【bóng đá kèo bóng đá】Trần giá sữa sẽ sớm bị hủy bỏ
Cụ thể,ầngiásữasẽsớmbịhủybỏbóng đá kèo bóng đá theo Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, vừa qua, Việt Nam đã ký kết một loạt các hiệp định thương mại tự do (FTA) với các nước nên không thể dùng các biện pháp hành chính để áp đặt lên thị trường. “Mong muốn của cơ quan quản lý là thì trường phải bình ổn. Song muốn thực hiện được điều này thì phải nâng cao trình độ của cán bộ và quản lý bằng các giải pháp kinh tế”, ông nói.
Đáp lại ý kiến trên, ông Đinh Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng cho rằng hết năm 2016, quyết định áp giá trần đối với mặt hàng sữa dành cho trẻ dưới 6 tuổi sẽ hết hiệu lực. “Từ bây giờ, cơ quan quản lý giá cũng phải tính đến các biện pháp kinh tế để quản lý giá mặt hàng này sao cho đảm bảo nguyên tắc là thực hiện theo cơ chế thị trường”, ông cho biết.
Một số chuyên gia kinh tế của Việt Nam và đại biểu Quốc hội cho rằng, thời gian đầu, việc áp dụng chính sách trần giá với một số sản phẩm liên quan đến sức khỏe, dinh dưỡng cho trẻ em có thể là cần thiết nhưng không nên duy trì lâu.
Ông Cao Sĩ Kiêm - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam - bày tỏ quan điểm “sự can thiệp đó cũng phải gỡ bỏ dần một khi đã xác định được các tiêu chí rõ ràng nhất định và thị trường đã có nguồn cung dồi dào. Thực sự thì Việt Nam không nên áp dụng biện pháp này mãi”.
Theo Tiến sĩ Trần Du Lịch, đại biểu Quốc hội TP.Hồ Chí Minh, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, việc kiểm soát giá sữa với trẻ em thời gian qua cũng có những khó khăn khiến Chính phủ lúng túng nhất định trong đề ra chính sách. Theo Tiến sĩ Trần Du Lịch, biện pháp này là “không công bằng với các công ty có qui mô khác nhau trong nước” nên theo ông, các bộ, ngành chức năng của nhà nước cần tiếp tục nghiên cứu tìm giải pháp khác.
Ban đầu, “Trần giá” áp dụng cho sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi được áp dụng từ tháng 5/2014, theo Quyết định số 1079/QĐ-BTC của Bộ Tài chính. Sau đó, cuối quý II năm 2015, chính sách này được bổ sung, sửa đổi theo Quyết định 857/QĐ-BTC cũng của Bộ này để kéo dài việc áp giá trần đến hết ngày 31/12/2016.
Trong một cuộc họp báo gần đây tại Hà Nội do về ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (VEFTA), Đại sứ Bruno Angelet, Trưởng phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam cho rằng, Việt Nam chưa được công nhận là nền kinh tế thị trường do mới chỉ đạt 1/5 yếu tố. Trong các yếu tố chưa đạt, một điểm “kém” nhất là Việt Nam vẫn có sự can thiệp của nhà nước làm biến dạng hoạt động hàng ngày của DN. Trong các yếu tố chưa đạt này, có cả chính sách áp đặt trần giá cho sản phẩm sữa bột cho trẻ em dưới 6 tuổi.
Đáng chú ý, trong “Sách trắng” năm 2016 của Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam, Tiểu ban Thực phẩm Dinh dưỡng (NFG) cho rằng: “Việc Chính phủ đưa ra các quy định can thiệp vào quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp sẽ là một lời cảnh báo đáng lo ngại về một môi trường đầu tư chưa thực sự ổn định, thân thiện và hội nhập của Việt Nam, đồng thời đi ngược lại với chủ trương hoàn thiện nền kinh tế thị trường của Chính phủ”.
Cũng theo Tiểu ban Thực phẩm Dinh dưỡng của Eurocham, xu hướng tăng giá nhẹ của các sản phẩm sữa thuộc phân khúc bình dân kể từ khi biện pháp bình ổn giá được áp dụng cho thấy chính sách này đã không mang lại tác động nhân đạo dự kiến là giảm giá sản phẩm sữa để hỗ trợ người tiêu dùng có thu nhập thấp. Do đó, theo khuyến nghị của Tiểu ban này, Chính phủ cần nhất quán trong việc thực thi các chính sách được quy định trong Luật Giá để sự can thiệp của nhà nước vào giá cả luôn bảo đảm có cơ sở pháp lý và thực tế vững chắc và chỉ áp dụng trong thời hạn nhất định.
Riêng với thị trường sữa công thức, Tiểu ban này cho rằng Chính phủ không nên kiểm soát giá bán của các sản phẩm ở phân khúc cao cấp và trung bình, mà chỉ nên áp dụng biện pháp bình ổn giá lên phân khúc thị trường bình dân để đảm bảo khả năng tiếp cận sản phẩm của người tiêu dùng có thu nhập thấp.
Báo cáo nghiên cứu thị trường sữa năm 2015 của hãng nghiên cứu thị trường Nielsen tại hai thị trường chính là TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội, cho thấy, sau khi áp trần giá, sữa dành cho trẻ dưới 6 tuổi giảm 10% về số lượng và 9% về giá trị so với những năm trước đó, đặc biệt giảm mạnh ở phân khúc cao cấp và trung bình. Một số DN cũng cho biết, sản lượng sữa bột của các DN này năm 2015 bán ra vẫn giảm. Trước nay, giá sữa ở Việt Nam được xem là đắt nhất châu Á nhưng theo phân tích của Nielsen, mức giá này chỉ ở nhóm trung bình trong khu vực.
Theo số liệu thống kê của công ty nghiên cứu thị trường AC Nielsen được công bố vào tháng 7/2015, giá sữa trung bình ở phân khúc cao cấp tại Việt Nam tương đồng với giá sữa cao cấp tại các quốc gia trong khu vực có điều kiện kinh tế và đặc tính thị trường tương đương như Malaysia, Thái Lan và Philippines với mức độ khác biệt chỉ là 1%.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Cậu bé bại liệt tài năng chỉ ước có chiếc xe điều khiển bằng động cơ
- ·LĐLĐ tỉnh trao tặng quà cho người lao động
- ·Đồng Phú: Suối 11 ô nhiễm vì xác gà
- ·Phát hiện chất có khả năng chống lão hóa chứa trong trái lựu
- ·Bà Nguyễn Thị Bình: Hiệp định Paris là thắng lợi mang tính quyết định
- ·Tin vắn ngày 7
- ·Lão nông Trung Quốc lừa bán 7 cô gái Việt Nam, thu gần 1 tỷ đồng
- ·Phát hiện mảnh hợp kim nghi của máy bay Su30
- ·Trước biển Đông
- ·Toàn tỉnh có 866 tổ hòa giải
- ·“Có nếp có tẻ” có được nhận thêm con nuôi?
- ·Cháy nhà dữ dội trong đêm làm 4 người chết ngạt ở Đồng Nai
- ·Chủ động chống độc, bảo vệ gan trước các loại thực phẩm bẩn
- ·Giấy không gói được lửa!
- ·Yêu mà nói dối như cuội
- ·Nghĩa tình quân
- ·13 tỷ 113,79 triệu đồng thực hiện phòng, chống bệnh lở mồm long móng
- ·Bù Đăng phát huy vai trò già làng, người có uy tín
- ·Nghèo cũng là tội để mẹ chồng chê
- ·Nhiều hoạt động ý nghĩa trong chiến dịch tình nguyện hè 2016