【kết quả đêm nay】Nhiều sáng kiến kết nối tiêu thụ nông thủy sản cho Đồng Tháp
Các đại biểu tại diễn đàn. Ảnh: N.A |
Tại diễn đàn, đề xuất tổ chức lễ hội về xoài Đồng Tháp của ông Paul Le, Phó Chủ tịch Tập đoàn Central Group Việt Nam đã được Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Huỳnh Minh Tuấn đánh giá cao và thống nhất tổ chức lễ hội này để kết nối tiêu thụ mặt hàng đặc trưng của tỉnh.
Đồng tình với sáng kiến đề xuất nêu trên, ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Vina T&T cho biết sẵn sàng phối hợp để tổ chức Lễ hội xoài tại Đồng Tháp vào cuối năm nay.
Để kết nối, tiêu thụ các mặt hàng nông thủy sản đặc trưng của Đồng Tháp, ông Nguyễn Trí Hải, Giám đốc Nhà máy sản xuất mắm Trí Hải cho biết, đơn vị đang có nhu cầu lớn về trái cây và có nhu cầu hợp tác cùng địa phương, trong đó có Đồng Tháp. Hiện Nhà máy sản xuất mắm Trí Hải có 3 trạm dừng chân lớn ở Bà Rịa – Vũng Tàu và có nhu cầu thành lập chuỗi nhà hàng. Do đó, có nhu cầu kết nối với các đơn vị sản xuất trái cây, hoặc nước trái cây để phục vụ cho chuỗi nhà hàng này.
Tương tự, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Trái cây Chánh Thu mong muốn được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương trong việc xây dựng mối liên kết với hợp tác xã để xây dựng chuỗi giá trị ngành nông sản.
Không chỉ kết nối tiêu thụ trong nước, nhiều doanh nghiệp đề xuất kết nối để xuất khẩu các sản phẩm nông sản của Đồng Tháp. Công ty Fruit Republic chuyên thu mua các sản phẩm nông sản đạt tiêu chuẩn GlobalGAP để xuất khẩu đi các thị trường châu Âu, châu Á, đặc biệt là chanh không hạt.
Trong thời gian tới, đại diện Fruit Republic mong muốn các đơn vị chức năng ở Đồng Tháp hỗ trợ tạo các mã số vùng trồng cho nông sản để mở rộng vùng nguyên liệu cho Fruit Republic tại địa phương, không dừng lại ở chanh không hạt mà còn mở rộng ra các sản phẩm thế mạnh khác của tỉnh như xoài, thanh long...
Trong lĩnh vực du lịch nông nghiệp cũng có nhiều khả quan. Điển hình như Vina T&T đang dự định kết hợp đưa các đoàn khách quốc tế đến du lịch, tham quan vườn trồng, đặc sản tại Đồng Tháp, nhằm giúp tăng giá trị thặng dư cho ngành nông nghiệp. Đây là chương trình được công ty lên ý tưởng từ 2 năm trước và đã quảng bá tại Mỹ, Australia.
Theo bà Tạ Thị Tú Uyên, Phó Giám đốc Công ty Du lịch Vietravel, Đồng Tháp là tỉnh có nhiều phong cảnh đẹp, thiên nhiên hữu tình, nhiều nét văn hóa dân gian độc đáo. Tuy nhiên, lượng khách du lịch đến Đồng Tháp còn chưa tương xứng với tiềm năng địa phương.
Để giải quyết vấn đề này, bà Tú Uyên đề xuất các sở, ngành và từng địa phương của Đồng Tháp liên kết với nhau và liên kết mở rộng sang các tỉnh khác để tạo thành tour, tuyến du lịch đặc thù. Hiện tại khách nội địa cũng quan tâm đến du lịch trải nghiệm với người dân địa phương.
Tại diễn đàn, nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất của Đồng Tháp đã giới thiệu các sản phẩm đặc trưng của doanh nghiệp, mong muốn được kết nối tiêu thụ với các nhà bán lẻ, doanh nghiệp, đơn vị thu mua trong thời gian tới.
Điển hình, Công ty TNHH Một thành viên Nam Huy Đồng Tháp mong muốn kết nối với siêu thị để bán sản phẩm trái cây sấy; Công ty TNHH Lương thực Hồng Tân giới thiệu tiêu thụ, xuất khẩu các mặt hàng, như: Gạo thơm ST24, gạo Hương Lài, bánh tráng gạo, gạo sấy ăn liền, sản phẩm được chứng nhận sản phẩm OCOP và mong các đơn vị thu mua, chuỗi siêu thị nghiên cứu kết nối tiêu thụ.
Theo Thứ trưởng Trần Thanh Nam, qua diễn đàn hôm nay, có thể thấy Đồng Tháp còn có nhiều thế mạnh, như: du lịch cộng đồng, các sản phẩm OCOP, lúa, trái cây, cá tra... Điều này cho thấy, tỉnh có rất nhiều tiềm năng về phát triển nông sản trong thời gian tới. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp, tập đoàn bán lẻ kết nối tiêu thụ.
Song song với việc khai thác các kênh thương mại truyền thống, thời gian qua, kênh thương mại điện tử cũng được các doanh nghiệp quan tâm quảng bá tiêu thụ sản phẩm Nhiều sản phẩm chế biến, sản phẩm OCOP của doanh nghiệp Đồng Tháp được kinh doanh tốt trên các sàn thương mại điện tử.
Theo Sở Thông tin và Truyền Thông Đồng tháp, thời gian tỉnh thực hiện giãn cách xã hội, nhiều mặt hàng nông sản gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ. Song, với sự vào cuộc mạnh mẽ của chính quyền địa phương, đặc biệt là sự tham gia hỗ trợ tiêu thụ nông sản các sàn thương mại điện tử đã góp phần kết nối tiêu thụ được nhiều mặt hàng nông sản của địa phương.
Chỉ tính riêng từ ngày 1/8 đến 10/10/2021, các sàn thương mại điện tử đã tiêu thụ được trên 1.338 tấn nông sản các loại. Đồng thời, các sàn cũng hỗ trợ 327 hộ sản xuất đưa sản phẩm nông sản tiếp cận trên sàn thương mại điện tử.
Phát huy thế mạnh này, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa đồng ý với kế hoạch hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch của Đồng Tháp giới thiệu sản phẩm du lịch của địa phương trên sàn thương mại điện tử Voso và Postmart.
(责任编辑:La liga)
- ·Tính đúng, tính đủ các yếu tố cấu thành giá dịch vụ khám, chữa bệnh
- ·“Nút thắt” trong hút vốn cho hạ tầng giao thông
- ·Cuộc chiến gây nhiễu UAV không hồi kết tại Ukraine
- ·Xác minh, xử lý chủ kênh YouTube dùng Làng Nủ để “giật tít câu view”
- ·Nếu được là mẹ chồng, tôi sẽ...
- ·Mật khẩu Wi
- ·CEO Telegram bị bắt khiến cả Nga và Ukraine lo ngại
- ·Những hình ảnh iPhone 16 vừa ra mắt
- ·Bến xe trăm tỷ thành sân đá bóng cho trẻ em
- ·Cuộc chạy đua nước rút của Viettel để mỗi người dân đều có smartphone
- ·Chồng mất, con dâu không được hưởng tài sản thừa kế của bố mẹ chồng
- ·8 tháng, thiệt hại 5.465 tỷ đồng do thiên tai
- ·Hà Lan cấm học sinh tiểu học, trung học mang điện thoại đến trường
- ·Cuối tháng này, Huawei phát hành hệ điều hành thoát ly hoàn toàn Android
- ·“Tặng con” cho bạn gái giờ sợ vợ phát hiện
- ·Philippines đánh thuế 12% đối với Netflix Disney, HBO
- ·Thứ trưởng Bộ TT&TT: Đà Nẵng sẽ có bước phát triển về công nghiệp bán dẫn
- ·Đổi mới các nông lâm trường còn nặng về... đổi tên
- ·Chồng tôi: đêm “nghe lời” vợ, ngày “vâng lời” mẹ
- ·Apple tràn trề tự tin sẽ bán được 90 triệu máy iPhone 16