会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【trận hoffenheim】Điểm tựa phát triển sản xuất!

【trận hoffenheim】Điểm tựa phát triển sản xuất

时间:2025-01-09 19:54:46 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:728次

Với chiều dài 15km,Điểmtựaphttriểnsảnxuấtrận hoffenheim trải dài theo sông Nước Đục, tuyến đê bao ngăn mặn Long Mỹ - Vị Thanh, đoạn thuộc xã Vĩnh Viễn A, huyện Long Mỹ đã thật sự trở thành điểm tựa để không ít người dân nơi đây mạnh dạn phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả, góp phần ổn định cuộc sống gia đình.

Mô hình kết hợp khóm - chanh của anh Phan Văn Thiệt đang hứa hẹn nhiều triển vọng.

Theo ông Trịnh Bạch Duyên, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Viễn A, tuyến đê bao ngăn mặn Long Mỹ - Vị Thanh, đoạn đi qua địa bàn ấp 6, 7 và 9 của xã với chiều dài 15km là công trình trọng điểm, tạo thành hành lang giao thông, đê bao khép kín liên hoàn. Theo đó, mùa mưa có thể trữ nước ngọt, tháo chua, rửa phèn, còn mùa khô thì ngăn mặn hiệu quả. Tuy nhiên, đoạn đê bao ngăn mặn ở địa phương chưa được xây dựng hoàn chỉnh vì còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Nhưng bằng sự chủ động, kết hợp với 8 cống, đập ngăn mặn kiên cố dọc theo sông Nước Đục đã giúp cho không ít hộ dân chủ động được nước, mạnh dạn chuyển đổi sản xuất, phát triển nhiều mô hình kinh tế nông nghiệp.

Hơn 2 năm chuyển đổi đất lúa sang trồng rau màu, anh Phạm Thanh Sang, ở ấp 7, kể rằng: Khoảng năm 2010, người dân sinh sống trên vùng đất này chủ yếu làm ruộng, nhưng chỉ làm được 2 vụ/năm, vì canh tác lệ thuộc vào mưa. Trong khi năng suất thấp, giá cả bấp bênh nên đời sống gia đình luôn gặp khó khăn. Chưa kể là khi ấy, hệ thống kênh, mương nội đồng bị bồi lắng. Vì vậy, mùa khô muốn lấy nước ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp hoàn toàn phụ thuộc vào triều cường. Song vài năm trở lại đây, hạ tầng giao thông nông thôn ngày càng thông thoáng, còn hệ thống cống, đập ngăn mặn được xây dựng kiên cố, nhất là người dân thay đổi tư duy sản xuất, chủ động tìm cây, con giống thích hợp để canh tác trên vùng đất phèn - mặn, vực dậy kinh tế nông hộ.

Do đó, hàng năm, hơn 10 công đất ruộng, anh Sang chỉ làm có một vụ lúa Đông xuân. Các vụ còn lại, anh thường tỉa bắp, trồng dưa hấu, dưa leo. Bởi theo anh Sang, trồng màu thay lúa có thể hạn chế lượng nước tưới trong mùa khô, thời gian thu hoạch ngắn nên nguồn thu nhập cho gia đình ít bị gián đoạn. “Vừa qua, hơn 5 công dưa hấu, tôi thu hoạch được khoảng 15 tấn, cân với giá 5.500 đồng/kg, sau khi trừ đi chi phí thu lợi nhuận khoảng 40 triệu đồng, cao hơn nhiều so với làm lúa. Ngoài ra, mùa khô năm nay, tôi quyết định trồng lại 6 công dưa lê vừa hạn chế nước tưới vừa cho năng suất khoảng 2 tấn/công. Do đó, chỉ cần bán với giá 7.500 đồng/kg là có thu nhập khá”, anh Sang chia sẻ thêm.

Có thể nói, ngày nay khi người dân tiếp cận thông tin khoa học kỹ thuật đa chiều nên hoàn toàn linh hoạt trong việc sản xuất nông nghiệp. Ở đó, có người không đơn thuần chỉ trồng một loại rau màu mà còn kết hợp với các cây trồng khác có giá trị kinh tế cao nhằm lấy ngắn nuôi dài. Anh Phạm Văn Thiệt, ở ấp 7, xã Vĩnh Viễn A, khẳng định: “Muốn thích ứng với thị trường tiêu thụ, đòi hỏi nhà nông phải nhạy bén thay đổi tập quán sản xuất theo hướng đa dạng sản phẩm cây trồng. Bởi đó vừa là hướng phát triển kinh tế ổn định, vừa đảm bảo hạn chế rủi ro cho mình. Thế nên, gần 1 năm nay, tôi và người em út trong nhà đã chuyển sang làm vườn, trồng khóm kết hợp với chanh không hạt. Đây là mô hình mới, bước đầu thấy rất khả quan”.

Tham quan mô hình kết hợp khóm - chanh, với diện tích 5 công đất của gia đình anh Thiệt mới thấy cách thức làm ăn của một nhà nông hiện đại. Anh Thiệt cho rằng cây chanh không hạt thích nghi và phát triển tốt trên vùng đất phèn, cho nên anh lên liếp trồng một hàng chanh không hạt xen với khóm, trung bình khoảng 100 cây/công. Với cách làm này, anh Thiệt tận dụng triệt để nguồn phân, thuốc, hạn chế sâu bệnh, giảm nhẹ chi phí sản xuất, gia tăng lợi nhuận trên cùng diện tích đất canh tác. Theo tính toán của anh Thiệt, khi cây chanh không hạt ra nhánh giáp tàn, cho trái thì đã xử lý xong 2 vụ khóm trong năm. Do đó, chỉ cần sản lượng khóm đạt khoảng 1.000 trái/công và cân bán với giá 7.000-10.000 đồng/trái sẽ không còn lo tiền xoay xở hàng ngày trong gia đình.

 Ông Trịnh Bạch Duyên, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Viễn A, cho biết thêm: “Hiện diện tích chuyển đổi đất lúa sang trồng màu tại địa phương đang gia tăng, trong đó cây khóm chiếm 400ha. Vì thế, để nhân rộng các mô hình kinh tế hiệu quả này, cũng như giảm diện tích đất ruộng, tăng diện tích vườn, tới đây địa phương sẽ tích cực vận động, tuyên truyền, lồng ghép với việc mở lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, nâng cao kiến thức cho người dân. Mặt khác, xây dựng kế hoạch thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp đến bao tiêu sản phẩm. Đồng thời, tạo điều kiện và tận dụng nguồn vốn hỗ trợ từ phía huyện, tỉnh hàng năm để giúp người dân có nhu cầu mở rộng mô hình sản xuất hiệu quả, góp phần nâng cao cuộc sống gia đình, phát triển kinh tế địa phương”.

Bài, ảnh: CHÍ CÔNG

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • Hãng công nghệ Nga ra mắt smartphone chống nghe trộm
  • Kinh tế Việt Nam chịu tác động xấu của thương chiến Mỹ
  • Tổng thống Pháp: Châu Âu sẽ sớm đối mặt với cuộc chạy đua vũ trang
  • Hà Nội đầu tư hơn 76.450 tỷ đồng cho phát triển nông nghiệp, nông thôn
  • Tạm giữ 17 con bạc
  • Dự báo thời tiết hôm nay 10/9: Bắc Bộ bước vào đợt mưa dông diện rộng, Trung Bộ nắng nóng
  • Ông Nguyễn Xuân Ký chính thức nhận nhiệm vụ Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh
  • Ðề nghị thu hồi chủ trương đầu tư các dự án chậm triển khai
推荐内容
  • Quảng Ninh tập trung đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm 2025
  • Đà Nẵng đưa vào hoạt động thêm 3 tuyến xe buýt trợ giá
  • Bộ Tài chính hướng dẫn niêm yết giá dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa
  • Không “dắt lưng” vốn con người èo uột vào cuộc chơi 4.0
  • Cán bộ Cục thuế có nồng độ cồn, lái ô tô gây tai nạn chết người
  • Kỳ vọng bitcoin trở thành vàng kỹ thuật số đã tan vỡ