【bóng đá c2 hôm nay】Thanh Hóa: Báo động tình trạng bồi lắng nghiêm trọng tại các cảng cá lớn
Tàu thuyền bị mắc cạn do tình trạng bồi lắng nghiêm trọng tại Lạch Trường |
Ghi nhận tại Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Lạch Trường,óaBáođộngtìnhtrạngbồilắngnghiêmtrọngtạicáccảngcálớbóng đá c2 hôm nay huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa), hiện phù sa bồi lắng trong khu vực âu rất lớn, nhiều đoạn luồng đậu tàu đã bị bồi lắng mà khi nước thủy triều xuống thấp phao neo nằm trên mặt bùn, diện tích neo đậu bị thu hẹp nên rất khó khăn và nguy hiểm cho tàu thuyền ra vào tránh trú bão. Tàu thuyền phải neo đậu nhiều giờ để chờ thuỷ triều lên mới vào được, nhiều tàu đã bị mắc cạn còn cản trở các phương tiện khác vào neo đậu.
Theo quan sát, thực trạng hiện nay hai khu vực neo đậu bị bồi lắng rất lớn, khu vực cửa vào âu khi thủy triều xuống thấp còn -1m, chỉ tàu công suất nhỏ dưới 50CV mới ra vào được.
Tại khu vực số 1 có chiều dài 725m, độ -3,2m, neo đậu tàu thuyền đến 250 CV; hiện nay triều nước xuống thấp, độ sâu luôn neo đậu -0,2m, triều cường độ sâu -1,5m. Khu vực số 2 có chiều dài 425m, độ sâu -4,1m neo đậu tàu thuyền đến 400 CV; hiện triều nước xuống thấp, độ sâu luồng neo đậu -0,5m triều cường độ sâu -1,8m.
Anh Hoàng Văn Chiến, trú tại xã Hòa Lộc, huyện Hậu Lộc cho biết, hiện tại gia đình anh có hai chiếc tàu với chiều dài 25m chiều rộng 5,5m. Do Khu neo đậu Lạch Trường cạn quá, chỗ âu tránh trú bão của cảng cá Hòa Lộc bị bồi lắng nghiêm trọng nên tàu thuyền rất khó ra vào. Ngư dân phải đợi nước to mới cho thuyền vào được, rất bất tiện cho việc đánh bắt, mua bán hải sản. Nhiều khi thuyền đánh bắt về tới nơi nhưng phải đợi thủy triều lên mới vào neo đậu được; vì thời gian kéo dài nên tôm cá bị hỏng; đáng lẽ bán được 10 đồng thì lúc ấy chỉ được 5 đồng. Nguy hiểm nhất là khi có mưa bão, tàu thuyền muốn vào bờ tránh trú nhưng vẫn phải chờ nước lên.
“Mới đây, trong lúc di chuyển thuyền của tôi bị gãy chân vịt do mắc cạn nhưng hiện đang dịch dã nên không thể sửa chữa ngay được, linh kiện này phải nhập từ miền Nam. Hiện chiếc tàu đó đang phải nằm “án binh bất động” khiến nguồn thu nhập của gia đình bị ảnh hưởng nặng nề. Chúng tôi đi biển quanh năm nên cũng không biết kiến nghị ở đâu, với ai cả. Rất mong các ngành chức năng sớm có phương án nạo vét Lạch Trường để ngư dân ở đây đỡ vất vả như hiện nay”, anh Chiến lo lắng.
Theo tìm hiểu, Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Lạch Trường (huyện Hậu Lộc) đã đầu tưxây dựng năm 2012 và đưa vào sử dụng tháng 8/2016, có diện tích 18,8 ha; phục vụ neo đậu đảm bảo an toàn cho trên 300 tàu cá có công suất đến 400 CV, do Ban quản lý cảng cá Hòa Lộc quản lý. Sau 5 năm sử dụng và khai thác, công trình đã phát huy được hiệu quả đầu tư, góp phần đảm bảo an toàn cho tàu cá ra vào neo đậu trong mùa mưa bão. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của mưa lũ, công việc nạo vét khơi thông luồng lạch không thực được thực hiện thường xuyên, gây nên phù sa bồi lắng.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Đình Ánh, Phó Giám đốc Ban Quản lý Cảng cá Hoà Lộc cho biết, trước tình trạng bồi lắng nghiêm trọng, hiện Ban quản lý đã có tờ trình gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa (NNPTNT) về việc đầu tư dự ánnạo vét, duy tu bảo dưỡng và bổ sung các hạng mục còn thiếu Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền nghề cá Lạch Trường.
“Hiện tại hệ thống phao neo ở đây sau thời gian sử dụng đã bị xâm thực mạnh hoen gỉ, ngậm nước. Một số phao đã bị chìm, gây nguy hiểm cho tàu thuyền ra vào. Mặt khác, Khu neo đậu Lạch Trường còn nhiều hạng mục quan trọng chưa được đầu tư như: Nhà điều hành, đường quanh âu, hệ thống điện chiếu sáng, hệ thống cấp nước sạch. Mỗi khi bão, áp thấp đến, đường quanh âu lầy lội. Vì không có nhà điều hành nên cán bộ, công nhân viên phải đứng ngoài trời mưa bão cả ngày đêm để điều hành sắp xếp tàu thuyền tránh trú bão, rất vất vả. Trước thực trạng đó, chúng tôi cũng đã có báo cáo lên Sở NNPTNT Thanh Hóa rồi”, ông Ánh nói.
Tương tự Khu Lạch Trường, tại Cảng Lạch Hới (TP. Sầm Sơn), tình trạng bồi lắng cũng diễn ra nghiêm trọng, có khu vực khi triều kiệt, mức nước chỉ còn -0,8 m, chỉ đáp ứng cho tàu công suất nhỏ dưới 50 CV. Đặc biệt, khu vực phía cửa âu đất nổi thành bãi.
Được biết, Dự án đầu tư xây dựng khu neo đậu, tránh trú bão cho tàu thuyền nghề cá tại Cảng Lạch Hới được hoàn thành và đưa vào sử dụng từ năm 2010 với mục tiêu đầu tư là khu neo đậu an toàn cho khoảng 700 tàu, thuyền nghề cá có công suất 700 CV hoạt động vùng biển Thanh Hóa và các tỉnh lân cận. Cảng có 4 khu neo đậu tàu, thuyền diện tích 15,6 ha, thường xuyên phục vụ trên 650 tàu (trong đó có tới hơn 30 tàu cá có công suất lớn từ 800 - 1.000 CV mới đóng theo Nghị Định 67).
Ông Nguyễn Văn Tuyên, Giám đốc Ban Quản lý Cảng cá Lạch Hới cho biết: Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý phê duyệt Dự án phát triển biển đảo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, bao gồm cả nâng cấp cơ sở hạ tầng Cảng Hới và nạo vét luồng lạch, với tổng kinh phí lên đến hơn 200 tỷ đồng. Theo dự kiến thì dự án sẽ đi vào thực hiện trong quý III/2021. Ngư dân ở đây rất cần thiết có một dự án nạo vét tầm cỡ được triển khai tại cửa Hới. Chỉ khi luồng lạch được khơi thông, 300 ngư dân ở đây mới có thể yên tâm bám biển, vươn khơi.
Về việc này, ông Cao Văn Cường, Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Thanh Hóa đưa ra quan điểm: Trước tính chất cấp bách, Tỉnh cũng đã tính đến phương án kêu gọi doanh nghiệptư nhân vào thực hiện dự án bằng hình thức doanh nghiệp chịu trách nhiệm bỏ vốn thi công nạo hút bùn, cát và họ sẽ được tận thu nguồn thải này. Để triển khai dự án mà Chính phủ đã phê duyệt là rất mất thời gian vì các quy định, trình tự thủ tục. Để sớm triển khai dự án nạo vét tại Cảng Cửa Hới, địa phương mong muốn được “vượt rào”. Tức là giao cho Ban Quản lý Cảng Cửa Hới đứng ra làm chủ đầu tư, kêu gọi doanh nghiệp xã hội hoá.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Hai người điên dại trong căn nhà hoang
- ·56 địa phương vẫn tăng thu, thu ngân sách đạt gần 1,3 triệu tỷ đồng, vượt dự toán
- ·Giá vàng miếng SJC giữ nguyên khi vàng nhẫn giảm
- ·Cao Lãnh hướng đến đô thị loại I
- ·Nhập nhèm chuyện lĩnh tiền bảo hiểm vì công ty mắc nợ
- ·Thể hiện vai trò của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế
- ·Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ nguồn quy hoạch cấp ủy
- ·Đăng ký thực hiện 131 mô hình Dân vận khéo
- ·Ước nguyện được bữa cơm no của bà cụ 78 tuổi cô độc
- ·Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Việt Nam có thể đi đầu trong một số lĩnh vực
- ·Trong men say tôi đã ôm cô ấy
- ·Lạng Sơn ứng dụng công nghệ để cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh
- ·Tiết kiệm 140 tỷ đồng nhờ đấu thầu tập trung thiết bị y tế
- ·Châu Thành tạo sức bật mới cho tăng trưởng kinh tế Hậu Giang
- ·Kết chuyển quỹ bạn đọc ủng hộ tháng 7/2014 (lần 1)
- ·Nền kinh tế nhiều điểm sáng tạo đà tăng trưởng tích cực
- ·Bộ Chính trị khoá XIII có nhiều gương mặt mới
- ·Từ đêm 29/12, miền Bắc sẽ bước vào đợt rét đậm, rét hại mạnh nhất năm
- ·Cứu người phụ nữ 'sống nay chết mai'
- ·Một cán bộ ngành GTVT được bổ nhiệm giáo sư Đại học Okayama – Nhật Bản