc phục hậu quả gây ra cho người bị bạo lực. Bà Loan đề nghị, cần có quy định cụ thể hơn về nguồn tài chính bồi thường thiệt hại cho nạn nhân, nhằm tránh tình trạng người bị bạo lực gia đình, nhưng không dám tố cáo vì sợ thất thoát tài sản chung.
Còn tại Điều 13 về công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục phòng, chống bạo lực gia đình cùng cần mở rộng phạm vi, đối tượng tham gia. Đối với quy định về các mặt trái tác động đến hành vi bạo lực gia đình cần bổ sung thêm các nguồn như mạng xã hội, các trò chơi bạo lực…
Ông Đặng Cao Trí, Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh, cũng lưu ý và đề xuất dự thảo luật nên bổ sung hành vi bạo lực gia đình trên không gian mạng. Theo ông Trí, trong nhiều trường hợp, những người trong gia đình mâu thuẫn, không bằng lòng nhau đã đưa lên không gian mạng các thông tin cá nhân nhạy cảm của người thân và đây chính là hành vi bạo lực gia đình.
Đại diện Ban Pháp chế HĐND tỉnh đề xuất nên chăng thêm quy định về bảo đảm bí mật riêng tư cho các đối tượng. Đồng thời, giải thích từ ngữ để làm rõ về đối tượng liên quan hành vi bạo lực gia đình đối với những người sống với nhau như vợ chồng, người đã ly hôn và những đối tượng có quan hệ huyết thống; trong đó, những đối tượng đã ly hôn, hoặc sống với nhau như vợ chồng thì không đưa vào đối tượng quy định xử lý như vợ chồng có hành vi bạo lực gia đình.
Tiếp thu các ý kiến đại biểu, bà Lê Thị Thanh Lam, Phó trưởng Đoàn phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, cho biết, đoàn sẽ nghiêm túc tiếp thu các ý kiến để nghiên cứu, tham gia vào quá trình xây dựng luật của Quốc hội; đồng thời mong muốn các đơn vị tiếp tục nghiên cứu, bổ sung ý kiến góp ý, làm sâu sắc hơn các vấn đề từ thực tiễn gửi cho đoàn.
Bà Lê Thị Thanh Lam cũng mong muốn chính quyền các cơ quan, đơn vị, chính quyền các cấp tiếp tục quan tâm tuyên truyền, phát huy vai trò các tổ hòa giải, đoàn thể ở cơ sở, chủ động nắm bắt và thực hiện tốt công tác phòng ngừa bạo lực gia đình, tránh để xảy ra các vụ việc đáng tiếc, đau lòng từ bạo lực gia đình.
Đ.B ghi nhận
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Bắc Ninh: 'Đổi 100ha đất lấy 1,39km đường', Phó Thủ tướng yêu cầu kiểm tra làm rõ
- ·Những dự án hạ tầng giao thông trọng điểm tạo động lực, sức bật mới cho Quảng Ninh
- ·Giúp người lao động hiểu sâu hơn về lợi ích của chính sách bảo hiểm
- ·Hội nghị trực tuyến phục vụ y tế bầu cử đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp
- ·TS Nguyễn Đình Cung: Luật Doanh nghiệp cần bắt kịp với kinh tế số
- ·Bảo hiểm y tế: Điểm tựa cho học sinh, sinh viên yên tâm đến trường
- ·Nỗ lực xúc tiến đầu tư, Hải Dương thu hút thêm 1,5 tỷ USD
- ·Hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn cần tạo được điểm nhấn, bảo đảm an toàn, tiết kiệm
- ·Triệt phá ổ nhóm làm giả hàng nghìn con dấu, văn bằng, chứng chỉ đại học
- ·Dự án cảng Liên Chiểu gặp khó vì nguồn cung đá khan hiếm
- ·Bê bối vắc xin ở Trung Quốc: Bộ Y tế Việt Nam có thông báo khẩn
- ·Ủy ban Điều phối chung nhóm họp, tìm cơ chế thúc đẩy hợp tác Khu vực Tam giác phát triển CLV
- ·Thêm 9 dự án với hơn 2.200 tỷ đồng đầu tư vào Hải Dương
- ·EVNNPT nhận bàn giao Sân phân phối 500 kV Nhà máy điện BOT Vân Phong
- ·Bộ trưởng Tô Lâm: Duy trì khí thế tấn công, trấn áp mạnh mẽ tội phạm tín dụng đen
- ·Chủ tịch Quốc hội dự Lễ động thổ đường giao thông gần 1.930 tỷ đồng tại Khánh Hòa
- ·Giúp người lao động hiểu sâu hơn về lợi ích của chính sách bảo hiểm
- ·Hội Liên hiệp phụ nữ phường Thái Hòa (Tp.Tân Uyên): Tuyên truyền, phổ biến pháp luật
- ·58% doanh nghiệp vẫn phải xin 'giấy phép con'
- ·Tập trung cho dự án hạ tầng giao thông tại Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương