【đội hình arsenal gặp leicester】Anh hùng trong lòng dân tộc
Núi Bà Rá,đội hình arsenal gặp leicester hướng nhìn từ Tượng đài chiến thắng Phước Long - Ảnh: Tư liệu
BPO - Tỉnh Phước Long tôi đề cập trong bài viết này là một tỉnh lỵ, đồng thời là một tiểu khu quân sự dưới chế độ Việt Nam cộng hòa, được quân và dân ta giải phóng hoàn toàn trong chiến dịch Đường 14 - Phước Long.
Theo địa giới hành chính được phân chia thì tỉnh Phước Long bao gồm địa bàn của các chi khu quân sự, đồng thời là quận hành chính các quận như sau: Chi khu quân sự Phước Bình - quận Phước Bình, Chi khu quân sự Bố Đức - quận Bố Đức (Bù Đốp), Chi khu quân sự Đức Phong - quận Đức Phong (Bù Đăng), Chi khu quân sự Đôn Luân - quận Đôn Luân (Đồng Xoài), Chi khu quân sự Bù Gia Mập. Riêng Chi khu quân sự Bù Gia Mập do đại úy người dân tộc S’tiêng Điểu Dớ làm quận trưởng nhưng do ta tấn công đánh chiếm các làng, xã, ấp chiến lược vùng này từ những năm 1962-1963 nên địch không thiết lập được cơ sở đồn trú và trung tâm hành chính quận. Điểu Dớ được bố trí ngôi nhà để ở và điều hành chỉ huy tại xã Sơn Giang.
Như vậy, tỉnh Phước Long được giải phóng hoàn toàn sau 25-26 ngày đêm chiến đấu là cả một tỉnh lỵ, một địa bàn chiến lược rộng lớn đến 60-70% diện tích tỉnh Bình Phước bây giờ.
Trong suốt chiều dài lịch sử từ khi thành lập tỉnh Phước Long vào những năm đầu của thập niên 1960, đã có rất nhiều chiến sĩ ở mọi miền đất nước được phân công về đây - địa bàn gian khó ác liệt, được vinh danh “miền Đông gian lao mà anh dũng”.
Tôi thoát ly, tham gia hoạt động cách mạng trên địa bàn này từ năm 1965, đã từng được phân công nhiều công việc khác nhau nhưng may mắn có điều kiện được gặp gỡ tiếp xúc, tham gia công tác phục vụ lãnh đạo tỉnh. Với tai nghe mắt thấy, tôi đã biết được rất nhiều tấm gương chiến đấu kiên cường, dũng cảm không chỉ bằng tài năng để lãnh đạo, chỉ huy mà ở đức độ, tính khiêm nhường, tình thương yêu đồng đội, chiến sĩ, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ thôi thúc đồng đội vượt qua gian nan, thử thách, tiến về phía trước. Trong đó, anh Nguyễn Tấn Lực (Tám Lực) là một trong những cán bộ lãnh đạo mà tôi luôn yêu mến, kính trọng.
Ông Nguyễn Văn Thỏa, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước, nguyên Đội trưởng Đội biệt động Bà Rá ôn lại truyền thống anh hùng của đội. Ảnh: Tư liệu
Anh Nguyễn Tấn Lực tên thật là Nguyễn Văn Ngoan, quê quán ở Long An, tham gia phong trào Việt Minh từ trước năm 1945, được phân công công tác tại địa phương quê nhà. Năm 1954, thực hiện Hiệp định Geneve, anh không tập kết ra Bắc mà được phân công bố trí ở lại hoạt động bí mật tại chiến trường miền Nam. Trong quá trình hoạt động không may bị địch bắt, sau nhiều lần tra tấn dã man không tìm ra được manh mối gì, chúng tuyên án và bắt giam anh tại nhà tù Tân Hiệp, Biên Hòa. Ở nhà tù Tân Hiệp, anh và một số đồng chí khác bí mật tìm cách liên lạc với bên ngoài để tranh thủ sự lãnh đạo, đồng thời tích cực tuyên truyền vận động một số lính gác. Do có mối liên hệ trong, ngoài và có sự giúp đỡ của binh sĩ làm nội gián, đó là điều kiện hết sức thuận lợi để đến ngày 2-12-1956 các anh chị tù chính trị tại Tân Hiệp tổ chức vượt ngục. Trong lần vượt ngục này có 462 tù nhân chạy thoát, còn 22 anh chị đã hy sinh. Sau khi vượt ngục, theo hướng dẫn của tổ chức, mỗi người được bố trí về hoạt động tại địa bàn quen thuộc. Anh trở về Long An và được bố trí nghỉ dưỡng ở căn cứ Ba Thu (Long An).
Sau bao năm bị tù đày, địch nhiều lần tra tấn, ăn uống thiếu thốn, bệnh đau, cơ thể anh bị suy kiệt nặng. Khi về đến căn cứ Ba Thu, anh và những bạn tù khác được trợ cấp một ít kinh phí để bồi dưỡng sức khỏe. Anh đã dùng số tiền này mua mấy cây tre. Bằng sự khéo léo của đôi tay, anh đã đan thúng, rổ, rá, gàu tát nước và rủ anh em đi tát cá. Hằng ngày, số cá kiếm được các anh nấu thành nhiều món ăn bồi dưỡng sức khỏe, số dư đem bán để mua đồ dùng thiết yếu…
Ý chí cách mạng, tinh thần tự lực, tự cường đã trở thành mục tiêu, lý tưởng, là máu thịt của anh. Từ khi ở trong nhà tù Tân Hiệp, về an dưỡng ở căn cứ Ba Thu và những năm tháng sau này cũng vậy, trong ba lô anh lúc nào cũng tích trữ rất nhiều loại giống hạt. Nơi căn cứ đóng quân ở đâu nếu có bãi đất trống, anh cho đốt dọn rồi gieo hạt khi bắt đầu mùa mưa, chỉ một vài tháng sau bầu bí ra hoa kết trái rất nhiều. Nhờ vậy, anh em đơn vị có thực phẩm tươi ngon bổ dưỡng. Và ngay trên các tuyến đường hành quân bất chợt thấy khoảnh đất nào phù hợp, anh đều tra hạt. Anh thường nói, trồng rau, cây ăn trái không chỉ để mình có ăn mà anh em khác, đơn vị khác đi ngang qua nếu có rau, quả thì họ cũng có cái ăn.
Năm 1963, từ Long An anh được điều động về công tác ở địa bàn tỉnh Phước Long, hoạt động ở các K bám trụ công tác ở Thuận Lợi, Phú Riềng, Bù Na… Năm 1968, anh được Tỉnh ủy Phước Long điều động về làm Bí thư K ủy K11 khi K125 được chia tách làm K14 và K11.
Ở căn cứ Suốt Rạt, căn cứ đầu tiên của K ủy K11 đóng quân, anh cho đơn vị phát dọn bưng để trồng lúa, bắp, mì và nhiều loại rau, đậu. Năm 1972-1973, thời kỳ địch đánh phá ác liệt, hậu cần tiếp tế bị ách tắc, lương thực thực phẩm thiếu thốn, các K ủy khác phải di chuyển qua Campuchia, hoặc về tận Cát Tiên - dọc sông Đồng Nai vì thiếu cái ăn. Nhưng đơn vị K11 do anh lãnh đạo vẫn bám trụ được địa bàn, lúc này cái ăn để duy trì sự sống bằng trái bắp, củ mì và các loại rau màu do mình tạo ra.
Để thực hiện nhiệm vụ trên giao, K11 là K trọng yếu có nhiệm vụ phải “bám địa bàn, bám dân, bám sát địch”. Ban lãnh đạo K ủy và các cán bộ, chiến sĩ đã được bố trí thành từng đội công tác ở các địa bàn xung yếu như sau: đội Phước Bình do đồng chí Nguyễn Chí Thành (tên thật là Khúc Chí Thành), Thường vụ K ủy làm đội trưởng; đội Phước Quả do đồng chí Trương Công Hoa, K ủy viên làm đội trưởng; đội An Lương - Sơn Hà do đồng chí Nguyễn Ngọc Siêng làm đội trưởng; đội Bà Rá do đồng chí Huỳnh Thị Minh Tuyết làm đội trưởng. Tôi - Nguyễn Văn Thỏa là Huyện ủy viên làm đội phó và sau đó làm đội trưởng từ năm 1971-1975. Ngoài ra, số cán bộ, chiến sĩ bố trí cho mỗi đội từ 5-7 người, riêng đội Bà Rá nhiều nhất, với 12 người.
Việc bố trí cán bộ, chiến sĩ bám trụ chiến đấu công tác ở những vị trí trọng yếu tiếp cận thường xuyên với các cơ quan đầu não của địch và phải thường xuyên chống chọi với lực lượng lớn binh lực địch là điều hết sức nguy hiểm. Nhưng vì yêu cầu nhiệm vụ với vai trò là người lãnh đạo cao nhất của K ủy, bằng khả năng động viên thuyết phục và chính trị nêu gương về sự dũng cảm, ý chí quyết tâm nên các đơn vị bộ đội mũi công tác ở K11 thời kỳ này cơ bản bám trụ tốt, công tác chiến đấu tốt, xây dựng được nhiều cơ sở cách mạng ngay trong lòng địch. Tuy nhiên, sự hy sinh mất mát của đơn vị cũng rất lớn lao: 5 đồng chí K ủy có 1 Ủy viên Ban thường vụ hy sinh; 3 đội công tác Phước Bình, An Lương - Sơn Hà, Phước Quả bị thương vong gần hết, phải ngừng hoạt động từ năm 1972 (riêng Phước Quả ngừng hoạt động năm 1969). Nguyên do lúc này không còn nguồn cán bộ, chiến sĩ bổ sung và đây là những địa bàn mà địch phát hiện ta hoạt động nên đánh phá ác liệt. Duy nhất chỉ còn đội Bà Rá hoạt động đến khi Phước Long hoàn toàn giải phóng.
Mặc dù gian khổ, ác liệt, sự chết chóc có thể nhìn thấy nhưng tại sao cán bộ, chiến sĩ K11 lại kiên cường dũng cảm như vậy? Phải chăng ngoài sự giác ngộ cách mạng với lòng yêu nước, ý chí căm thù giặc, sự tự giác cao độ của mỗi cán bộ, chiến sĩ K11 mà ở vai trò lãnh đạo chỉ huy, sự nêu gương đồng cam cộng khổ, thương yêu cán bộ, chiến sĩ, cũng như gan dạ dũng cảm xông pha trận mạc, nhìn vào sự mẫu mực nêu gương của người lãnh đạo như vậy làm sao mà lính không thương, không sẵn sàng hy sinh thân mình để thực thi nhiệm vụ.
Tôi đã chứng kiến những thời khắc rất cảm động những năm 1969-1971, anh đã nhiều lần vượt đường sang núi để nắm tình hình chỉ đạo hoạt động chỉ với 2 chiến sĩ giao liên và 1 người bảo vệ vượt qua bao cạm bẫy hiểm nguy. Anh luôn có mặt để cùng chia sẻ, thấu hiểu khó khăn, những yêu cầu thiết thực mà đội công tác đề đạt. Không những thế, anh còn cùng chúng tôi đột sâu vào vùng địch để gặp dân tiếp xúc cơ sở. Thấy anh không màng hiểm nguy, chúng tôi khuyên can, anh cười hiền: “Làm cách mạng phải chấp nhận gian khổ, hiểm nguy chớ…”.
Năm 1973, tại căn cứ K ủy K11 ở suối Rạt, lúc này lương thực thực phẩm rất khó khăn, không có gạo, nhiều tháng Văn phòng K ủy phải ăn củ mì mà củ mì lại bị địch rải chất độc hóa học. Thương lãnh đạo, thương anh chị em công tác ở Văn phòng K ủy, một lần về nghỉ “xả hơi”, chúng tôi đã mang về vài chục ký gạo. Thấy anh là người lãnh đạo đã từng trải qua lao tù tra tấn, hiện rất hay đau bệnh, ốm yếu nên chúng tôi muốn để dành dặn chị nuôi nấu cơm riêng nhưng anh một mực từ chối và yêu cầu chị nuôi lấy ít gạo ra nấu độn với mì để cả đơn vị Văn phòng K ủy cùng ăn. Lúc gian khổ, khó khăn chỉ cần người lãnh đạo có tấm lòng biết chia sẻ cay đắng, ngọt bùi như vậy thì cấp dưới sẽ “bá ứng làm theo”.
Anh Tám Lực lãnh đạo đơn vị không chỉ bằng tài năng mà bằng cả đức độ, tâm lý, tình cảm, tình thương vô hạn với đồng chí, đồng đội. Anh còn tự mình có thể cắt may quần áo bằng vải của bao bột mì được tháo chỉ hoặc từ những bộ quần áo của lính Mỹ bỏ lại, tháo chỉ ra, đo cắt lại, may bằng tay. 1972 là năm có nhiều biến động lớn đối với đơn vị chúng tôi, nhiều anh em hy sinh nhưng đơn vị không được bổ sung thay thế, lại trong hoàn cảnh địch siết chặt các hoạt động đánh phá lùng sục liên tục trên núi, chúng khuyến khích đồng bào dân tộc S’tiêng ở các ấp Bù Kroai - Sơn Trung lên chặt phá cây rừng trên núi để làm rẫy. Do vậy từ tháng 3 đến tháng 5 mùa đốt rẫy lửa khói ngập trời. Ý đồ thâm hiểm của chúng là tìm mọi cách đánh đuổi chúng tôi ra khỏi địa bàn dừng chân hoạt động là núi Bà Rá. Giữa lúc tình hình chiến trường hết sức căng thẳng, chúng tôi phải tìm mọi cách luồn lách ẩn nấp tìm cách đối phó với mọi âm mưu thủ đoạn của kẻ thù.
Trong một đêm, các anh chị giao liên vượt đường lên bắt liên lạc với chúng tôi và đem mật thư đã mã hóa có ý kiến thông báo tình hình chỉ đạo hoạt động của đơn vị. Tôi vui mừng có được 1 phần quà của anh Tám Lực gửi tặng, đó là chiếc áo bằng vải dù của Mỹ do anh tháo ra, cắt sửa lại để vừa với thể trạng của tôi. Anh tặng tôi kèm 1 bức thư viết vội: “Gửi tặng chú món quà nhỏ của hậu phương do tay tôi tự cắt may. Mong đồng chí vượt qua mọi khó khăn cùng với anh em kiên trì bám trụ, càng gian nan vất vả, thắng lợi càng đến gần”. Nhận được chiếc áo và lá thư, tôi vô cùng xúc động. Món quà và mấy dòng chữ chân tình của anh đã tiếp cho tôi thêm nghị lực, lòng dũng cảm. Phải bám trụ, kiên cường dũng cảm trên núi, đó là mệnh lệnh của cấp trên và chúng tôi phải tuyệt đối chấp hành.
Tôi biết anh Tám Lực qua sự lãnh đạo, chỉ đạo tài tình, qua tấm gương về đạo đức trong sáng. Anh Tám có lẽ cũng biết tôi qua những công việc mà đơn vị chúng tôi đã làm được. Vì vậy, anh Tám Lực và tôi ngày càng trở nên thân thiết và thương yêu nhau như ruột thịt. Vì quá đỗi thân tình nên mỗi lần có dịp về họp hoặc về báo cáo tình hình xin chủ trương hoạt động có dịp gặp nhau, lúc rảnh rỗi cùng mắc võng nằm trong một căn nhà, anh đã kể cho tôi nghe về cuộc đời đầy cảm động của anh.
Một lòng hướng về cách mạng, thế nên chính trong gian khó, hiểm nguy, những phút giây gặp gỡ ngắn ngủi ấy đã giúp tình yêu của vợ chồng anh Tám Lực được đơm hoa kết trái. Năm 1952, mới lấy vợ được vài ngày, anh thoát ly tham gia cách mạng và chỉ một thời gian ngắn sau đó anh bị địch bắt, khai thác không được gì chúng thả anh ra. Năm 1954, anh được phân công ở lại hoạt động công khai hợp pháp tại chiến trường miền Nam. Lần này do địch phát hiện, anh bị bắt cầm tù và bị giam tại nhà tù Tân Hiệp. Những ngày ngắn ngủi anh chị bên nhau, chị Tám có bầu và sinh con gái đầu lòng khi anh đang ở tù. Sau khi ra tù, được điều động về chiến trường Phước Long công tác hơn chục năm và anh được tổ chức điều động bố trí làm Bí thư K ủy K11. Lúc này, ta đã xây dựng được rất nhiều cơ sở cách mạng, nhờ cơ sở này mà chị Tám đã từ Long An lên căn cứ tạm và gặp được anh. Thăm nhau vài ngày, chị về mang bầu và sinh thêm được cậu con trai. Từ lần đó mãi đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, anh chị mới có dịp đoàn viên gia đình cùng 2 con. Phút giây sum họp chỉ ngập tràn nước mắt, nhưng đó là những giọt nước mắt của hạnh phúc vỡ òa, của sự bồi đắp tình yêu mà anh chị ngày đêm mong ngóng.
Khi Phước Long được hoàn toàn giải phóng, để quản lý, lãnh đạo, chính quyền lâm thời các cấp được chỉ định có công cụ để quản lý, đó là mộc dấu. Lúc đầu chưa có quyết định thống nhất và các cơ sở chức năng khắc mộc dấu chưa sẵn sàng, anh đã tự khắc mộc dấu cho huyện, xã. Chỉ một vài con dao ghép cây và những khúc cây lồng mứt, với bàn tay khéo léo, tỉ mỉ, anh đã tạo ra được những con dấu tạm thời cho các cơ quan lâm thời ở thời kỳ đầu sau giải phóng.
Trải qua những công việc được phân công phụ trách từ khi đất nước chưa được giải phóng và mãi đến sau này khi đất nước được thống nhất, vẫn với cương vị là Tỉnh ủy viên của Phước Long, Bình Phước (cũ) và Sông Bé, rồi được phân công đảm trách các cương vị công tác: Bí thư K ủy K11, Chủ tịch Ủy ban lâm thời huyện Phước Long, Giám đốc Sở Lâm nghiệp, Giám đốc Sở Thủy lợi, anh thật sự là tấm gương trong sáng để mọi người noi theo. Do sức khỏe yếu, anh được tổ chức cho nghỉ dưỡng bệnh trước và sau đó đến tuổi nghỉ hưu. Với bản tính yêu quý ruộng đồng và tư tưởng “tự lực cánh sinh”, anh đã cùng gia đình về xã Tân Hiệp, huyện Phú Giáo bên cạnh hồ thủy lợi Suối Giai - công trình có công anh chỉ huy xây dựng khi làm Giám đốc Sở Thủy lợi, mua 1 miếng đất xây dựng 1 lán trại đơn sơ vừa ở vừa chăn nuôi bầy dê vài chục con lấy thịt ăn, có sữa dê uống.
Vài lần xuống thăm anh - người thầy, người lãnh đạo, tôi rất xót xa. Tôi và nhiều anh em khác động viên mãi anh mới chịu dời nhà ra gần quốc lộ 13. Ở đây, anh tạo dựng ngôi nhà mới nhưng cũng chỉ là nhà tạm bợ. Lúc này anh bị bệnh tai biến liệt hẳn 1 cánh tay, việc đi lại khó khăn. Mỗi lần qua lại hoặc khi ghé thăm anh, tôi đều thấy anh ngồi trên chiếc ghế dựa trước cửa nhà nhìn xa xăm.
Thương và kính trọng anh, tôi đã vận động một số anh em thân tình đóng góp làm cho anh một ngôi nhà nhỏ cấp 4, tường xây mái ngói… Đó là cả tấm lòng chúng tôi trân trọng dành cho người thủ trưởng, người anh đáng kính.
Tấm gương của anh, những sự việc anh làm luôn là sự nhắc nhớ răn dạy tôi trong những năm tháng hoạt động cách mạng và đến nay đang ở giai đoạn lão thành. Những người tốt, việc tốt như anh là cơ sở để tôi chiêm nghiệm, suy ngẫm. Cuộc sống của chúng ta sẽ tốt đẹp hơn nếu có nhiều hơn những con người như vậy: Những anh hùng không cần vinh danh.
Nguyễn Văn Thỏa
Nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Đổi thay từ những tuyến đường kiểu mẫu
- ·Việt Nam, Cuba boost cipher co
- ·APEC debates disaster insurance
- ·President greets Japanese Emperor, Empress
- ·Đoạn ngập đường cao tốc Phan thiết – Dầu Giây, thiết kế có vấn đề
- ·UN reps urge access for landlocked states
- ·VN, Lao legislatures ink 5
- ·Devise long
- ·Chỉ đạo nóng vụ đường 12 tỷ chưa nghiệm thu đã rạn nứt
- ·PM hopes for enhanced cooperation with Morocco, Timor Leste
- ·Galaxy S8 sẽ có cảm biến vân tay ở mặt sau và nút gọi trợ lý ảo
- ·Stability key for growth: Deputy PM
- ·Bodies, individuals related to Formosa disaster made public
- ·Four officials arrested for embezzlement
- ·Đậu xe trước nhà dân, tài xế bị hành hung nhập viện
- ·Việt Nam voices concern about DPRK’s missile test
- ·US human rights report unfair: FM spokesman
- ·President greets Japanese Emperor, Empress
- ·35 công ty doanh thu cao nhất thế giới năm 2024
- ·APEC members hail health agenda set by Việt Nam