【bang xh anh】Lãi suất tín dụng đen lên tới 1.400%/năm, người vay bị đe dọa không dám báo công an
Lãi suất tín dụng đen lên tới 1.400%/năm,ãisuấttíndụngđenlêntớinămngườivaybịđedọakhôngdámbáocôbang xh anh người vay bị đe dọa không dám báo công an
Trung tá Ngô Hồng Vương, Đội trưởng Phòng Trọng án, Cục Cảnh sát Hình sự (Bộ Công an) cho biết, hiện đang nở rộ nhiều hình thức tín dụng đen trực tuyến, lãi suất cho vay lên tới 1.400%/năm.
Lãi suất cắt cổ, đòi nợ côn đồ
Theo trung tá Ngô Hồng Vương, có 4 đặc điểm nhận diện tín dụng đen, trong đó, hai đặc trưng nhất của tín dụng đen là lãi suất cho vay cắt cổvà hành vi thu hồi nợ côn đồ.
Về lãi suất, theo Điều 468 Bộ luật Dân sự, trần lãi suất cao nhất là 20% (trừ trường quy định hợp pháp luật liên quan quy định khác). Điều 201 Bộ luật hình sự quy định lãi suất vượt quá 05 lần lãi suất cao nhất của bộ luật dân sự (được hiểu là 100%/năm), thu lời bất chính từ 30 triệu đồng trở lên thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự….
Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định hình thức xử phạt hành vi cho vay lãi nặng của các cơ sở kinh doanh cầm đồ. Tùy theo mức độ có thể bị xử phạt hành chính hay hình sự.
“Tuy nhiên, hiện nay lãi suất trong tín dụng đen thường rất cao, có khi lên đến 300 – 700%/năm. Thậm chí, một số mô hình cho vay qua mạng lãi suất lên 1.400%/năm, cao gấp 700 lần quy định”, Trung tá Hồng Vương cho hay.
Ngoài lãi suất cắt cổ,tín dụng đencòn gắn với các hành vi đòi nợ côn đồ, chiếm đoạt tài sản trái pháp luật như: Bắt giữ người trái pháp luật, cố ý gây thương tích, huy hoại tài sản, gọi điện, nhắn tin đe dọa, chửi bới, đổ chất bẩn, chất thải, bom xăng, đổ bê tông trước cửa nhà, đặt vòng hoa tang, treo đầu động vật, phun sơn, máu tươi, kéo đông người đến nhà riêng, nơi làm việc để gây áp lực với người vay tiền và thân nhân của họ, các đối tượng còn sử dụng mạng xã hội (facebook, zalo) để đăng các thông tin không có lợi cho người vay, nhiều thông tin xuyên tạc, bịa đặt nhằm bôi nhọ danh dự, nhân phẩm, từ đó tạo áp lực để đòi nợ.
Bên cạnh đó, thủ đoạn sử dụng người tàn tật (thương binh giả) đòi nợ thuê vẫn diễn ra. nhiều người giả danh thương binh tham gia nhiều hoạt động trong đó có hoạt động đòi nợ thuê, số người này này thường tụ tập theo nhóm theo yêu cầu của người thuê, đến nhà người nợ tiền để gây sức ép dưới nhiều hình thức khác nhau gây dư luận phức tạp, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự.
Hoạt động tín dụng đen thường gắn với tội phạm có tổ chức. Để siết nợ, các chủ nợ thường thuê các đối tượng xăm trổ, có tiền án tiền sự hoặc các công ty đòi nợ theo kiểu “xã hội đen”.
Nhiều công ty hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợmặc dù bên ngoài hoạt động hợp pháp, số ít nhân viên có hợp đồng đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định nhưng số nhân viên không chính thức, không ký hợp đồng hoặc liên kết, thuê hoặc đứng đằng sau là các băng nhóm tội phạm có tổ chức, các đối tượng có tiền án tiền sự để thực hiện các hành vi đòi nợ.
“Các đối tượng này được sự tư vấn pháp luật của đội ngũ luật sư thoái hóa, biến chất, dùng các biện pháp đòi nợ phản cảm, nhằm làm nhục, mất uy tín, gây phiền nhiễu, ảnh hưởng đến kinh tế của con nợ, gây hoang mang, bức xúc cho người dân xung quanh nhưng không đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc rất khó để xử lý hình sự, còn nếu xử lý hành chính thì chế tài không đủ sức răn đe”, ông Vương cho biết.
Theo đại diện Bộ Công an, trong hoạt động cho vay dân sự, khi có 2 đặc trưng trên chúng ta xác định đó là hoạt động “Tín dụng đen”.
Việt Nam: Tín dụng đen trực tuyến nở rộ
Theo Trung tá Ngô Hồng Vương, thủ đoạn của các đối tượng tín dụng đen của Việt Nam là: Phát, dán tờ rơi, lập các website, sử dụng mạng xã hội, các ứng dụng điện thoại di động... đăng tin quảng cáo vay cần gặp mặt, không cần thế chấp, thủ tục đơn giản, cấp tiền ngày, tiền không với số tiền vay từ 1 triệu đến vài chục triệu đồng.
Thứ hai, các đối tượng còn sử dụng công nghệ cao tổ chức hoạt động tín dụng đen qua mạng internet dưới dạng cho vay trực tuyến, vay ngang hàng P2P" với lãi suất rất cao.
Thứ ba, các đôi tượng thường ngụy trang hành vi chovay lãi nặng bằng các hợp đồng biến tướng để lách luật và trốn tránh sự điều tra, thu thập chứng cứ của cơ quan công an như: ghi lãi suất thấp hơn rất nhiều so với thực tế trong hợp đồng hoặc ghi lãi suất theo thỏa thuận trong một loại giấy tờ khác (như giấy vay tiền, giấy viết tay để có thể tiêu hủy, thay đổi dễ dàng, yêu câu bị hại viết giấy bán tài sản sau đó thuê lại chính tài sản mình đã bán để sử dụng làm bằng chứng để tố cáo con nợ chiếm đoạt tài sản nếu không trả nợ đúng hẹn…
Để đối phó với cơ quan chức năng, các đối tượng tường tụ tập, cu ngụ một nơi nhưng tổ chức hoạt động ở những địa phương khác, sau khi thực hiện hành vi cho vay, các giấy tờ, hợp đồng này được cất giấu ở một địa điểm khác thường là những khu nhà chung cư có bảo vệ, sử dụng thẻ từ, camera theo dõi để tránh sự theo dõi, tiếp cận, kiểm tra của lực lượng Công an, định kỳ các đối tượng rà soát các giấy tờ, hợp đồng đã trả nợ xong thì tiêu hủy, phi tang nhằm tránh bị cơ quan công an phát hiện, thu giữ. Khi trả, nhận tiền được thông qua hình thức gặp mặt trực tiếp, không chuyển khoản qua ngân hàng để tránh để lại dấu vết.
Nếu các con nợ không trả nợ đúng hẹn, các đối tượng cho vay thường sử dụng nhân viên hoặc thuê các đối tượng giang hồ bên ngoài tổ chức các hình thức như: Đòi nợ như đe dọa, khủng bố tinh thần như ném chất bẩn, đặt vòng hoa, quan tài, sử dụng sim rác để đe dọa, hủy hoại tài sản, cố ý gây thương tích, làm nhục người khác, gây rối tại nơi ở, nơi kinh doanh của con nợ... nhưng chưa đến mức xử lý hình sự song lại gây sự sợ hãi, hoang mang, thiệt hại kinh tế, mất uy tín cho nạn nhân và bức xúc cho quần chúng nhân dân xung quanh.
Nhiều nạn nhân bị các đối tượng khống chế, đe dọa nên không dám tố cáo, hợp tác, cung cấp tài liệu với cơ quan Công an.
Đặc biệt tinh vi là chúng còn thành lập các công ty có chức năng đòi nợ thuê được nhà nước cấp phép hoạt động, thực chất là các băng nhóm tội phạm núp bóng công ty, doanh nghiệp, mời các cán bộ từng làm việc trong các cơ quan bảo vệ pháp luật (Công an, Viện kiểm sát, Tòa án...) thoái hóa, biến chất đã nghỉ hưu, tham gia tư vấn hoạt động cho vay và đòi nợ của chúng, thậm chí còn cho các đối tượng ăn mặc lịch sự mang giấy giới thiệu đến Công an cấp cơ sở đề nghị phối hợp để thực hiện hành vi đòi nợ, khi thực hiện hành vi đòi nợ thì lại sử dụng đối tượng lưu manh, xăm trổ để đòi nợ...
Theo Bộ Công an, tín dụng đen không chỉ ở riêng Việt Nam mà xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới. Đơn cử, ở Nhật Bản, chủ nợ có thể sẽ gọi đến công sở của con nợ hàng chục lần mỗi giờ để đòi nợ; gửi giây đòi nợ đến nhà vào lúc nửa đêm. Nếu con nợ nói không thể trả tiền, họ sẽ “gợi ý” con nợ bán bớt một quả thận hoặc một con mắt để lấy tiền và "tình nguyện" làm việc lấy thận hoặc mắt cho anh ta.
Ở Malaysia và Singapore, con nợ do không có tiền trả nợ buộc phải trở thành đối tượng đi đòi nợ để trả tiền nợ. Các đối tượng chủ nợ còn nắm giữ các thông tin tài khoản của con nợ, khi có tiền các đối tượng này sẽ rút tiền của con nợ.
Khi một người không trả tiền trong thời gian, chủ nợ sẽ phun sơn, té sơn hoặc chất bẩn, hay viết những lời đe dọa hoặc đánh dấu trên các bức tường của ngôi nhà hoặc tài sản của con nợ, phóng to thẻ căn cước của con nợ trên một biểu ngữ khổng lồ và treo nó trên hàng rào, đánh đập các thành viên gia đình, đập phá tài sản, đốt xe, nhà cửa con nợ, treo đầu lợn bên ngoài nhà con nợ, đột nhập vào nhà lấy cắp tài sản của con nợ, bắt phụ nữ vay nợ chụp ảnh khỏa thân hay làm gái mại dâm để thế nợ...
- ·Dấu mốc khởi đầu cho một câu chuyện lớn hơn
- ·Đề xuất chia sẻ doanh thu Dự án cao tốc Bảo Lộc
- ·Ấm áp nghĩa tình khi đón tết xa quê
- ·Google Search đang bị hủy diệt từ bên trong như thế nào?
- ·Nở rộ trung tâm đăng kiểm, nguy cơ cạnh tranh không lành mạnh
- ·Giao nhà đầu tư cao tốc triển khai trạm dừng nghỉ, tại sao không?
- ·Elon Musk và xAI: Cuộc đua chatbot nóng lên với ứng dụng cạnh tranh ChatGPT
- ·Thành lập khu thương mại tự do: Sẽ nhân rộng nếu Đà Nẵng thành công
- ·Hướng dẫn triển khai thực hiện Chương trình đảm bảo đo lường tại doanh nghiệp
- ·'Chỉ 6 năm nữa, cứ 3 xe bán ra thì có 1 xe Trung Quốc'
- ·Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh viêm phổi cấp và dịch tả lợn Châu Phi
- ·Hướng đến sự hài lòng của người dân
- ·Lần đầu tiên có một mẫu iPhone 16 có viền màn hình không đều nhau
- ·Tình xuân nơi biên giới
- ·Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Y tế thông tin về gia hạn sử dụng vaccine Pfizer
- ·5 nguyên tắc làm trải nghiệm nhân viên
- ·Bộ GTVT khẳng định chưa sử dụng cát biển để thi công cao tốc phía Nam
- ·Đại đoàn kết dân tộc
- ·Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: Đại hội XIII thành công rất tốt đẹp
- ·ACCA thúc đẩy chuyển đổi kép tại châu Á