会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kết quả bóng đá chau au】Báo chí: Cần loại bỏ quan niệm kiếm chác, xa rời tôn chỉ mục đích!

【kết quả bóng đá chau au】Báo chí: Cần loại bỏ quan niệm kiếm chác, xa rời tôn chỉ mục đích

时间:2024-12-25 15:29:35 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:904次

Nền báo chí Cách mạng Việt Nam đến nay đã tròn 90 năm xây dựng và phát triển,áochíCầnloạibỏquanniệmkiếmchácxarờitônchỉmụcđíkết quả bóng đá chau au đạt được nhiều thành tựu to lớn, đóng góp quan trọng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, vẫn còn những vấn đề cần phải giải quyết như: sắp xếp, quy hoạch hệ thống báo chí và đội ngũ người làm báo; xây dựng hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động báo chí; những vấn đề về đạo đức nghề nghiệp của nhà báo; xây dựng quy chuẩn về lý thuyết và kỹ năng tác nghiệp báo chí chuyên nghiệp; làm chủ kỹ thuật và công nghệ báo chí hiện đại… Luận bàn về những nội dung nêu trên, Phóng viên Chất lượng Việt Nam đã có cuộc trao đổi với TS. Hà Huy Phượng - Phó trưởng Khoa Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Thưa ông, là một người có kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn và đào tạo báo chí, ông nhận định gì về tình hình báo chí hiện nay?

Lịch sử báo chí tiếng Việt đã có từ 150 năm và nền báo chí Cách mạng Việt Nam do Bác Hồ sáng lập đến nay đã tròn 90 năm. Qua các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, báo chí cách mạng của chúng ta xứng danh là “vũ khí” sắc bén trên mặt trận tư tưởng, góp phần vào những thắng lợi to lớn của dân tộc.

TS. Hà Huy Phượng - Phó trưởng Khoa Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

TS. Hà Huy Phượng - Phó trưởng Khoa Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Đất nước hòa bình, thống nhất, nền báo chí cách mạng lại cũng cả dân tộc bước vào trận chiến đấu mới, đó là kiến tạo đất nước theo mô hình chủ nghĩa xã hội. Báo chí tiếp tục phát huy vai trò là công cụ, phương tiện hoạt động tư tưởng, là cầu nối thông tin quan trọng giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Nhiều tác phẩm báo chí đã đưa tin kịp thời, phản ánh nhanh nhạy; phân tích, bình luận sâu sắc, mang tính bút chiến cao chống lại các luận điểm sai trái gây chia rẽ mối đoàn kết trong Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Tuy nhiên, cũng có nhiều thách thức đặt ra cho báo chí của chúng ta, đó là những vấn đề về tổ chức đội ngũ; xây dựng hệ thống luật pháp điều chỉnh hoạt động báo chí; kỹ thuật và công nghệ báo chí hiện đại; xây dựng quy chuẩn hoạt động báo chí chuyên nghiệp; những vấn đề về văn hóa báo chí…

Theo ông, đâu là vấn đề cốt lõi cần quan tâm để báo chí của chúng ta phát triển chuyên nghiệp?

Vấn đề đầu tiên là chúng ta cần quan tâm đó là phải sắp xếp, quy hoạch lại hệ thống báo chí. Nếu như phát triển báo chí ồ ạt, không được quy hoạch theo hệ thống sẽ gây chồng chéo, trùng lặp, lãng phí, làm cho công tác quản lý báo chí trở nên khó khăn. 

Vấn đề thứ hai là chúng ta cần phải xây dựng được hệ quy chuẩn nghề nghiệp báo chí ở tầm quốc gia, cơ quan báo chí và mỗi nhà báo. Ở tầm quốc gia, quy chuẩn quan trọng nhất cần xây dựng đó là hệ thống luật pháp và đạo đức nghề nghiệp của nhà báo. Tiếp đến là những quy chuẩn về lý luận, lý thuyết và kỹ năng tác nghiệp báo chí của nhà báo. Ở mỗi cơ quan báo chí và nhà báo, mặc dù đã có cơ quan báo chí đưa ra được những chuẩn mực về nghề nghiệp để vận dụng, tuy nhiên còn nhiều cơ quan báo chí chưa làm được, do đó hiệu quả hoạt động báo chí chưa cao.

Các cơ sở đào tạo, nghiên cứu về báo chí cần nghiên cứu, tư vấn để đưa ra những quy chuẩn hoạt động nghề nghiệp báo chí thông qua việc tổng kết, đánh giá thực tiễn báo chí, gắn kết gần hơn giữa lý luận và thực tiễn của đời sống báo chí sôi động hiện nay.

Gần đây có nhiều hội thảo bàn về chủ đề làm báo trong kỷ nguyên số, Tiến sĩ có quan tâm đến vấn đề mới mẻ này không và ông có nhận định gì về xu hướng phát triển báo chí hiện nay?

Vấn đề này gọi là mới thì chưa đúng, vì từ khi bước vào thế kỷ XXI người ta đã bàn về nó rồi. Thế kỷ XXI được coi là thế kỷ của kỹ thuật - công nghệ và báo chí có mối quan hệ chặt chẽ với kỹ thuật - công nghệ. Nhà báo còn được ví là nhà kỹ thuật, bởi nếu không làm chủ được kỹ thuật - công nghệ mới, nhà báo sẽ không thể tác nghiệp được trong môi trường số hóa báo chí hiện nay.

Mạng xã hội phát triển đang có nguy cơ lấn lướt báo chí về thông tin. Công chúng đang hiểu và đánh đồng thông tin báo chí và mạng xã hội là một. Mạng xã hội là một sản phẩm văn hóa của nhân loại, trong đó có nhiều ích lợi. Báo chí chuyên nghiệp có thể coi mạng xã hội là một nơi cung cấp nguồn tin, song cần có sự thẩm định chắc chắn. Báo chí cũng có thể sử dụng các tính năng của kỹ thuật hiện đại để quảng bá thương hiệu, tin tức trên mạng xã hội nhằm thu hút công chúng.

Tuy nhiên, nếu báo chí chuyên nghiệp không thể hiện rõ vai trò là phương tiện thông tin của Đảng và Nhà nước, của các tổ chức xã hội để đưa tin nhanh nhạy, phân tích và bình luận sắc sảo thì công chúng sẽ tin vào những thông tin cá nhân, bịa đặt, độc hại trên mạng xã hội. Vì thế đạo đức nghề nghiệp của nhà báo chưa lúc nào lại được coi trọng và đặt lên hàng đầu như hiện nay.

Báo chí Việt Nam phát triển theo xu hướng hội tụ, đa phương tiện là tất yếu khách quan. Hiện nay, nhiều cơ quan báo chí đã và đang thử nghiệm áp dụng mồ hình này, tuy nhiên cũng chỉ là bước khởi đầu. Cần có một định hướng quốc gia về xây dựng mô hình tổ chức cơ quan báo chí hiện đại và xem xét cho phép cơ quan báo chí nào đủ tiêu chuẩn tổ chức thực hiện

Một vấn đề đáng quan tâm trong quy hoạch phát triển báo chí Việt Nam hiện nay, đó là bao cấp và xóa bỏ bao cấp trong hoạt động báo chí, ông có quan điểm gì thưa Tiến sĩ?

Gần đây các cơ quan báo chí được xếp vào diện là đơn vị hành chính sự nghiệp có thu. Một số đơn vị báo chí có điều kiện thực hiện tốt việc tự chủ tài chính một phần hoặc toàn phần theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, cũng có không ít đơn vị báo chí gặp khó khăn về vấn đề này. Theo tôi, chúng ta cần phân loại báo chí để quyết định bao cấp toàn phần hay một phần.

Dù là bao cấp hoàn toàn hay một phần hoặc tự chủ toàn phần thì báo chí của chúng ta vẫn phải là cơ quan của Đảng, Nhà nước và của các tổ chức xã hội theo đúng tinh thần của Luật Báo chí. Tôi cho rằng, đã đến lúc các cơ quan báo chí phải xây dựng thương hiệu tốt cho mình bằng chất lượng nội dung thông tin và hình thức sản phẩm. Cần loại bỏ những quan niệm làm báo dễ dãi, kiếm chác, xa dời tôn chỉ, mục đích, thông tin chụp giật, câu khách. Báo chí Việt Nam Cách mạng và chuyên nghiệp phải thực sự là tiếng nói của Đảng, Nhà nước và là diễn đàn dân chủ, công bằng và công khai của quần chúng nhân dân.

Báo chí cần loại bỏ quan niệm dễ dãi, kiếm chác, xa rời tôn chỉ mục đích, thông tin chụp giật, câu khách

Báo chí cần loại bỏ quan niệm dễ dãi, kiếm chác, xa rời tôn chỉ mục đích, thông tin chụp giật, câu khách. Ảnh minh họa

Học viện Báo chí và Tuyên truyền là một cơ sở đào tạo báo chí danh tiếng, vậy Nhà trường đã chuẩn bị những gì để đào tạo ra những thế hệ làm báo đáp ứng xu thế phát triển báo chí hiện đại, thưa Tiến sĩ?

Hiện nay, Nhà trường đang đào tạo 7 chuyên ngành báo chí, gồm: báo in, ảnh báo chí, phát thanh, truyền hình, quy phim truyền hình, báo mạng điện tử, báo chí đa phương tiện. Trung bình cứ 3 năm một lần, Nhà trường cải tiến, đổi mới chương trình đào tạo theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại. Sinh viên báo chí được cung cấp kiến thức lý luận chính trị, báo chí và kỹ năng tác nghiệp chuyên môn báo chí, để đảm bảo vừa hồng, vừa chuyên.

Năm 2015, Nhà trường đổi mới theo hướng đào tạo học chế tín chỉ và phấn đấu xây dựng thành cơ sở đào tạo trọng điểm quốc gia. Tuyển sinh năm học 2015 - 2016, ngoài việc xét tuyển hồ sơ của thí sinh từ bậc THPT, Nhà trường đưa môn “Năng khiếu báo chí” thành môn thi bắt buộc nhằm tuyển chọn được những sinh viên thực sự chất lượng. Nhà trường đã trang bị hệ thống phòng học đáp ứng những yêu cầu học thực hành tác nghiệp báo chí đa phương tiện. Các sản phẩm báo chí thực hành như: ấn phẩm Báo chí Trẻ; website songtre.vn; chương trình truyền hình STV… là cơ sở tốt để sinh viên rèn nghề ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Nhà trường cũng đã hợp tác đào tạo báo chí với nhiều quốc gia trên thế giới và các cơ quan báo chí trong nước, góp phần tăng cường quan hệ hợp tác cung - cầu giữa cơ sở đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực báo chí.

Các giảng viên báo chí đều có học hàm, học vị giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ. Ngoài đảm nhiệm công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, họ còn tham gia hoạt động báo chí ở thực tiễn với vai trò là cố vấn tòa soạn, biên tập viên, giữ chuyên mục, cộng tác viên thường xuyên… Nhiều sinh viên đã làm báo ngay từ khi còn trên giảng đường học nghề báo. Đây cũng chính là lý do vì sao các cơ quan báo chí thích tiếp nhận sinh viên các khoa đào tạo báo chí của Học viện về làm việc. 

Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này.

Chúc ông và các thầy cô trong Học viện luôn giữ vững tâm huyết với công tác đào tạo báo chí và nghề báo để góp phần đào tạo thêm nhiều thế hệ người làm báo Việt Nam cách mạng và chuyên nghiệp!

Phương Liên

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Tham nhũng Trung Quốc: Triệt hạ 'cánh tay phải' Chu Vĩnh Khang
  • Việt Nam suggests measures to strengthen ASEAN
  • PM Phạm Minh Chính leaves Hà Nội for ASEAN
  • Party, State leaders congratulate former Lao leader on 100th birthday
  • Khủng bố IS và những tin tức mới cập nhật ngày 5/8/2015
  • Việt Nam reasserts sovereignty over Vanguard Bank: Foreign ministry
  • FM meets with EU representatives and foreign counterparts in Belgium
  • PCC's Secretariat reviews Tết situation, assigns tasks to all
推荐内容
  • Tình hình Ukraine mới nhất: Mỹ nói dối về cuộc khủng hoảng Ukraine, Nga mang tội’
  • NA Chairman works with Khánh Hòa’s Party Committee
  • Vietnamese leaders extend congratulations on Japanese Emperor’s birthday
  • Việt Nam, Italy aim to leverage strengths in agriculture
  • Cụ ông trên 80 tuổi vẫn... học cao học
  • Party chief’s article strengthens public trust in CPV’s leadership