【kèo frankfurt】Hệ thống giáo dục mở phải gắn với tự chủ
Ngày 16/5,ệthốnggiáodụcmởphảigắnvớitựchủkèo frankfurt Hiệp hội các trường đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học quốc gia: “Hệ thống giáo dục mở trong bối cảnh tự chủ giáo dục và hội nhập quốc tế”. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã tới dự.
Tại hội thảo, GS Trần Hồng Quân - Chủ tịch hiệp hội cho rằng, phát triển hệ thống giáo dục mở tại Việt Nam là rất quan trọng, bởi vì chỉ có giáo dục mở mới đảm bảo được cho mọi người dân đều được tiếp cận với tri thức nhân loại với chi phí nhỏ nhất. Đây cũng là cách nhanh nhất để có được các kỹ năng cần thiết để sống, làm việc trong kỷ nguyên số.
Linh hoạt loại hình đào tạo
Đặt vấn đề về xây dựng hệ thống giáo dục mở, TS Vũ Ngọc Hoàng - nguyên Phó Trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh, đây là một trong hai vấn đề có giá trị cốt lõi trong Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “đổi mới căn bản và toàn diện” nền giáo dục nước nhà.
Theo TS Hoàng, lựa chọn hệ thống giáo dục mở là quan điểm rất đúng đắn, tuy nhiên, đến nay đã 5 năm trôi qua kề từ khi ra nghị quyết, các cơ quan liên quan vẫn chưa cụ thể hóa rõ nghĩa là hệ thống giáo dục mở bao gồm những yêu cầu và nội dung gì.
TS Hoàng cho rằng, đặc điểm đầu tiên của nền giáo dục mở chính là sự thoáng mở trong tư duy và cơ chế quản lý trong giáo dục đào tạo, nhằm mục tiêu hình thành những con người tự chủ, có thói quen phản biện cũng như không bị áp đặt, thụ động… Nền giáo dục mở cần thể hiện ở môi trường phát triển đối với con người. Để đạt được điều này, người thầy không phải là nhà truyền giáo, áp đặt một chiều các kiến thức có sẵn mà là một người bạn đồng hành cùng với học sinh.
Hệ thống giáo dục mở cũng thể hiện ở sự đa dạng, linh hoạt và dân chủ về loại hình và phương thức giáo dục, đào tạo. Đơn cử như có các loại trường công lập, tư thục và dân lập; có trường của Việt Nam và quốc tế; có đào tạo tập trung và phi tập trung…
TS Hoàng thông tin, tại nhiều nước tiên tiến, ở khu vực ĐH và CĐ, trường ngoài công lập chiếm đa số, thậm chí đến 80%. Tuy nhiên nước ta thì ngược lại, công lập chiếm khoảng 80% trong khi ngân sách nhà nước rất có hạn.
Do đó theo TS Hoàng, cần phải mở mạnh cho hệ thống ngoài công lập phát triển, nhất là đào tạo sau phổ thông, từ đó tạo nên một môi trường bình đẳng thật sự giữa công lập và ngoài công lập.
“Mở” gắn với tự chủ
Trước thực tế trên, TS Hoàng cho rằng hệ thống giáo dục mở chắc chắn phải bảo đảm thực chất về quyền tự chủ đầy đủ và toàn diện cho các cơ sở ĐH và CĐ, bởi vì khi nào có đủ quyền tự chủ thì lúc ấy mới có một nền giáo dục đại học (GDĐH) trưởng thành.
Riêng về tự chủ tài chính, nhà trường tự cân đối để đảm bảo cho hoạt động thường xuyên và xây dựng cơ bản, không dựa dẫm và trông chờ vào ngân sách nhà nước, kể cả trường công lập, kinh phí trả lương cho giáo viên. Tự chủ ĐH cần song song với thực hiện bình đẳng giữa các loại trường. Bình đẳng về cơ chế, chính sách giữa trường công lập và ngoài công lập, kể cả về tài chính, đất đai và chính sách xã hội.
Tại hội thảo, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng nhấn mạnh giáo dục mở đang là một xu thế tất yếu. Theo Phó Thủ tướng, dù đây là lần đầu tiên một hội thảo quốc gia về giáo dục mở được tổ chức nhưng không có nghĩa trước nay vấn đề này chưa từng được đề cập.
Cụ thể là ngay sau khi ban hành Nghị quyết 29-NQ/TW thì hàng loạt các nội dung liên quan cũng đã lần lượt được ban hành như: khung hệ thống giáo dục quốc gia mới; chương trình sách giáo khoa phổ thông. Gần đây nhất là các đề án về xây dựng xã hội học tập, đề án tăng cường giáo dục từ xa, đề án tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, đề án xây dựng hệ tri thức Việt số hóa.
“Xây dựng xã hội học tập mở là ai cũng được học để nâng cao dân trí, chúng ta đã làm được nhiều việc nhưng sẽ từ hội thảo này để nhận diện đúng, nâng cao nhận thức và quyết tâm để thực hiện, tránh tình trạng có bước đi ban đầu sớm nhưng không thúc đẩy được lâu dài” - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Liên quan đến vấn đề hành lang pháp lý để thực hiện hệ thống giáo dục mở, Phó Thủ tướng nêu rõ, hiện hai luật là Luật Giáo dục và Luật GDĐH đang được trình Quốc hội cho ý kiến sửa đổi. “Tất cả ý tưởng hôm nay, kinh nghiệm làm trong suốt những năm qua, chúng ta cố gắng đưa vào hai luật này, đặc biệt là Luật GDĐH phải nhấn mạnh mở trong GDĐH phải luôn gắn với tự chủ. Tháng tới Quốc hội sẽ bàn lần đầu 2 luật này, cuối năm sẽ thông qua nếu mọi việc tốt đẹp” - Phó Thủ tướng nhấn mạnh./.
Mai Đan
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Quảng Ninh phát hiện nhiều vụ vận chuyển than lậu bằng thủ đoạn tinh vi
- ·Top 10 ôtô mới rẻ nhất cho năm 2020, giá chỉ từ 327,5 triệu đồng
- ·Cách chống lại cơn buồn ngủ khi ngồi sau vô lăng
- ·Cuối năm mua xe tay ga nữ 30 triệu, chọn Honda Vision hay Yamaha Janus?
- ·Các container hồ tiêu của doanh nghiệp Việt Nam mắc kẹt tại Nepal đã được giải cứu thành công
- ·Xe máy mới sẽ phải dán nhãn năng lượng từ 1/1/2020
- ·Chuyện tình kinh điển của Dostoevsky đột nhiên viral trên TikTok
- ·“Mãn nhãn” với hình ảnh tài xế phải lùi xe cả trăm mét vì cố tình vượt ẩu
- ·Khoa học Công nghệ, đổi mới sáng tạo
- ·Hội chợ Oto.com.vn lần 3: Thu hút khách hàng với nhiều hoạt động hấp dẫn
- ·Đáp án môn Toán mã đề 20 THPT Quốc gia 2018 nhanh nhất
- ·Camera hành trình
- ·Tài xế say xỉn điều khiển chiếc xe không lốp đi băng băng trên đường
- ·Va quệt với xe khác, ô tô lao thẳng xuống sông
- ·Quảng Ninh: Mưa lớn, tàu du lịch bị chìm do không thoát nước kịp
- ·Renault giới thiệu xe tương lai có khả năng tự biến hình
- ·Cần chống nắng ngay cả khi ngồi trong ô tô?
- ·BMW 7 Series rượt đuổi, đâm điên cuồng vào bán tải Ford F
- ·Giải cứu đội bóng Thái Lan: Hành trình gian nan qua lời kể của thợ lặn
- ·Xe hơi nhỏ lọt top bán chạy nhất tại Nhật Bản năm 2019