【thông tin bóng đá】Những phát hiện gây sốc về hóa chất độc hại trong hàng hóa
1. Sản phẩm khử mùi
Những sản phẩm khử mùi thường được đặt trong xe ô tô hoặc trong nhà có thể có mùi hương rất thơn nhưng lại gây hại nhiều hơn ta tưởng.
Sáu sản phẩm khử mùi không khí gia dụng được sử dụng phổ biến có mặt tại các siêu thị và cửa hàng ở Malaysia đã được một hội người tiêu dùng kiểm nghiệm và phát hiện thấy 4 hóa chất nguy hiểm,ữngpháthiệngâysốcvềhóachấtđộchạitronghànghóthông tin bóng đá bao gồm toluen, benzen, formaldehyde và phthalates.
Tất cả đều chứa nồng độ khá cao của ít nhất là một trong những chất này, với phthalates – một chất phá hủy nội tiết (EDS) – có mặt ở 4 trong số 6 sản phẩm.
2. Ống hút
Các chuyên gia trong ngành đã cảnh báo người tiêu dùng thận trọng khi sử dụng ống hút cho đồ uống, vì 90% số ống hút ở Thượng Hải không đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng. Theo các chuyên gia về thực phẩm, một số ống hút chứa những vật liệu độc hại có thể hòa tan vào đồ uống. Sử dụng lâu dài có thể gây hại cho hệ thống tiêu hóa, phát dục sớm, vô sinh hoặc thậm chí ung thư. Tiếp xúc lâu dài với các chất phá hủy nội tiết có thể dẫn tới tổn thương hệ miễn dịch và não không hồi phục được.
Nhóm nghiên cứu đứng đầu là Lou Zhongping, người đã giúp xây dựng các tiêu chuẩn về ống hút đồ uống, đã bắt đầu thanh tra các cửa hàng bán sỉ ở Yu Garden của Thượng Hải hồi đầu tháng 7 năm ngoái và kết luận chỉ có 10% số ống hút đạt chất lượng. Việc thanh tra cũng cho thấy các logo chứng nhận an toàn chất lượng đều bị bỏ quên.
Những loại ống hút to, như loại thường dùng để uống trà sữa trân châu, nguy hiểm hơn vì chúng sử dụng nhiều vật liệu hơn và việc sản xuất tốn kém hơn.
3. Đũa ăn
Trung Quốc đã ban hành tiêu chuẩn quốc gia về đũa dùng một lần năm 2010. Tuy nhiên, theo Dong Jinshi, tổng thư ký Hội Đóng gói thực phẩm quốc tế, thì mặc dù không được phép, song lưu huỳnh, ô xi già, natri sulfit và các chất chống mốc vẫn được sử dụng phổ biến để sản xuất đũa ăn dùng một lần. Phần lớn đũa ăn được sản xuất tại những xưởng nhỏ ở vùng cao, nơi các công ty không cần giấy phép sản xuất. Sau đó đũa được vận chuyển tới các thành phố lớn để đóng gói.
Tuy nhiên vẫn chưa rõ nguy cơ của việc sử dụng những đôi đũa này. “Chưa có số liệu cho thấy lượng tồn dư hóa chất hoặc lượng hóa chất có thể truyền sang người sử dụng chúng, và chưa có báo cáo về trường hợp ngộ độc do đũa, vì thế rất khó để xác định ảnh hưởng của chúng lên sức khỏe con người”, Fan Zhihong, chuyên gia an toàn thực phẩm tại Trường Đại học Nông nghiệp Trung Quốc nói.
3. Quần áo và phụ kiện hàng hiệu
Một nhóm các nhà hoạt động môi trường đã tiến hành kiểm nghiệm 141 mẫu quần áo ngẫu nhiên từ 20 thương hiệu quần áo hàng đầu ở 29 nước, bao gồm cả Đài Loan.
Theo kết quả xét nghiệm, 63% trong số 141 mẫu có chứa nonylphenol ethoxylates (NPE) và các chất hóa dẻo; amin thơm gây ung thư cũng được tìm thấy trong một số mẫu. 2 mẫu mua ở Đài Loan là áo phông nam Levi's và quần trẻ em ZARA, cả hai đều có xét nghiệm NPE dương tính. Một số mẫuquần áo của Tommy Hilfiger và Giorgio Armani có chứa lượng chất hóa dẻo cao nhất.
Trong một vụ việc khác, nhà bán lẻ thời trang trực tuyến Asos đã thu hồi một lô thắt lưng sau khi phát hiện chúng có hoạt tính phóng xạ.
Những chiếc thắt lưng này được làm bằng da và nạm đinh kinh loại, có kết quả xét nghiệm dương tính với Cobalt-60.
4. Mỹ phẩm
Bút kẻ mắt và kem che khuyết điểm có chứa cadimi, phấn phủ và phấn má chứa nickel, be-ri-li bị phát hiện thấy trong nhũ và phấn mắt, và sốc nhất là thậm chí người ta đã tìm thấy a-sen trong phấn mắt, chì chải mi (mascara) và kem nền.
Đây là phát hiện của trang web y tế eMaxHealth, nơi đã tiến hành kiểm nghiệm 49 sản phẩm trang điểm thông dụng..
Tuy nhiên, bạn sẽ không thấy bất kỳ kim loại năng nào được ghi nhãn trên bao bì. Điều này là do những độc chất này không phải là do công ty mỹ phẩm cố ý đưa vào sản phẩm, mà là do các chất này vốn đã tồn tại như những tạp chất.
Những chất độc này có thể bị hấp thu vào da và gây ra những vấn đề sức khỏe đáng lo ngại, như đau đầu, nôn, tiêu chảy, rụng tóc, phá vỡ nội tiết và các rối loạn thần kinh.
5. Kem chống nắng
Một lô kem chống nắng Shiseido nhập khẩu từ Nhật vào Trung Quốc hồi tháng 3 năm nay bị thấy là có chứa cadimi và đã bị tiêu hủy.
Lô kem chống nắng có cadimi này được nhập khẩu bởi công ty China Duty Free (Group) Co Ltd Qingdao Branch.
Cadimi và các hợp chất của nó có thể gây tổn thương tim, gan, thận, cơ và mô xương, và cũng có thể gây cao huyết áp, giãn tim, sảy thai và ung thư phổi.
6. Khớp háng nhân tạo
Với hầu hết mọi người, việc thay khớp háng nhân tạo là để chữa khỏi bệnh, chứ không phải để mắc bệnh. Nhưng vào năm 2012, các bản tin thời sự đã đưa tin về hơn 100 người ở Singpore được thay khớp háng nhân tạo DePuy bị lỗi. Ngoài việc bị mòn nhanh hơn dự kiến, các bác sĩ cũng cảnh báo khớp háng nhân tạo bị lỗi này có thể gây ngộ độc cô-ban và crôm.
Một bệnh nhân 63 tuổi bị bỏ sót trong quá trình thu hồi sản phẩm đã có nồng độ kim loại cao ở mức gây độc trong máu. Bệnh nhân bị đau suốt 3 năm ở khớp háng phải đã thay.
Bác sĩ đã khuyên bệnh nhân phải lấy khớp nhân tạo ra ngay lập tức. Càng để lâu thì sẽ càng nguy hiểm vì kim loại sẽ tiếp tục phát tán và gây độc trong máu.
7. Ngao Sabah
Lời khuyên là không nên ăn ngao từ vùng biến Sabah vì nồng độ các độc tố ‘thủy triều đỏ” ở mức cao vẫn tiếp tục được ghi nhận tại nhiều vùng biển ở Sabah. Nồng độ độc vẫn nằm ở mức 700 đơn vị chuột (số đo độc tính có thể giết chết một con chuột), là nồng độ khá nguy hiểm đối với người.
Những triệu chứng của ngộ độc tảo nở hoa, thường được gọi là hiện tượng thủy triều đỏ, bao gồm tê môi và lưỡi, tùy theo mức độ ngộ độc.
8. Bóng đèn
Có thể vô tình đưa các chất độc vào từng căn phòng trong ngôi nhà của mình nếu chuyển sang dùng bóng đèn huỳnh quang compact (CFL) tiết kiệm điện.
Một nghiên cứu đã xác định rằng một số bóng đèn huỳnh quang compact phát ra tia cực tím (UV) từ những vết nứt ở lớp phù có thể gây hại cho tế bào da của người. Ngoài tia cực tím, đèn huỳnh quang compact và đèn tuýp huỳnh quang có chứa bột hoặc hơi thủy ngân nguy hiểm cho sức khỏe khi hít phải.
Theo TS. Juanito "Sam" C. Uy, đèn huỳnh quang compact, cùng với đèn tuýp huỳnh quang truyền thống, có thể nguy hại cho sức khỏe. Phần lớn mọi người tin rằng thủy ngân chỉ thoát ra khi bóng đèn bị vỡ. Điều đó là đúng, nhưng loại đèn này cũng làm thoát hơi thủy ngân vào không khí trong phòng suốt từ lúc bật cho đến lúc tắt.
9. Trà sữa trân châu
Nhiều nhãn hiệu trà sữa trân châu đã bị Cục Quản lý Thuốc và Thực phẩm (FDA) Đài Loan thu hồi do chứa một chất có thể gây tổn thương thận về lâu dài. Thông báo cho biết cơ quan này đã thông tin cho các nhà nhập khẩu về những sản phẩm có vấn đề để thu hồi ngay lập tức và việc thu hồi đã hoàn tất. Người tiêu dùng mua phải những sản phẩm này cần trả lại cho nơi bán hoặc vứt bỏ và không sử dụng.
Theo Dân Trí
Các chất độc hại nào không được có trong vàng?(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Thủ tướng: Không thể chấp nhận mức nhập siêu dưới 3 tỷ USD
- ·Hướng dẫn mới nhất về giảm 50% tiền thuê đất
- ·Cục Thuế TP.HCM: Truy thu và phạt 554 tỷ đồng từ kiểm tra, thanh tra
- ·Chuyện tình diễn viên hài Diệu Nhi và Anh Tú
- ·Ba thị trường bất động sản tiêu điểm của Việt Nam
- ·Sao việt hôm nay 30/8: BTV Hoài Anh, Mai Ngọc tươi tắn VTV
- ·Sun Life Việt Nam triển khai chương trình khuyến mại “Đón tuổi mới, phơi phới vào hè”
- ·Đặt mua Kia Seltos trong tháng 12 sẽ nhận xe trước Tết Nguyên đán
- ·Bảng giá xe Suzuki tháng 1: Suzuki Swift thế hệ mới sẵn sàng 'tấn công' thị trường Việt
- ·Saigon Co.op tăng lượng trữ hàng hóa thiết yếu, đảm bảo mua sắm an toàn
- ·Chất lượng sống lao động dệt may sẽ về đâu khi tiền lương ‘khéo ăn thì no, khéo co thì ấm’?
- ·Quy định luân chuyển, điều động, chuyển đổi vị trí công tác cán bộ, công chức, viên chức
- ·Hà Nội: Chủ động phòng, chống dịch dịp lễ Noel và Tết Dương lịch
- ·TP. Hồ Chí Minh: Vẫn duy trì hoạt động các trạm y tế lưu động điều trị F0 tại nhà
- ·Hyundai Accent 425 triệu thêm trang bị mới: Giá chính thức là bao nhiêu tiền
- ·Phiên bản C 180 AMG mới được Mercedes
- ·Vào cuộc phái sinh: “Cuộc chơi” của khối CTCK lớn
- ·Nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn vẫn hôn mê sau gần một tuần nhập viện
- ·Có 1% người trên thế giới luôn kiểm soát sự giàu có, đây là cách họ làm điều đó
- ·Chính phủ ban hành quy định cụ thể về báo cáo tài chính