【bdkq hn】Phát triển Đại học Huế gắn với các chiến lược cụ thể
Nâng cao chất lượng đào tạo là một trong những nhiệm vụ sắp tới (Ảnh chụp trước thời điểm bùng phát dịch COVID-19)
Nhiều chiến lược
Tháng 11/2021,áttriểnĐạihọcHuếgắnvớicácchiếnlượccụthểbdkq hn Hội đồng ĐH Huế ban hành Chiến lược phát triển ĐH Huế giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045. Chiến lược mới được xem là định hướng sát và dài hơi cho việc phát triển ĐH Huế trở thành ĐH quốc gia cùng những nhiệm vụ lớn hơn khi mục tiêu trên hoàn thành.
Có 6 nhóm chiến lược cho giai đoạn sắp tới, trong đó có đầy đủ các lĩnh vực phát triển của một ĐH lớn: Quản trị ĐH trước xu thế tự chủ; Cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho toàn quốc, xứng đáng là một trung tâm đào tạo quốc gia; Xây dựng chương trình đào tạo ĐH và sau ĐH linh hoạt, thích ứng cao; đồng thời, bảo đảm chất lượng trong đào tạo và hội nhập quốc tế; Phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ vào thực tế; Phát triển ĐH Huế thành ĐH quốc gia trên tất cả các lĩnh vực để tham gia vào Chương trình khoa học công nghệ quốc gia miền Trung - Tây Nguyên và chương trình biển đảo Việt Nam về phát triển kinh tế, bảo vệ chủ quyền và tham gia sâu vào các tổ chức thế giới: WB/ASD, FAO/ACP/ACZM, WHO/COVID-19, EUN; Tiến đến tự chủ tài chính, phát triển cơ sở vật chất khang trang, hiện đại.
Theo PGS. TS. Huỳnh Văn Chương, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng ĐH Huế, mỗi chiến lược đều xác định rõ tầm nhìn, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện cho từng giai đoạn. Điển hình như với chiến lược quản trị ĐH trước xu thế tự chủ, Hội đồng ĐH Huế đặt mục tiêu giai đoạn 2021 - 2026 hoàn thiện hệ thống quản lý các cấp theo tiêu chuẩn quốc gia, từng bước xây dựng các trường ĐH thành viên theo mô hình ĐH thông minh, nâng cao hiệu quả quản trị trong toàn hệ thống. Đến năm 2030, tầm nhìn 2045, hướng đến xây dựng ĐH Huế theo mô hình ĐH thông minh và đổi mới sáng tạo, quản lý hệ thống các cấp theo tiêu chuẩn quốc tế trong toàn hệ thống.
Chiến lược trên làm cơ sở để xây dựng kế hoạch công tác hằng năm, từng giai đoạn của ĐH Huế, các trường ĐH, viện nghiên cứu thành viên, các đơn vị thuộc và trực thuộc ĐH Huế. Ông Phan Lê Chung, Bí thư Đảng ủy, Quyền Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Nghệ thuật cho biết, sắp tới, Hội đồng trường cũng sẽ ban ngành Nghị quyết về chiến lược phát triển giai đoạn 2022 - 2025, trong đó sẽ tập trung về công tác đội ngũ cán bộ, kiểm định chất lượng và nâng cao chất lượng đào tạo…
Khắc phục hạn chế và giải pháp bứt phá
Đến năm 2021, ĐH Huế trải qua gần 65 năm xây dựng và phát triển. Chiến lược vừa ban hành mà gần nhất là giai đoạn 2021 - 2026 có tính kế thừa, phát triển hơn giai đoạn trước đó là 2016 - 2020. Nhìn lại 5 năm qua, có nhiều thành tựu nổi bật nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế, khó khăn cần giải quyết.
Giai đoạn trước, ĐH Huế chưa hoàn thiện việc phát triển ĐH Huế thành ĐH quốc gia. Việc triển khai thực hiện lộ trình tự chủ ĐH, tự chủ tài chính ở ĐH Huế còn chậm. Số lượng cán bộ có trình độ tiến sĩ vẫn còn thấp; thiếu các đề tài lớn có tính đột phá. Đáng quan tâm và cũng từng được lãnh đạo ĐH Huế trăn trở trong nhiều buổi làm việc là sự gắn kết giữa phát triển, các hoạt động của ĐH Huế với phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế chưa thật cụ thể, sự hỗ trợ và tác động qua lại còn chưa có những cơ chế và các đề án thực hiện cụ thể, đôi lúc còn theo sự vụ, sự việc.
Thuận lợi hiện nay là Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 54, xác định rõ nhiệm vụ xây dựng trung tâm giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao trên cơ sở phát triển ĐH Huế trở thành ĐH Quốc gia, phấn đấu nằm trong tốp 300 các trường ĐH hàng đầu châu Á. Tại tỉnh nhà, ngày 24/5/2021, Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết 05 về xây dựng Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm lớn của cả nước về giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030, trong đó vai trò của ĐH Huế rất quan trọng. Điều này đòi hỏi việc xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển ĐH Huế gắn chắt với nhiệm vụ trên.
Trên cơ sở rà soát nhiệm vụ giai đoạn trước, ĐH Huế cần phát huy mặt tích cực, giải quyết những vấn đề chưa làm tốt với những giải pháp mạnh. Đặc biệt, cần có những cơ chế phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành của tỉnh, qua đó vừa đóng góp cho tỉnh nhưng cũng tranh thủ những cơ hội hợp tác để phát triển hiệu quả hơn trên các mặt.
Việc phát triển ĐH Huế thành ĐH quốc gia sẽ gỡ được “nút thắt” về cơ chế quản lý và mô hình ĐH vùng hiện nay, giúp cho ĐH Huế có quyền tự chủ cao nhất trong hệ thống giáo dục ĐH Việt Nam, được đầu tư nguồn vốn xây dựng, phát triển ĐH và thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học công nghệ từ các bộ, ngành, phát triển thành trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học lớn của cả nước. Đã hoạch định chiến lược cụ thể, ĐH Huế cần bám sát để thực hiện và có cơ chế giám sát hiệu quả.
Bài, ảnh: Hữu Phúc
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Hồi âm đơn thư bạn đọc tháng 12
- ·Quảng Ngãi đề nghị trung ương hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 9
- ·Hai thầy trò cùng được vinh danh vì đóng góp cho di sản văn hoá
- ·10 nghìn người tái hiện hình ảnh tiếp quản thủ đô Hà Nội 10/10/1954
- ·Giám sát chặt môi trường trong sản xuất, kinh doanh
- ·NSƯT, phát thanh viên huyền thoại Mạnh Tường qua đời
- ·Tú Oanh ngỡ ngàng khi phim thắng hai giải ở Venice
- ·Những bức tranh kỳ quặc của họa sĩ thích giấu mặt Rene Magritte
- ·Biển màu gì?
- ·Thành lập Ban triển khai đề án Tổng kế toán nhà nước
- ·Bạn đọc cảm ơn Báo VietNamNet
- ·VINAPHARM phát hành lần đầu 237 triệu cổ phần
- ·Singapore ủng hộ quỹ cứu trợ và khắc phục thảm họa của Việt Nam
- ·Kim ngạch thương mại toàn cầu đạt kỷ lục trong quý I/2022
- ·Vướng vào cuộc tình với trai có vợ
- ·0,5% GDP bị ảnh hưởng do nguy cơ lũ lụt ven sông và ven biển mỗi năm
- ·Thế giới có thêm 509.723 ca nhiễm mới trong ngày qua
- ·67 ngày Việt Nam không có ca mắc mới COVID
- ·Chồng gì mà không đóng góp tiền cho vợ nuôi con
- ·ASEAN: 55 năm hình thành và phát triển