会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【tl bongda】Từ bến làng Sình đến “bàn tròn” Paris!

【tl bongda】Từ bến làng Sình đến “bàn tròn” Paris

时间:2024-12-23 14:47:04 来源:Nhà cái uy tín 作者:World Cup 阅读:281次

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam Nguyễn Thị Bình ký Hiệp định Paris ừbếnlàngSìnhđếnbàntròtl bongdangày 27/1/1973

Có một người con của Huế đã đóng vai trò đáng kể dẫn tới sự kiện lịch sử diễn ra bên chiếc “bàn tròn” này 50 năm trước. Đó là Đại tá Hà Văn Lâu (1918-2016), nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, người đi suốt hai cuộc trường chinh của dân tộc cho đến hai hội nghị lịch sử ở Genève 1954 và Paris 1968-1973.

Ông quê ở làng Sình, xã Phú Mậu, một địa chỉ văn hóa dân gian nổi tiếng ở Huế. Một sự tình cờ thú vị, tôi đã gặp Đại sứ Hà Thị Ngọc Hà, “con gái rượu” của ông nơi bến làng Sình vào một ngày đẹp trời, nắng ấm trải khắp những miệt vườn xanh tươi vùng quê yên bình bên sông Hương.

Hà trở lại quê nhà, để bàn giao tiếp những tư liệu quý của thân phụ cho Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 3. Trong đó, có nhiều bức ảnh quý về 2 cuộc hòa đàm lịch sử ở Genève 1954 và Paris 1968-1973, chuẩn bị cho các hoạt động kỷ niệm 50 năm ký Hiệp định Paris (1973-2023).

Đại sứ Hà Thị Ngọc Hà (bìa trái) tặng tư liệu của ông Hà Văn Lâu cho Trung tâm Lưu trữ Quốc gia

Từ chiếc bàn trải đầy những tấm ảnh tư liệu quý của nhà ngoại giao kỳ cựu mà chị Hà đang “bàn giao” cho Trung tâm Lưu trữ Quốc gia, tôi nhẹ bước dọc theo hàng cau ra cổng, xuống bến đò. Bến đò buổi trưa thật yên tĩnh, chợt nghĩ đến chặng đường dài gần một thế kỷ với không biết bao nhiêu khúc quanh, bao lần phải chọn lựa trước “ngã ba” đường đời của ông “Hà Văn Lâu - Người đi từ bến làng Sình”. Đây cũng là tên cuốn Truyện ký dày 500 trang về cuộc đời ông, do nhà văn Trần Công Tấn thể hiện (NXB Phụ nữ, 2004). Một cuộc đời thật đặc biệt, mỗi cột mốc, mỗi bước ngoặt trên đường đời của ông đều gắn với những sự kiện quan trọng của đất nước; đặc biệt ngay từ cái tên!

Thân phụ của ông, một thầy giáo tiểu học trường làng, đã trả lời vợ – cô Tăng Thị Nga, trước ngày cô “vượt cạn” về tên đứa con sắp ra đời: “Tôi tên Phu, anh hắn Văn Công, còn hắn là Hà Văn Lâu…”. Cô Nga cười: “Sao không đặt Mau cho mau lớn mà lại là Lâu?”. Thầy Phu nói nhỏ vào tai vợ: “Để nhớ một kỷ niệm mình ơi!”…

“Kỷ niệm” ấy gắn với câu hò do nhà thơ Ưng Bình Thúc Giạ Thị sáng tác để tưởng nhớ ông vua đã quên mình vì đất nước: “Chiều chiều trước bến Văn Lâu - Ai ngồi ai câu - Ai sầu ai thảm, ai thương ai cảm, ai nhớ ai trông…”. Cuộc khởi nghĩa bất thành, nhưng lòng yêu nước và ý chí chống quân xâm lược trong lòng dân Huế vẫn nồng đượm như một lò than âm ỉ cháy.

Thầy Phu ký thác ước vọng cao đẹp vào cậu bé Văn Lâu ra đời hai năm sau khi vua Duy Tân bị đày biệt xứ. Không ngờ cái tên ấy “ứng” với cả cuộc đời ông – người con làng Sình sớm biết vứt bỏ thân phận một viên chức nhỏ chế độ thuộc địa, trở thành vị chỉ huy quân sự ngay từ mặt trận chống Pháp tại Nha Trang năm 1946, rồi Tư lệnh trưởng mặt trận Bình Trị Thiên những năm gian khổ, ác liệt nhất. Ông cũng là vị đại sứ lâu năm nhất tại nhiều nước châu Âu và tại Liên Hiệp Quốc, tham gia cả hai hội nghị Genève 1954 và Paris 1968-1973… Sau này, trong dịp gặp lại bạn đồng niên-đồng đội cũ, có người trêu đùa gọi ông là “tam đại… lâu”: Đại tá Lâu, đại sứ Lâu và đại diện Lâu.

Ông Hà Văn Lâu được gặp Bác Hồ nhiều lần, nhưng đáng nhớ nhất có lẽ là lần đầu tiên, khi từ chiến trường Bình Trị Thiên, ông ra Việt Bắc báo cáo tình hình mặt trận với Bộ Tổng Tư lệnh, rồi được mời dự lễ mừng sinh nhật Bác Hồ tròn 60 tuổi (19/5/1950). Trong bữa cơm thân mật, ông được bố trí ngồi cạnh Bác, càng thấu hiểu tình cảm sâu nặng Bác Hồ dành cho mặt trận “Bình Trị Thiên khói lửa”…

Bốn năm sau, cũng vào một ngày tháng 5, ngay khi chiến thắng Điện Biên Phủ làm “chấn động địa cầu”, ngày 8/5/1954, theo sau Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Văn Đồng và Tạ Quang Bửu – người thầy dạy toán thời trung học ở Huế - Hà Văn Lâu bước vào Hội nghị Genève lịch sử. Và phải đợi đến 14 năm nữa, tình cờ cũng vào một ngày tháng 5, Hà Văn Lâu được chọn trong nhóm “tiền trạm” sang Pháp chuẩn bị cho Hội nghị Paris. Từ ngày 7/5/1968 đó, không biết bao nhiêu là cuộc họp hẹp, họp kín hai bên rồi 4 bên mà Hà Văn Lâu thường là người được cử đối thoại với các nhà ngoại giao kỳ cựu phía Mỹ, chuẩn bị các bước kỹ thuật, văn bản cho những cuộc họp công khai. Sau hàng chục cuộc đấu trí gay go, đến đầu tháng 12/1968, phía Mỹ mới đồng ý họp 4 bên và chỉ riêng chuyện cái bàn họp, Hà Văn Lâu và phó đoàn Mỹ C. Vanxơ đã phải tranh cãi với nhau mất gần 2 tháng qua 8 phiên họp! Đằng sau kiểu dáng cái mặt bàn là cuộc đấu tranh không thể nhân nhượng về lập trường trong đàm phán. Phía Mỹ muốn chỉ 2 bên, nhằm phủ nhận vai trò của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, nên đã đưa ra đến 10 kiểu bàn. Ta nêu bàn hình vuông, Mỹ đề nghị bàn chữ nhật. Gặp C. Vanxơ lần thứ 6, Hà Văn Lâu đưa ra 2 kiểu bàn mới: hình thoi và hình tròn chia tư; còn C. Vanxơ đề nghị hình bầu dục cắt đôi… Mãi đến ngày 16/1/1969, trong phiên họp thứ 10, C. Vanxơ mới thông báo phía Mỹ đồng ý kiểu bàn tròn như ta đề nghị!

Phải 4 năm đấu trí nữa, sau khi hàng chục pháo đài bay B.52 rơi trên bầu trời Hà Nội trong trận “Điện Biên Phủ trên không”, “Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam” mới được ký kết. Lúc đó, Hà Văn Lâu đã được Trung ương điều về nước làm công tác ngoại giao. Hai chục năm trên mặt trận mới, không tiếng súng nhưng vẫn đầy cam go, nhất là giai đoạn thế giới chưa hiểu được tình thế buộc Việt Nam phải giúp lực lượng tiến bộ Campuchia lật đổ bè lũ diệt chủng Pôn-pốt…

Cuộc chiến trên cả hai mặt trận mà người con làng Sình từng đảm nhận những trọng trách thật lâu dài, đều tính bằng thập kỷ, đúng như cái tên mà thầy Phu đã đặt cho ông. Bác Hồ cũng chú ý đến cái tên đặc biệt này nên trong dịp lên báo cáo với Bác về tình hình thi hành Hiệp định Genève của đối phương, Bác nói vui: “Tên chú là Lâu, nên việc này phải làm lâu mới được. Cần phải khôn khéo, kiên trì…”.

Chuyện cái tên mà cũng là chuyện về bản lĩnh và phương sách duy nhất đúng của một dân tộc “nhược tiểu” nhất quyết không chịu làm nô lệ cho bất cứ ai để có ngày được ngẩng cao đầu, bình đẳng trước thiên hạ như hôm nay. Như cậu bé Văn Lâu con nhà nghèo, từng bước học hỏi, rèn luyện trở thành một nhân vật được cả thế giới biết tiếng. Như cây cổ thụ bên bến làng Sình bền bỉ hút nhựa sống trong lòng Đất Mẹ và dòng Hương giang thơm ngát, không bão lũ nào quật ngã, mãi mãi tỏa bóng mát cho du khách mỗi chuyến sang sông…

Bài: Nguyễn Khắc Phê

Ảnh:NKP - Tư liệu

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Láng giềng
  • Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nói lý do chưa bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu
  • Chính sách tài khóa đã hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, nuôi dưỡng nguồn thu
  • Kinh tế số Việt Nam phát triển nhanh nhất Đông Nam Á trong 2 năm liên tiếp
  • Hồi âm đơn thư bạn đọc cuối tháng 9/ 2011
  • Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dự Lễ Kỷ niệm 10 năm VSIP Quảng Ngãi
  • Quy định mới có hiệu lực từ tháng 6
  • Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử 223 vụ việc
推荐内容
  • Tôi yêu đơn phương nữ đồng nghiệp xấu
  • Đẩy mạnh đấu tranh, triệt phá các điểm tệ nạn ma túy
  • Những quy định mới áp dụng từ tháng 3
  • Tiếp tục nâng cao chất lượng các mặt công tác tư pháp
  • Chồng lười việc nhà, lại kiếm ra ít tiền
  • Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ tám